Dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt: Techcombank, LienVietPostBank, MSB ‘bắt lỗi’ NHNN

Xuân Hải - 11/12/2019 16:53 (GMT+7)

(VNF) – Các góp ý của Techcombank, LienVietPostBank và MSB đã chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý của dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước soạn thảo.

VNF
Dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt: Techcombank, LienVietPostBank, MSB ‘bắt lỗi’ NHNN

Techcombank “chê” hàng loạt quy định của dự thảo

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt. Góp ý đối với dự thảo này, Techcombank đã chỉ ra một loạt điểm bất hợp lý.

Cụ thể, Techcombank cho rằng khái niệm tiền di động của dự thảo chưa ổn thỏa. Theo dự thảo, “tiền di động là tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động”. Với định nghĩa này, tiền di động có thể được hiểu là một loại/hình thức tiền tệ.

Trong khi đó, “tiền điện tử” được định nghĩa trong cùng dự thảo là “giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động”.

Như vậy, theo định nghĩa này thì rõ ràng tiền di động lại không phải là một loại/hình thức tiền tệ, mà chỉ là một đại lượng thể hiện/thước đo giá trị của tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử. Nhưng nếu chỉ là (thước đo) giá trị thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hay bất cứ tổ chức nào khác cũng không thể “phát hành” được tiền di động, như nêu trong dự thảo.

Techcombank đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét làm rõ: tiền di động có phải là một loạt tiền tệ không; các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành tiền di động theo cơ chế, cách thức nào; cách thức vận hành của tiền di động?

“Ban soạn thảo cần sửa đổi lại dự thảo theo hướng quy định rõ tiền điện tử được sử dụng trong thanh toán hợp pháp ở Việt Nam phải là tiền được số hóa từ tiền đồng và việc phát hành phải thông qua nối kết với tài khoản ngân hàng (để đảm bảo nguyên tắc không dùng tiền mặt và đáp ứng các quy định về phòng chống rửa tiền...)”, Techcombank gợi ý.

Nhà băng này cũng “chê” dự thảo của Ngân hàng Nhà nước có nhiều chỗ sử dụng trùng giữa phạm trù nội dung và hình thức của các khái niệm liên quan.

Chẳng hạn ví điện tử được định nghĩa là “tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phát hành...”, trong khi phải hiểu ví điện tử chỉ là phương tiện lưu trữ tiền điện tử tương tự như một cái ví da đựng tiền mặt.

Với thẻ trả trước cũng vậy, Techcombank cho rằng thẻ trả trước được định nghĩa là tiền điện tử do ngân hàng phát hành, dù đúng ra phải chỉ rõ thẻ trả trước chỉ là một công cụ, phương tiện để người ta lưu trữ bao nhiêu tiền điện tử (tiền đồng được số hóa) trong đó mà thôi.

Đối với quy định tại Khoản 1, Điều 15 “Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật các tổ chức tín dụng. Tài khoản thanh toán mở giữa các tổ chức tín dụng chỉ phục vụ cho mục đích thanh toán, không được cho vay thấu chi hoặc sử dụng cho các mục đích khác”, Techcombank cho rằng việc thấu chi bản chất cũng chỉ để nhằm mục đích thanh toán.

Như vậy, việc dự thảo quy định tài khoản thanh toán mở giữa các tổ chức tín dụng không được cho vay thấu chi vô hình chung đang hạn chế các giao dịch giữa các tổ chức tín dụng với nhau.

Một nội dung bất hợp lý đáng chú ý khác được Techcombank chỉ ra là điểm (d) Khoản 2 Điều 26 quy định về điều kiện về nhân sự chủ chốt của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là phải có bằng đại học, cao đẳng trở lên.

Techcombank cho rằng quy định này có thể sẽ chưa phù hợp với thực tế phát triển doanh nghiệp hiện tại bởi trên thực tế không ít các doanh nghiệp có các lãnh đạo chủ chốt không có bằng đại học, cao đẳng về lĩnh vực mà mình đang công tác.

Ngoài ra tại Khoản 3 Điều 28 của dự thảo yêu cầu ngân hàng thương mại phải chịu trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ để đánh giá lựa chọn tổ chức trung gian thanh toán đủ điều kiện theo Điểm (d) Khoản 2 Điều 26 Chương IV để hợp tác. Điều này thực tế có thể sẽ gây ra khó khăn cho ngân hàng thương mại trong việc xác minh thông tin vì ngân hàng chỉ có thể xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ đối với hoạt động của chính ngân hàng mình và sẽ khó khăn trong kiểm soát hoạt động của tổ chức khác.

Do đó, Techcombank đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét cân nhắc thêm về việc bãi bỏ quy định về điều kiện yêu cầu bắt buộc phải có bằng đại học, cao đẳng đối với các nhân sự chủ chốt như quy định tại dự thảo.

Techcombank cũng đề xuất bãi bỏ quy định ngân hàng chủ động xây dựng quy định nội bộ để đánh giá lựa chọn tổ chức trung gian thanh toán.

“Trách nhiệm này nên thuộc về cơ quan chức năng bởi bản thân các cơ quan chức năng trước khi cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể kiểm soát ngay từ các điều kiện này”, nhà băng này nhấn mạnh.

Phó tổng giám đốc LienVietPostBank “than” dự thảo “làm khó việc hợp tác”

Góp ý cho dự thảo, Phó tổng giám đốc LienVietPostBank Bùi Thái Hà đánh giá dự thảo là cần thiết và kịp thời, tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần phải sửa chữa.

Cụ thể, dự thảo dự thảo đã bổ sung các mô hình hợp tác kết nối như việc ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chỉ được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài để hỗ trợ ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, việc hợp tác này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước và việc chấp thuận bằng văn bản thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong khi đó trước đây chỉ cần thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

Ông Hà cho rằng “việc quy định như dự thảo là gây khó khăn và chậm trễ hơn trong việc hợp tác của các bên liên quan”.

Đối với quy định các bên liên quan thanh toán quốc tế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm quản lý các luồng giao dịch xuyên biên giới, ông Hà chỉ ra quy định này không làm rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong nước trong các thỏa thuận của mình có cần quy định nội dung này hay không.

Do đó, quy định này gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong nước và  cả đối tác nước ngoài.

MSB “sợ” dự thảo biến nhiều việc làm thông thường thành vi phạm pháp luật

Điểm đáng chú ý trong góp ý của MSB đối với dự thảo của Ngân hàng Nhà nước là Khoản 1 Điều 3.

Điều khoản này của dự thảo quy định chỉ Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được phép thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Tuy nhiên, MSB cho rầng thực tế hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức đang thực hiện dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng với các hình thức như chuyển tiền, thu hộ, chi hộ thông qua hình thức giao dịch dân sự.

“Nếu quy định quá chặt chẽ thì sẽ khiến nhiều việc làm thông thường của người dân thành vi phạm quy định của pháp luật. Do đó, dự thảo cần quy định cụ thể thế nào là dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng”, MSB nêu quan điểm.

MSB cũng “chê” cách nêu khái niệm tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước nêu tại Khoản 2, Điều 3 dự thảo.

MSB cho rằng khái niệm này không cần thiết và dễ gây hiểu nhầm vì thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di đọng không phải là tiền mà chỉ là phương tiện thanh toán, giá trị tiền tệ lưu giữ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng.

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.