Dư địa giảm lãi suất không còn nhiều

Hạ Chi - 09/09/2023 21:38 (GMT+7)

Nếu hạ lãi suất có thể hỗ trợ doanh nghiệp, giúp khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, nhưng thách thức đến từ lạm phát, tỷ giá đang dần hiện hữu.

VNF

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Châu Đình Linh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, dư địa để tiếp tục giảm lãi suất điều hành không còn nhiều. Thay vào đó, cần tiếp tục hài hoà các công cụ tài khoá để hỗ trợ hiệu quả cho sự phục hồi của doanh nghiệp.

TS. Châu Đình Linh

Ông có nhận định thế nào về giải pháp của ngành Ngân hàng trong thời gian qua?

Trong giải pháp chung của Chính phủ để phục hồi các ngành trọng điểm, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm nay, giải pháp từ chính sách tiền tệ đang thể hiện rất tốt vai trò. Minh chứng là dù tình hình thế giới, trong nước có nhiều biến động, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ, nhưng từ đầu năm tới nay NHNN đã bốn lần giảm lãi suất điều hành, tạo điều kiện các NHTM giảm mạnh lãi suất huy động và cho vay gần tới mức thấp nhất trong giai đoạn dịch Covid-19. NHNN còn ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép các ngân hàng cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp.

Ngoài công cụ lãi suất điều hành, NHNN còn sử dụng các biện pháp khác như kêu gọi các NHTM tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay... Về phía các NHTM đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với khoản vay mới và triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho những nhóm khách hàng đặc thù. Với tác động của độ trễ chính sách và cam kết giảm lãi suất của các NHTM, tôi cho rằng, mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Dư địa để NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành liệu có còn không, thưa ông?

Hiện nay NHNN phải đối diện với bài toán được - mất, bởi cơ quan này phải cùng lúc đảm nhận nhiều nhiệm vụ, mục tiêu và có những mục tiêu mang tính chất đánh đổi. Nếu hạ lãi suất có thể hỗ trợ doanh nghiệp, giúp khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, nhưng thách thức đến từ lạm phát, tỷ giá đang dần hiện hữu. Cần nhìn nhận rằng, lạm phát vẫn là một mối lo, bởi kinh tế thế giới chưa phục hồi, giá dầu tăng, nguyên vật liệu tăng khiến áp lực lạm phát đối với Việt Nam đang có xu hướng tăng cao thời gian tới. Với tỷ giá, khi lãi suất Việt Nam giảm, các nước vẫn đang thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất, dẫn đến việc chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ. Điều này có thể dẫn đến đảo chiều dòng vốn, dòng vốn sẽ tìm đến với nơi lãi suất cao hơn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá.

Chưa kể, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu để gia công nên tỷ giá tăng không hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu mà lại gây khó cho hoạt động nhập khẩu, giá cả đầu vào tăng, tác động đến lạm phát trong nước. Vì vậy, với việc lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại cùng rủi ro tỷ giá lớn hơn, mặt bằng lãi suất thời gian tới có thể sẽ giảm chậm hơn so với các tháng vừa qua và khẳng định rằng, dư địa giảm lãi suất điều hành không còn nhiều.

Vậy cách nào để có thể hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh hiện nay?

Theo tôi, không nhất thiết phải nghĩ tới câu chuyện giảm lãi suất cho vay thông qua công cụ lãi suất điều hành. Bởi lẽ, chúng ta phải đặt trong tổng thể chung của nền kinh tế và các yếu tố vĩ mô khác, nếu giảm lãi suất điều hành dồn dập thậm chí sẽ gây tác động ngược và gây bất ổn trong nền kinh tế. Mặt khác, cũng cần hiểu rằng ngân hàng cũng là doanh nghiệp, huy động để cho vay và hoạt động kinh doanh phải có lãi. Vì vậy, dư địa để các NHTM tiếp tục hạ lãi suất huy động và cho vay cũng không còn nhiều. Thay vì quá trông chờ vào chính sách tiền tệ, tôi cho rằng, cần sự năng động hơn của chính sách tài khoá. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ khó khăn hiện tại không phải là nguồn vốn mà là nhiều chi phí đầu vào khác. Do đó, theo tôi, cần tích cực đẩy mạnh các chính sách tài khoá tiếp sức cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh song hành cùng chính sách tiền tệ.

Bên cạnh đó là khơi thông các kênh huy động vốn khác như chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; hạ thấp các điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được vốn từ các Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV…

(Theo Thời báo Ngân hàng)

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu

'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu

(VNF) - Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier khẳng định EU sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hướng tới hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Tội phạm lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm

Tội phạm lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm

(VNF) - Số tiền người dân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng năm 2023 tăng 1,5 lần so với năm 2022. Cơ quan chức năng cũng đưa ra những cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản phổ biến của tội phạm trên không gian mạng để người dân phòng tránh.

Sunlife: Thua lỗ triền miên, nhiều năm liền đóng thuế TNDN 0 đồng

Sunlife: Thua lỗ triền miên, nhiều năm liền đóng thuế TNDN 0 đồng

(VNF) - Doanh thu chục ngàn tỷ đồng, liên tục mở rộng hệ thống kinh doanh mới trong vài năm trở lại đây như Nous,De la Sól, Apex… và văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định. Nhưng Sunlife van trong tình trạng thua lỗ nhiều năm, “đóng thuế” cho nhà nước liên tiếp 0 đồng.

Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

(VNF) - Ramond Holdings vừa xuất hiện trên thị trường với tư cách nhà phát triển bất động sản với các dự án liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đáng chú ý, 3 cổ đông lớn của công ty gồm bà Phạm Thị Lan Phương và 2 người con của ông Đỗ Anh Dũng - cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh.

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

(VNF) - Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq ngày 12/5 cho biết các công ty Trung Quốc đã thắng thêm 5 gói thầu để thăm dò các mỏ dầu và khí đốt của Iraq, khi vòng cấp phép thăm dò hydrocarbon của quốc gia Trung Đông này tiếp tục bước sang ngày thứ hai.

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

(VNF) - Khách hàng mua bảo hiểm năm thứ 2, đã qua thời gian chờ và nằm trong phạm vi bảo hiểm "chi trả" 100%, đi cắt polyp đại tràng có gây mê tại phòng khám đa khoa Thu Cúc. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ để làm thanh toán thì VBI từ chối chi trả với lý: Đây là thủ thuật, không phải phẫu thuật.

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

(VNF) - Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển y tế Thành Đông làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ.

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

(VNF) - Nhiều vấn đề trong Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 vẫn đang được đưa ra bàn luận và đề xuất chỉnh sửa.

Hải Dương: 2 dự án bất động sản rộng 5ha tìm chủ đầu tư

Hải Dương: 2 dự án bất động sản rộng 5ha tìm chủ đầu tư

(VNF) - Hải Dương sẽ đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án nhà ở và khu đô thị tại Hải Dương với tổng diện tích hơn 5ha.

Vị thế độc quyền vàng miếng: Doanh thu giảm không phanh, SJC khó tìm lại thời hoàng kim?

Vị thế độc quyền vàng miếng: Doanh thu giảm không phanh, SJC khó tìm lại thời hoàng kim?

(VNF) - Kể từ khi Nghị định 24 ra đời, doanh thu của Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) liên tục giảm mạnh. Năm 2024, thay vì vàng miếng, SJC chọn tập trung vào mảng kinh doanh trang sức.