EU thừa nhận vẫn cần khí LNG của Nga để tránh ‘cú sốc năng lượng’

Mộc An - 19/04/2024 14:18 (GMT+7)

(VNF) - Cơ quan quản lý năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng khối vẫn cần nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga để tránh cú sốc năng lượng, ngay cả khi một nhóm quốc gia thành viên tìm cách cấm mua nhiên liệu từ Moscow.

Quyết tâm “cai nghiện” năng lượng Nga

Acer, cơ quan giám sát năng lượng của EU, ngày 19/4 cho biết những nỗ lực nhằm hạn chế khối lượng nhập khẩu LNG kỷ lục từ Nga của châu Âu “cần được tiếp cận một cách thận trọng” vì nguồn cung khí đốt qua đường ống từ nước này sẽ giảm vào cuối năm nay.

Phần lớn các nước thành viên EU đã chuyển hướng ngừng mua khí đốt qua đường ống của Nga bằng cách tăng cường mua LNG từ nước này.

“Việc giảm nhập khẩu LNG của Nga nên được xem xét theo từng bước”, Acer khuyến cáo, đồng thời nhấn mạnh khó khăn của EU trong việc cân bằng an ninh năng lượng với nỗ lực tác động đến tài chính của Nga bằng cách cắt giảm mua khí đốt.

Đóng vai trò chủ đạo trong việc điều phối các cơ quan quản lý quốc gia, Acer luôn giám sát chặt chẽ thị trường năng lượng của châu Âu để phát hiện những diễn biến bất lợi.

Mặc dù EU đã thành công trong việc thay thế khí đốt qua đường ống của Nga bằng LNG sau khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đầu năm 2022, thị trường khí đốt toàn cầu vẫn thắt chặt.

Thị trường năng lượng đã biến động mạnh trong năm nay, trong bối cảnh lo ngại về khả năng leo thang trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas và đối đầu giữa Israel với Iran, mặc dù cho đến nay việc tăng giá dầu và khí đốt vẫn tương đối được kiềm chế.

Phần lớn các nước thành viên EU đã chuyển hướng ngừng mua khí đốt qua đường ống của Nga bằng cách tăng cường mua LNG từ nước này cũng như từ các nhà cung cấp khác.

Nga hiện là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho khối sau Mỹ, chiếm 16% tổng lượng nhập khẩu vào năm ngoái. Theo nhà cung cấp dữ liệu Kpler, 15,5 triệu tấn LNG của Nga được các quốc gia EU mua vào năm ngoái, cao hơn gần 40% so với tổng lượng vào năm 2021.

Căng thẳng tiềm tàng

Các nhà ngoại giao EU cho biết các quốc gia bao gồm Thụy Điển, Phần Lan và các nước vùng Baltic đang thúc đẩy EU áp đặt lệnh cấm hoàn toàn ngay lập tức đối với LNG của Nga, một bước đi đòi hỏi sự nhất trí của các quốc gia thành viên. Các quan chức của các quốc gia thành viên dự kiến sẽ vận động Ủy ban châu Âu về kế hoạch này vào tuần tới.

Nhập khẩu khí đốt của châu Âu từ Nga đã giảm khoảng 2/3 so với mức trước chiến sự.

Một nhà ngoại giao tham gia đàm phán cho biết: “Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia quanh Biển Baltic”. Những nhiên liệu này được các nước như Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ nhập khẩu, và một phần được bán cho Đức và các nước láng giềng Trung Âu, những nước lo ngại về việc giảm chi phí năng lượng cho ngành công nghiệp.

Cơ quan giám sát EU cũng bày tỏ lo ngại về việc các quốc gia thành viên riêng lẻ sử dụng các quyền lực mới “để tạm thời hạn chế nguồn cung cấp khí đốt, bao gồm LNG, từ Nga và Belarus”.

Cơ quan này lưu ý rằng những động thái như vậy có thể ảnh hưởng đến các hợp đồng cung cấp dài hạn đã thỏa thuận với Moscow trước khi chiến sự nổ ra. Việc phá vỡ các hợp đồng như vậy có thể buộc các công ty châu Âu phải trả những khoản phạt nặng.

Acer cũng nhấn mạnh rằng việc chấm dứt vận chuyển qua đường ống từ Nga qua Ukraine tới EU trong năm nay sẽ làm giảm nguồn cung cấp khí đốt của khối này khoảng 13,6 tỷ mét khối, tương đương khoảng 4% tổng lượng tiêu thụ của năm ngoái.

Hợp đồng trung chuyển hết hạn sẽ chấm dứt dòng chảy qua một trong hai tuyến đường ống duy nhất còn lại từ Nga tới châu Âu; chuyến còn lại đi qua Biển Đen tới Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.

Nhìn chung, nhập khẩu khí đốt của châu Âu từ Nga đã giảm khoảng 2/3 so với mức trước chiến sự, ngay cả khi nguồn cung đã chuyển từ đường ống sang LNG.

Các quan chức EU đã kêu gọi các công ty châu Âu tránh mua LNG của Nga khi mức dự trữ khí đốt đang ở mức kỷ lục và giá đã giảm so với mức đỉnh sau chiến sự.

Khối đã cấm nhập khẩu dầu và than của Nga và ủy ban đã đề xuất chấm dứt tất cả việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2027.

Trong một dấu hiệu nữa về căng thẳng tiềm tàng trong nội bộ EU về an ninh năng lượng, Áo, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia đã cảnh báo rằng việc Đức đánh thuế vận chuyển khí đốt từ nước này có thể buộc họ phải tăng nhập khẩu từ Nga.

Xem thêm >> Mỹ liên tục đe doạ, Trung Quốc giảm xuất khẩu sang Nga

Theo Financial Times
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.