Doanh nghiệp dệt may sẽ giảm lợi nhuận trong năm 2020

Bích Thủy - 19/05/2020 18:34 (GMT+7)

(VNF) - Theo báo cáo của SSI, hầu hết các doanh nghiệp (DN) dệt may công bố kết quả kinh doanh trong quý I đều ghi nhận có sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ. Một số công ty đã công bố kế hoạch năm 2020, hầu hết đều ước tính giảm lợi nhuận.

VNF
Ảnh minh hoạ.

Khó khăn ngày càng tăng trong tháng 5-6

Chỉ có hai công ty ghi nhận mức tăng trưởng dương trong quý I là Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh (tăng 32% cả về doanh thu và lợi nhuận) và Sợi Thế Kỷ (tăng 2% về doanh thu và 0,3% về lợi nhuận).

Trong kế hoạch năm 2020, nhiều DN ước tính giảm lợi nhuận. May Thành Công ước tính sẽ giảm khoảng 13%, Tổng công ty May Việt Tiến ước tính giảm đến 80%, Tổng công ty May 10 giảm khoảng 20% trong kịch bản cơ sở và 39% trong kịch bản xấu nhất.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ.

Để bù đắp cho sự sụt giảm về nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, các công ty dệt may đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá trị thị trường của khẩu trang vải khá thấp, hoạt động sản xuất khẩu trang chủ yếu nhằm tạo việc làm cho công nhân hơn là tạo ra lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Một vấn đề khác là sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%.

Liên đoàn Dệt may Quốc tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 700 công ty dệt may trên toàn cầu từ ngày 28/3/2020 đến 6/4/2020 để hỏi về tình trạng đơn hàng và ước tính doanh thu. Trung bình, những công ty được hỏi ước tính doanh thu năm 2020 sẽ giảm 28% so với cùng kỳ.

Bộ Công Thương đánh giá, các doanh nghiệp ngành dệt may và da giày đến nay đã chịu tác động rất lớn bởi dịch Covid-19. Khi nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc trong quý I bị gián đoạn mới được phục hồi trở lại thì từ ngày 16/3 tới nay, các doanh nghiệp lại đối mặt với nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng tại các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…

Nhiều đơn hàng bị hủy, hoãn, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán làm cho các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhận định, con số giảm mạnh phải chờ đến tháng 5 và tháng 6 tới.

Thị trường khó có cơ hội hồi phục?

Trong khó khăn do dịch bệnh COVID-19 thì cơ hội chưa từng có cho dệt may Việt Nam, đó là sản xuất khẩu trang các loại để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến ngày 19/4, tổng lượng khẩu trang đã xuất khẩu là 415,7 triệu chiếc, trị giá 63,19 triệu USD. Sản xuất khẩu trang là cơ hội lớn giúp các doanh nghiệp trong lúc khó khăn như hiện nay.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), khả năng cầu thị trường quay về mức trước đại dịch Covid-19 là khó có thể xảy ra. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm 2020 có thể giảm tới 20% so với năm 2019.

Cũng theo Vinatex, hàng hoá dệt may chưa nằm ở mức thiết yếu cao như thực phẩm, thuốc men, các thiết bị bảo vệ con người… nhưng cũng thuộc nhóm các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, dệt may sẽ là một trong các nhóm hàng hoá có thể phục hồi sớm. Các mặt hàng cơ bản, giá rẻ sẽ phục hồi trước và chiếm tỷ lệ bán chính trong nửa cuối năm 2020.

Khả năng phục hồi các mặt hàng cao cấp phụ thuộc vào tiến trình tạo việc làm mới tại EU và Mỹ, nếu phục hồi tốt có thể hy vọng sự phục hồi mặt hàng cấp trung trở lên vào lễ Giáng sinh 2020.

Ở các năm tiếp theo, tiến trình hồi phục sẽ gắn liền với tỷ lệ có việc làm ở Mỹ và EU. Xu thế sản phẩm xanh, tỷ lệ tiêu dùng ít đi sau khi xem xét lại hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ là chủ đạo, dẫn hướng thị trường dệt may thế giới.

