Dự án thép 'ngu gì không làm' của Tập đoàn Hoa Sen bây giờ ra sao?

Bảo Duy - 06/03/2018 18:14 (GMT+7)

(VNF) - Hùng hồn tuyên bố 'ngu gì không làm thép', siêu dự án với số vốn đầu tư dự kiến 10,6 tỷ USD (khoảng 237.000 tỷ đồng) Cà Ná vẫn nằm trên giấy.

VNF
Phối cảnh dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen.

"Ngu gì không làm, ngu gì không đầu tư", Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) Lê Phước Vũ đã tuyên bố như vậy tại đại hội cổ đông bất thường của công ty sáng 6/9/2016 tại TP. HCM khi dẫn ra ví dụ Tập đoàn Hòa Phát lời đến 2.000 tỷ đồng/quý trong đó lãi từ thép chiếm 80%.

Ngay trong thời điểm được cho là "nhạy cảm" sau sự cố Formosa, tuyên bố của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã gây nhiều tranh cãi. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra với Cà Ná xung quanh vấn đề quy hoạch, môi trường, trách nhiệm giám sát và tính minh bạch của dự án.

Theo kế hoạch tài chính được đưa ra, năm 2018, siêu dự án này sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7 và sẽ mang lại lợi nhuận 95 tỷ đồng cho Hoa Sen. Lợi nhuận sẽ tăng dần và đạt 1.552 tỷ đồng vào năm 2027. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) giai đoạn I.1 lên tới 30%, một mức tương đối cao.

Liên quan đến vấn đề môi trường, ông Vũ cũng từng cho rằng nếu so với Formosa thì Formosa gây ô nhiễm biển là do công ty này thu hồi cốc trong quá trình sản xuất, tạo Xyanua và Phenol trong khi công nghệ của Hoa Sen thu hồi điện, không tạo ra cốc.

Siêu dự án thép Hoa Sen - Cà Ná được xem là dự án thép lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay với số vốn đầu tư dự kiến 10,6 tỷ USD (khoảng 237.000 tỷ đồng). Dự án này cũng đã được Bộ Công Thương đưa vào dự thảo quy hoạch ngành thép đến năm 2025, tầm nhìn 2035.

Tuy nhiên, đến giữa tháng 4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho tạm dừng triển khai dự án thép Cà Ná của Hoa Sen với lý do để làm rõ một số vấn đề liên quan tới môi trường, công nghệ, thiết bị dự án này.

Đến ngày 16/1/2018, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017-2018 (niên độ tài chính của Hoa sen Group bắt đầu từ 1/10 đến 30/9 năm sau), ông Vũ cho biết, hiện công ty đang triển khai xúc tiến, hoàn thiện, chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký đầu tư dự án, đồng thời tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn có uy tín để lựa chọn giải pháp công nghệ và máy móc thiết bị phù hợp cho việc triển khai dự án.

"Cà Ná là dự án lớn, khi nào cơ quan nhà nước cấp phép khi nào thì ta làm khi đó", ông Vũ cho biết.

Được biết, để chuẩn bị cho việc phát triển dự án khu liên hợp thép hàng triệu tấn/năm tại Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận, ngày 2/8/2016, HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen Tập đoàn Hoa Sen đã thông qua quyết định thành lập 5 doanh nghiệp mới trực thuộc tổ hợp dự án Cà Ná, trực tiếp tham gia việc triển khai, thực hiện đầu tư của tập đoàn tại đây, với hình thức là công ty TNHH MTV do Hoa Sen nắm giữ 100% vốn.

5 doanh nghiệp này gồm Công ty TNHH MTV Đầu tư Khu liên hợp luyện cá thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận (HSIC) có vốn điều lệ 100 tỷ đồng do ông Lê Phước Vũ làm chủ tịch; và 4 công ty do ông Trần Ngọc Du - Tổng giám đốc Hoa Sen là Chủ tịch HĐQT gồm Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận (HSIP) với vốn điều lệ 50 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận (HSRE) với vốn điều lệ 20 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Xi măng Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, vốn điều lệ 30 tỷ đồng; và Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận có vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ của 5 doanh nghiệp này là 250 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên 2017, Hoa Sen mới chỉ góp 15 tỷ đồng vào HSIC; 3 tỷ đồng vào HSIP và 2,5 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận. Như vậy, Hoa Sen mới chỉ rót 20,5 tỷ đồng vào các công ty con thực hiện dự án thép Cà Ná. Các công ty còn lại chưa được góp vốn.

Ông Lê Phước Vũ cũng quảng bá rầm rộ đã có nhiều ngân hàng quốc doanh nội địa và quốc tế cho vay và góp vốn như Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB, MBBank, HSBC, ANZ Standard Chartered Bank, Commonwealth Bank of Australia (CBA), UOB… 

Ngay sau khi thông tin siêu dự án thép Cà Ná được công bố, trên các trang mạng xã hội xuất hiện thông tin rằng vào giữa năm 2015, Hoa Sen Group cử một đoàn cán bộ đến Ninh Thuận khảo sát địa điểm để thiết kế xây dựng tổ hợp thép Hoa Sen Cà Ná. Đoàn này do ông Nguyễn Văn Quý, khi ấy là Phó tổng giám đốc Hoa Sen Group phụ trách.

Thành phần có 6 người quốc tịch Trung Quốc, đến từ CISDI Group. Trong văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Thuận, Hoa Sen cho biết CISDI là đơn vị tư vấn thiết kế.

Trang web của CISDI Group cho biết công ty này là công ty con của Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) - nhà thầu chính xây dựng tổ hợp Formosa Hà Tĩnh cũng như dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO) hiện đang bị đình trệ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sài Gòn - Đại Ninh là một trong những siêu dự án ở Lâm Đồng. Sau nhiều năm triển khai, dự án khiến hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương vướng vào lao lý.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.