Doanh nghiệp Nhà nước mơ được như tư nhân, tư nhân lại mơ như Nhà nước

Hoài Thu - 26/07/2019 20:05 (GMT+7)

"Doanh nghiệp Nhà nước được giao nguồn lực nhưng cơ chế không cho phép làm, họ ước có cơ chế như doanh nghiệp tư nhân", Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nói.

VNF
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Thành Trung.

Ngày 26/7, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 tổ chức Hội nghị lần thứ 17, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đến dự, chỉ đạo và tham gia chủ trì hội nghị cùng với Bí thư Đảng ủy khối Y Thanh Hà Niê Kđăm.

Cơ chế bó buộc khiến các tập đoàn, Doanh nghiệp nhà nước gặp khó

Tại hội nghị, nhiều lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cùng chia sẻ những khó khăn, bất cập trong quá trình hoạt động.

Ông Phạm Xuân Cảnh, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhấn mạnh vai trò của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Nhà nước và ví đây là “quả đấm thép” của Đảng, Nhà nước. Song, điều này cũng không có nghĩa là coi nhẹ các thành phần kinh tế khác.

Ông Cảnh nhìn nhận thực tiễn những năm qua cho thấy xã hội đang nhìn nhận vị trí, vai trò của các tập đoàn kinh tế, DNNN là “có vấn đề”. Cơ chế bó buộc khiến các tập đoàn kinh tế, các DNNN, kể cả ngân hàng thương mại Nhà nước vô cùng khó khăn.

“Cùng với chủ quan, hạn chế, thậm chí là khuyết điểm, vi phạm ở tập đoàn chúng tôi cũng như các tập đoàn khác, chúng tôi thấy mấy năm qua cũng có vấn đề nhưng đến nay chưa tìm được nút thắt giải quyết và vẫn đang tồn tại”, ông Cảnh chia sẻ.

Nhắc đến Nghị quyết 12 của Hội nghị Trung ương 5 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới nâng cao hiệu quả DNNN, ông Cảnh chia sẻ rất phấn khởi khi có Nghị quyết này, coi đây như kim chỉ nam cho các DNNN triển khai thực hiện, làm đúng vai trò chủ đạo, dẫn dắt nền kinh tế của đất nước.

“Nếu tất cả nội hàm của nghị quyết này được cả hệ chính trị triển khai đồng bộ thì chắc chắn các tập đoàn, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại Nhà nước không đến mức độ khó khăn, không bị bó như ngày hôm nay”, ông Cảnh nói.

Theo ông, nếu không kịp thời, khẩn trương tháo gỡ vấn đề thì chúng ta sẽ có tội, có lỗi là không khẳng định, phát huy được vai trò của các tập đoàn, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Nhà nước.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Lê Minh Chuẩn nhắc đến điểm nghẽn về vấn đề quy hoạch khiến các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không thực hiện được dự án lớn nào. Bên cạnh đó, thủ tục xin phép thực hiện các dự án, nhất là về năng lượng, rất khó khăn.

Ông kiến nghị quan tâm đến vấn đề thực hiện quy hoạch phát triển cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Riêng về quy hoạch than, ông lo ngại sẽ bị phá vỡ nếu không hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thủ tục cấp phép, phê duyệt đầu tư cũng được kiến nghị cần quan tâm. Cùng với đó là nguồn vốn cho các dự án, ông Chuẩn cho biết những nhà đầu tư trước đây rất nhiệt tình hiện giờ cũng đã rút hết.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT Trần Mạnh Hùng đề cập đến khó khăn trong thoái vốn, cổ phần hóa ở tập đoàn.

Ví dụ, việc cơ cấu lại, tăng giảm vốn điều lệ, hoặc mua bán sáp nhập những công ty không phải thoái vốn hiện gặp khó khăn, vì nếu coi đó là khoản đầu tư thì đây là những khoản đầu tư quá nhỏ. nhưng phải làm các thủ tục quá khó khăn, trình qua rất nhiều cơ quan.

“Theo tinh thần cởi trói, coi đây là những khoản đầu tư và giao cho chủ tịch hội đồng thành viên phân cấp, quyết định thì sẽ đơn giản các thủ tục, giúp các DNNN đuổi kịp doanh nghiệp tư nhân”, ông Hùng nêu quan điểm.

Theo ông, VNPT hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực mà các cơ hội đi qua rất nhanh, đầu tư sớm mới có được giá trị cao. Nếu không, dù Việt Nam phát triển được công nghệ cao, những công ty có giá trị trong lĩnh vực này hầu như do nước ngoài sở hữu.

Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cứ “mơ về nhau”

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đề cập đến một số vụ việc nổi cộm cần xử lý.

Nhắc đến Nghị quyết 12, ông Bình đồng tình với quan điểm nếu chúng ta thể chế hóa một cách đầy đủ, phù hợp, đúng đắn những tinh thần của Nghị quyết để tổ chức triển khai tốt thì sẽ tạo ra cơ sở rất tốt cho phát triển của doanh nghiệp.

Ông Bình nhấn mạnh chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước luôn coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo. DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

“Nhiều ý kiến nói kinh tế tư nhân phát triển thế kia, rồi muốn xóa bỏ vai trò của kinh tế nhà nước vì tham ô, tham nhũng… nhưng điều đó hoàn toàn không đúng”, ông Bình nhấn mạnh.

Ông nhắc lại vấn đề cốt lõi của nghị quyết là DNNN tập trung vào các lĩnh thực cốt yếu, mang tính chất dẫn dắt nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

Còn lĩnh vực tư nhân làm được thì cho tư nhân làm. Theo định hướng trong Nghị quyết 12, định hướng đến năm 2030, kinh tế Nhà nước chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng GDP, còn lại là các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế tư nhân. “Nhưng việc này không phải làm cho DNNN yếu đi”, ông Bình khẳng định.

Theo ông, những nội dung cơ bản của nghị quyết tập trung vào quản trị của DNNN, song 3 năm qua, quản trị của DNNN lại chưa có gì thay đổi cơ bản.

“Chúng ta đã làm chưa hay chỉ sửa từng chỗ. Nếu không có thay đổi toàn diện thì nay bục chỗ này, mai bục chỗ khác, cứ chắp vá mãi”, ông Bình nói.

Ông cũng nhắc đến ý kiến cho rằng khi được hỏi, các doanh nghiệp tư nhân bảo mơ ước có được cơ chế như DNNN, nhưng DNNN lại cũng ước được cơ chế như doanh nghiệp tư nhân. Có nghĩa là hai bên “cứ mơ về nhau”.

“DNNN được giao nguồn lực nhưng cơ chế không cho phép làm, họ ước có nguồn lực rồi mà có cơ chế như doanh nghiệp tư nhân thì nhất. Nghị quyết 12 sẽ giải quyết được ‘ước mơ’ đó”, ông Bình nhấn mạnh.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.