Việc cần làm ngay tại thời điểm này là tập trung đàm phán với các nhà cung cấp để chuyển nguồn cung nguyên phụ liệu về Việt Nam như Uniqlo, H&M, Zara… đáp ứng được yêu cầu xuất xứ và hưởng lợi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA); bắt đầu làm các đơn hàng thử nghiệm với quy mô nhỏ nhưng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về chất lượng.

Lãnh đạo Vinatex thông tin thêm, chủ trương của Tập đoàn là tiếp tục sản xuất các mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế trong quý II để tận dụng nhu cầu tại các thị trường nước ngoài hiện đang được dự báo vẫn ở mức cao.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

(VNF) - Trước những khủng hoảng của ngành bảo hiểm nhân thọ, một bộ phận khách hàng có sự dịch chuyển nhu cầu bảo vệ tài chính, từ dài hạn sang ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ trước mắt và phù hợp với tình hình tài chính của gia đình

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

(VNF) - 400 USD là số tiền có thể bỏ ra để mua một hộp trứng cá muối hảo hạng, một chai rượu vang ngon hoặc một bữa ăn đầy đủ tại nhà hàng cao cấp. Thế nhưng, 400 USD cũng là mức chi phải bỏ ra nếu muốn sở hữu trái dứa Rubyglow.

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

(VNF) - Nhà sản xuất máy bay Comac của Trung Quốc đang tích cực làm việc với các quan chức Arab Saudi khi hãng này tìm cách mở rộng thị trường ra khỏi khu vực trong nước và Đông Nam Á, theo Reuters.

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

(VNF) - Chủ tịch Trung Nam Group Nguyễn Tâm Thịnh bị tạm hoãn xuất cảnh, cựu CEO Bamboo Đặng Tất Thắng bị công an truy tìm, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam bị khởi tố, Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

(VNF) - Với quy mô dân số dự kiến đến năm 2050 là 14,5 triệu người và đạt 16 triệu người vào năm 2060, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành đô thị toàn cầu.

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

(VNF) - Có lãi thấp và phí rẻ hơn thẻ tín dụng quốc tế rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hành thẻ tín dụng nội địa còn rất "khiêm tốn". Có 100 triệu dân nhưng lượng phát hành thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam mới đạt hơn 900 nghìn thẻ, chỉ bằng 8% thẻ tín dụng quốc tế.

Tổng thống Nga Putin: Chúng ta phải đi trước kẻ thù một bước

Tổng thống Nga Putin: Chúng ta phải đi trước kẻ thù một bước

(VNF) - Trao đổi với các tập đoàn quốc phòng hàng đầu của đất nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga "phải luôn đi trước một bước" so với đối thủ và nên duy trì lợi thế công nghệ để "đảm bảo" chiến thắng.

Giá vàng liên tục 'nhảy múa': Dự báo mức 150 triêu/lượng không còn xa

Giá vàng liên tục 'nhảy múa': Dự báo mức 150 triêu/lượng không còn xa

(VNF) - Quỹ Incrementum AG (Đức) dự báo, giá vàng sẽ sớm chạm mức 4.800 USD/ounce (tương đương 150 triệu đồng/lượng).

Chứng khoán lao dốc: Thận trọng nhưng đừng bi quan

Chứng khoán lao dốc: Thận trọng nhưng đừng bi quan

(VNF) - Mức giảm 1,49%/phiên đem lại cảm giác sợ hãi cho không ít nhà đầu tư bởi trên thực tế, rất nhiều cổ phiếu giảm sâu 2-5% trong phiên cuối tuần qua, một số thì lo ngại VN-Index bắt đầu tạo mô hình 2 đỉnh.

EU quyết tịch thu tài sản của Nga cho Ukraine, lại vướng rào cản Hungary

EU quyết tịch thu tài sản của Nga cho Ukraine, lại vướng rào cản Hungary

(VNF) - Hãng tin Financial Times ngày 25/5 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Hungary đã ngăn chặn luật cho phép Liên minh châu Âu (EU) chuyển lợi nhuận kiếm được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.