Được chính phủ ‘bật đèn xanh’, loạt công ty Nhật Bản muốn chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc

Thanh Tú - 09/09/2020 12:31 (GMT+7)

(VNF) - Chương trình hỗ trợ đưa hoạt động sản xuất về nước của Nhật Bản đã nhận được sự hưởng ứng của hàng nghìn công ty.

VNF
Chương trình hỗ trợ đưa hoạt động sản xuất về nước của Nhật Bản đã nhận được sự hưởng ứng của hàng nghìn công ty. (Ảnh minh họa)

Theo Nikkei, sau khi đại dịch Covid-19 cho thấy mối rủi ro của việc chuỗi cung ứng tập trung ở một khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản đã chứng kiến sự quan tâm mạnh mẽ tới các khoản trợ cấp nhằm đưa hoạt động sản xuất của các công ty về nước.

Nhật Bản đã tung ra chương trình trị giá 220 tỷ yên (2,07 tỷ USD) trong ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2020 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước.

Trong vòng đầu tiên kết thúc vào tháng 6, chính phủ đã phê duyệt 57 dự án với tổng giá trị 57,4 tỷ yên, chiếm hơn một nửa trong số 90 số đơn đăng ký từ các công ty.

Ở vòng thứ 2 kết thúc vào tháng 7, số lượng công ty quan tâm tới chương trình trên tăng vọt, lên tới 1.670 công ty, tương ứng với khoản ngân sách 1,76 nghìn tỷ yên, cao gấp 11 lần số tiền còn lại trong ngân sách.

Danh sách công ty được chọn vòng 2 sẽ được công bố trong tháng 10 sau khi được các chuyên gia xét duyệt.

Theo Nikkei, dù chính phủ Nhật hiện chưa có kế hoạch dành thêm kinh phí cho chương trình hỗ trợ này, nhưng một số ứng viên tiềm năng kế nhiệm Thủ tướng Abe Shinzo đã nhắc đến các kế hoạch hỗ trợ để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Được biết, các khoản trợ cấp sẽ được áp dụng cho việc sản xuất hàng hóa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc được sản xuất phần lớn ở một số quốc gia cụ thể. Nhiều dự án đã được phê duyệt liên quan đến khẩu trang và các sản phẩm y tế. Trợ cấp bao gồm một phần chi phí nhất định, tối đa 15 tỷ yên cho mỗi dự án.

Trung Quốc vốn luôn đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng căng thẳng thương mại với Mỹ, cộng với dịch bệnh hoành hành từ đầu năm đã khiến vị thế này của quốc gia tỷ dân đang bị đe dọa. 

Thêm vào đó, Trung Quốc hiện đã mất dần sức hấp dẫn với tư cách là một địa điểm sản xuất khi chi phí lao động ở đây tăng lên. Trong một cuộc khảo sát năm 2019 của Hiệp hội Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO), nếu chi phí sản xuất tại Nhật được tính là 100 điểm, chi phí sản xuất tại Trung Quốc ước tính 80 điểm còn Việt Nam cũng đang ở mức 74 điểm.

Các công ty Nhật Bản là những đối tác đầu tiên cân nhắc việc "rút lui" khỏi Trung Quốc.

Giáo sư kinh tế tại Đại học Waseda ở Tokyo Yasuyuki Todo cho biết: “Các chính sách bảo hộ đã phổ biến ngay cả trước khi có đại dịch Covid-19, nhưng cú sốc từ đại dịch đã đẩy mạnh thêm những chính sách này”.

Đại diện của một trong những công ty được nhận hỗ trợ của chính phủ Nhật đã chia sẻ rằng: "Chúng tôi đã quyết định chuyển sản xuất về trong nước ngay cả khi không được trợ cấp".

Ace Japan nằm trong số các công ty nhận được trợ cấp trong vòng đầu tiên. Công ty sẽ khởi công xây dựng nhà máy ở tỉnh Yamagata vào mùa hè năm sau, chủ yếu sản xuất nguyên liệu thành phần thuốc mà trước đây họ phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.

Iris Ohyama cũng nằm trong danh sách những công ty nhận trợ cấp đợt đầu. Công ty này đã dùng số tiền hỗ trợ của chính phủ để sản xuất khẩu trang ngay trong nước. Trước đây công ty có các các cơ sở sản xuất ở Tô Châu và Đại Liên của Trung Quốc.

Xem thêm >> Bão Haishen tàn phá Nhật Bản, hai người Việt mất tích

Theo Nikkei
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Trong khi đó, doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt gần 28.000 tỷ đồng.

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

Dự án Khu đô thị Green Garden tại Lạng Sơn sẽ được thực hiện bởi Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu - Công ty cổ Tư vấn và Đầu tư Nam Sơn.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Những ngày qua, 'Lật mặt 7' tạo nên 'cơn sốt' phòng vé Việt đã giúp Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, sau Trấn Thành.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.