Dự án chống ngập 10.000 tỷ sắp tái khởi động

Kiên Cường - 02/11/2018 19:43 (GMT+7)

UBND TP. HCM vừa có cuộc họp giữa các bên liên quan để tìm biện pháp tái khởi động dự án chống ngập đang đình trệ.

VNF
UBND TP. HCM vừa có cuộc họp giữa các bên liên quan để tìm biện pháp tái khởi động dự án chống ngập đang đình trệ

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản nêu kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến về cuộc họp mới đây để đề ra các biện pháp tái khởi động dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng. Cuộc họp có sự hiện diện của sáu bên gồm: Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP (Trung tâm chống ngập), Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (chủ đầu tư).

Làm rõ trách nhiệm các bên

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP giao Trung tâm chống ngập (đơn vị điều hành dự án) phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát lại toàn bộ pháp lý dự án, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư để báo cáo Thường trực Thành ủy, UBND TP và để tiếp tục triển khai dự án theo đúng quy định pháp luật, hợp đồng đã ký.

“Nếu có nội dung chưa phù hợp, tham mưu đề xuất UBND TP phương án giải quyết tháo gỡ cụ thể. Đồng thời làm rõ nguyên nhân dự án chậm triển khai, dừng thực hiện, trách nhiệm của các bên liên quan; dự án có thể tiếp tục triển khai thực hiện được không, thời gian dự kiến hoàn thành. Về ý kiến của đơn vị tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ), đặc biệt là cơ chế ký xác nhận ba bên có phù hợp không” - văn bản nêu rõ.

Về giải phóng mặt bằng còn tồn đọng, UBND TP giao các đơn vị liên quan điều chỉnh ranh đền bù giải phóng mặt bằng cống kiểm soát triều Mương Chuối khi di dời vị trí nhà quản lý trung tâm và sớm có ý kiến về điều chỉnh xây dựng mới đoạn đê kè 4 đi qua Trạm biên phòng cửa khẩu cảng Phú Mỹ.

Bên cạnh đó, UBND huyện Nhà Bè khẩn trương hoàn tất thủ tục bồi thường, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai xây dựng các hạng mục cống Phú Xuân, cống Mương Chuối và các tuyến đê kè 1, 2, 3 theo đúng tiến độ. UBND quận 7 tiếp tục vận động Công ty Cổ phần Phát Đạt bàn giao mặt bằng khu đất công trình công cộng của dự án khu nhà ở thương mại cao tầng để nhà đầu tư triển khai thi công cống Bà Bướm.

Kết luận cũng yêu cầu Trung tâm chống ngập khẩn trương làm rõ tư cách pháp nhân của đơn vị TVGSHĐ dự án (Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Meinhardt) và tham mưu, đề xuất UBND TP phương án giải quyết.

Trong cuộc họp nói trên, UBND TP cho biết sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng BIDV để nhanh chóng tìm biện pháp giải ngân để tái khởi động dự án.

Dự án chống ngập có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) được UBND TP.HCM ký kết với Công ty Trung Nam BT 1547 theo hình thức BT, có kinh phí hơn 9.926 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành sau 36 tháng (tháng 6-2019). Tới nay, dự án đã hoàn thành 72% khối lượng. Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. 

Hai phương án về đơn vị tư vấn

Trong động thái khác, ngày 24/10, Cục Thuế TP. HCM đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP yêu cầu thi hành cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập hoạt động, giấy phép hành nghề của Công ty Meinhardt vì nợ thuế kéo dài (gần 22,7 tỷ đồng).

Chính vì vậy, cũng trong cuộc họp sáu bên, các cơ quan thống nhất tham mưu cho UBND TP.HCM hai phương án xử lý liên quan đến đơn vị TVGSHĐ.

Phương án 1: Trường hợp liên danh TVGSHĐ (đại diện là Meinhardt) không đủ điều kiện thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật (nếu có) thì thống nhất báo cáo UBND TP quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá khối lượng hoàn thành (do nhà đầu tư báo cáo được xác nhận từ đợt 1 đến đợt 7) đã được tổ công tác liên ngành TP thực hiện (giai đoạn này, liên danh TVGSHĐ chưa tham gia dự án). Tức quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá khối lượng hoàn thành của dự án sau này có thể sẽ không thông qua liên danh TVGSHĐ mà sẽ do tổ liên ngành TP thực hiện.

Phương án 2: Trường hợp thay thế thành viên đứng đầu liên danh TVGSHĐ (Công ty Meinhardt) hoặc lựa chọn đơn vị TVGSHĐ mới để tiếp tục thực hiện công việc TVGSHĐ dự án, đề xuất UBND TP xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Trong trường hợp chờ xin ý kiến kéo dài thì tiến hành xử lý như phương án 1.

Về phía Công ty Meinhardt, trong văn bản báo cáo UBND TP ngày 4-10, công ty này cho rằng nợ thuế chỉ là vấn đề của đơn vị mình, công ty đã có báo cáo giải trình rõ ràng cho Thành ủy, UBND TP và các sở, ngành liên quan. “Số nợ thuế trên không phải nợ thuế gốc mà là tiền phát sinh chậm nộp và hiện đã thống nhất với thuế tiến độ nộp khoản tiền phạt chậm nộp này. Việc nợ thuế của Công ty Meinhardt không liên quan đến hoạt động của liên danh TVGSHĐ” - Công ty Meinhardt khẳng định.

Đã có tín hiệu tích cực

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế-xã hội TP.HCM 10 tháng đầu năm ngày 1/11, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP, cho biết tuần sau UBND TP sẽ có cuộc họp liên quan đến dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng. Ngay sau cuộc họp đó, UBND TP sẽ tổ chức họp báo để thông tin rõ nhiều vấn đề. “Đã có những tín hiệu tích cực, có thể khởi động lại dự án” - ông Hoan nhấn mạnh. 

Theo PLO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.