Đường ngoại ồ ạt vào Việt Nam 'bóp chết' đường nội

Dương Hưng - 12/05/2021 19:16 (GMT+7)

Trong quý I/2021, đã xảy ra một hiện tượng bất thường khi nhập khẩu đường vào Việt Nam từ một số nước ASEAN (vốn không có thế mạnh về đường) tăng vọt lên tới 57 lần (5.735%). Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đây thực chất là việc "rửa nguồn" của đường Thái Lan để né thuế, khiến ngành đường của Việt Nam thoi thóp.

VNF
(Ảnh minh họa)

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong quý I/2021, đường có nguồn gốc nhập khẩu bao gồm chính ngạch và nhập lậu tiếp tục làm chủ thị trường. Một lượng lớn đường đã được các nhà nhập khẩu tìm mọi cách đưa về trước thời điểm Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Bên cạnh đó, khối lượng đường nhập khẩu gia tăng đột biến từ một số quốc gia ASEAN (Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia) nhờ ưu đãi thuế giá rẻ (thuế chỉ có 5%) đang khiến ngành đường trong nước thoi thóp.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, lượng đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam khoảng 188.202 tấn, tăng tới 5.735% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, trong các nước nêu trên, Malaysia là quốc gia không trồng mía; còn Indonesia và Campuchia là các quốc gia sản xuất không đủ và phải nhập khẩu đường.

5 quốc gia ASEAN không sản xuất nhiều về mía đường, nhưng lại tăng vọt sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam

Đại diện Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng, mức tăng trên là rất bất thường. Bởi, cả 5 nước ASEAN hoàn toàn không sản xuất nhiều về mía đường để có thể xuất khẩu một số lượng lớn vào Việt Nam.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, thực chất đây là dấu hiệu của việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Bởi, cả 5 nước trên đều nhập khẩu đường từ Thái Lan, đồng thời lượng đường xuất vào Việt Nam của các nước trên đều liên quan đến xuất xứ Thái Lan

Cũng theo VSSA, trước tình trạng trên, các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn vì đã nâng giá mía lên cho nông dân. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ đường với mặt bằng giá mới đang không thể thực hiện do sự cạnh tranh của các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu.

Được biết, hết quý I/2021, doanh nghiệp sản xuất đường nội đã ép được 5,8 triệu tấn mía với hơn 611 nghìn tấn đường, thấp hơn 700 nghìn tấn so với vụ 2019-2020.

“Con số này cho thấy sự thiệt hại nghiêm trọng mà ngành đường Việt Nam đang phải gánh chịu trước sự tấn công ồ ạt của đường nhập khẩu “rửa nguồn”, đại diện VSSA chia sẻ.

Các doanh nghiệp nội đang "thoi thóp" vì đường ngoại đang ồ ạt nhập vào Việt Nam

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn cho rằng, vấn đề lớn nhất thời điểm này là việc kiểm soát đường nhập lậu. Nếu không quyết liệt, không kiểm soát chặt chẽ, đường nhập lậu sẽ gây lũng đoạn giá đường trong nước. Doanh nghiệp mía đường sẽ tiếp tục rơi vào khó khăn, và có nguy cơ phá sản vì tình trạng này.

Ông Đinh Duy Vượt, chuyên gia về mía đường cho rằng, để ngành mía đường phát triển bền vững, từng bước cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan và thực hiện đúng cam kết ATIGA (Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN), ngành mía đường cần khẩn trương tái cơ cấu toàn diện nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, sớm hiện đại hóa các nhà máy, đa dạng các sản phẩm, phụ phẩm từ bã mía như điện, phân bón…

Muốn vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi, bảo hộ, vay vốn, thuế và các điều kiện thiết yếu cho nhà máy đường và người trồng mía; tiếp tục kiểm soát nhập khẩu, đấu tranh quyết liệt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là mặt hàng đường từ Thái Lan và các nước tuồn vào Việt Nam.

Trong năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu 1,384 triệu tấn đường các loại, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2019. Trong đó, lượng đường nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam là 1,145 triệu tấn, chiếm 82,7%. Ngoài ra, lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN như Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanmar.. đều có xuất xứ từ Thái Lan, nâng tổng lượng đường nhập khẩu có nguồn gốc Thái Lan lên tới hơn 1,3 triệu tấn, chiếm 95,7% sản lượng đường nhập khẩu.

 

Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).