Doanh nghiệp Nhà nước chống lệnh: Không tin SCIC, vì...

Lam Lam - 27/02/2017 10:23 (GMT+7)

Tôi không tin có một tổng tập đoàn nào đủ sức quản lý được các tập đoàn, tôi không tin SCIC làm được như vậy...

Trong khi hầu hết các nhận định đều cho rằng hơn 173 doanh nghiệp thuộc diện phải chuyển giao vốn về SCIC nhưng không thực hiện là do yếu tố lợi ích, do không muốn phân chia quyền lực thì PGS.TS Nguyễn Văn Ngại - ĐH Nông Lâm, TP.HCM lại đưa ra góc nhìn khác.

Chưa nhìn rõ sự giằng xé lợi ích

Ông cho biết, bất kỳ một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào, thuộc cơ quan nào quản lý mà đóng trên địa bàn của địa phương đó đều có tác động lớn tới sự tăng trưởng kinh tế, xã hội của địa phương đó.

Do đó, ngay cả khi doanh nghiệp đó được chuyển giao về SCIC hay khi SCIC tiếp nhận quyền quản lý thì doanh nghiệp đó vẫn nằm tại địa phương đó và nó vẫn có giá trị đóng góp cho sự tăng trưởng GDP của địa phương. Quyền lợi của địa phương là không thay đổi.

Nếu có bị ảnh hưởng chỉ là ảnh hưởng tới lợi ích của một số người, lợi ích của một nhóm người nào đó, tuy nhiên, đó là vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ không liên quan tới hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

"Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả là do trình độ quản trị của chính những tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp đó yếu kém. Muốn doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, chính lãnh đạo các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức điều hành, quản lý, thay đổi tư duy quản trị của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp nào thay đổi được thì tồn tại, doanh nghiệp nào không thay đổi được phải cho phá sản. Tuy nhiên, chuyển giao về SCIC mà vẫn giữ nguyên tổng công ty, tập đoàn đó là không hợp lý", ông Ngãi nêu.

Không tin vào năng lực của SCIC?

Không cho rằng nguyên nhân chủ yếu nằm ở vấn đề quyền lợi, vị chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do doanh nghiệp thiếu tin tưởng vào năng lực của SCIC.

"Chuyển giao các DNNN sau khi cổ phần hóa rồi SCIC sẽ có phương án thế nào?", vị chuyên gia đặt câu hỏi đồng thời tự đưa ra câu trả lời:

"DNNN yếu kém, không hiệu quả phải xử lý, thậm chí cho phá sản chứ không thể bán lại cho SCIC. SCIC không có khả năng quản lý toàn bộ vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp này".

PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi giải thích, về lý thuyết, SCIC là công ty chuyên đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, trong đó đặt vấn đề hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước lên hàng đầu. Tuy nhiên thay vì đưa vốn cho SCIC đầu tư kinh doanh thì chúng ta lại chuyển các doanh nghiệp cổ phần hóa về cho SCIC quản lý thoái vốn để lấy tiền đầu tư. Do đó, về bản chất, chức năng chỉ tập trung cho đầu tư kinh doanh vốn nhà nước của SCIC đã không được đảm bảo, mà thay vào đó phải phân tán vào các chức năng như thoái vốn và cổ phần hóa.

Hơn nữa, vị chuyên gia lo ngại năng lực của SCIC khó quản lý được cả một nguồn vốn lớn như vậy.

"Kết quả kinh doanh của SCIC còn hạn chế, chưa có gì rõ ràng. Lợi nhuận thu được chủ yếu vẫn dựa vào vốn và đầu vào của các doanh nghiệp mà lợi nhuận rất khủng hàng năm như: Vinamik, FPT... chứ không dựa vào tài kinh doanh của SCIC. Như vậy, rất khó có thể thuyết phục được doanh nghiệp về với mình", PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi nói.

Vì vậy, vị chuyên gia cho rằng, vốn của nhà nước phải thuộc cơ quan chủ quản nhà nước quản lý, trực tiếp là Bộ Tài chính. Bộ Tài chính phải có trách nhiệm trước Chính phủ và nhân dân trong việc quản lý, sử dụng, điều hành nguồn vốn đó.

"Không cần phải có SCIC hay một siêu ủy ban quản lý vốn nhà nước giống SCIC hay lại đi quản lý SCIC nữa., việc này không khác nào hình thành lên một tổng tập đoàn đứng trên các tập đoàn. Tôi không tin có một tổng tập đoàn nào đủ sức quản lý được các siêu tập đoàn, tôi không tin SCIC làm được như vậy", ông Ngãi nhắc lại.

Đừng vội trách doanh nghiệp

Ngoài việc không đồng tình với chủ trương chuyển giao vốn DNNN về SCIC, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi còn khẳng định các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước cũng không đồng tình khi được chuyển giao về với SCIC. Ông cho biết, họ không muốn về SCIC ngoài việc không muốn phải chịu thêm một đầu mối quản lý mà còn vì họ tự nhận thấy những khó khăn phải đối diện.

"Tôi biết chắc chắn các tập đoàn, tổng công ty, DNNN cũng không hài lòng khi bị giao về cho SCIC quản lý đâu. Vì khi SCIC không thỏa mãn được những kỳ vọng của doanh nghiệp mà chỉ tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp thì rõ ràng doanh nghiệp không bao giờ ủng hộ", ông Ngãi cho biết.

Hơn nữa, theo vị chuyên gia, các doanh nghiệp hiện nay tự thấy đã đủ khổ rồi, họ không muốn phải thêm một đầu mối quản lý, không muốn đeo thêm một tròng nữa.

Vì vậy, ngoài việc yêu cầu xử lý trách nhiệm của các lãnh đạo doanh nghiệp thì tìm hiểu nguyên nhân các doanh nghiệp cùng phản ứng, không chịu hợp tác như vậy? Vì ngay cả khi có buộc được họ về với SCIC nhưng bản thân các doanh nghiệp, tập đoàn không phục thì SCIC cũng khó có thể quản lý được. 

Vị chuyên gia cho rằng, phương thức quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất là để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm dưới sự giám sát, quản lý một phần từ phía nhà nước.

Trong trường hợp những doanh nghiệp trên hoạt động không hiệu quả phải cho thoái vốn, cổ phần hóa, tư nhân hóa chứ không nên tiếp tục lòng vòng như hiện nay nữa.

Theo Theo baodatviet.vn
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

(VNF) - Ước tính mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ trọng của nền kinh tế Nga trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin và xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

(VNF) - Với chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI”, Đặc san Toàn cảnh Tài chính số 2024 không chỉ kỳ vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách mà AI đang làm thay đổi ngành tài chính - ngân hàng mà rộng hơn là gợi mở cách tiếp cận, cách tư duy, cách hành động mới trong một thế giới mà AI thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống con người.

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

(VNF) - Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, hoạt động chấm điểm tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và hướng đến an toàn tín dụng.

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

(VNF) - Mặc dù tổng số lao động theo đăng ký chỉ là 5 người, nhưng Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Mai Viên (MVJ) lại trình diễn một màn kinh doanh ngoạn mục, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2023 thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.