Doanh nghiệp đẩy mạnh gửi tiền vào ngân hàng

Minh Tâm - 20/10/2020 12:11 (GMT+7)

(VNF) - Thay vì đẩy mạnh gửi tiền vào hệ thống ngân hàng trong một vài tháng cuối năm, đặc biệt là trong tháng 11 và tháng 12 như các năm trước, năm nay, có tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đẩy mạnh gửi tiền ngay từ thời kỳ giữa năm.

VNF
Doanh nghiệp đẩy mạnh gửi tiền vào ngân hàng

Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong tháng 8/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã tăng trên 108.000 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi của dân cư tăng gần 13.000 tỷ đồng, còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trên 95.100 tỷ đồng.

Như vậy, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh trở lại trong tháng 8. Trước đó, vào tháng 7/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng có tín hiệu chững lại khi chỉ tăng gần 9.400 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi của dân cư tăng gần 4.900 tỷ đồng, còn lại khoảng 4.500 tỷ đồng là đến từ các tổ chức kinh tế.

Lũy kế 8 tháng năm 2020, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng tăng 5,46% lên gần 5,1 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 6,84% lên trên 4,2 triệu tỷ đồng.

Biểu đồ tăng trưởng tiền gửi của dân cư và của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng lũy kế 8 tháng giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước

Thống kê của VietnamFinance cho thấy trong lũy kế 8 tháng giai đoạn 2016 - 2020, có thời kỳ tăng trưởng tiền gửi của dân cư cao hơn tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 8 tháng năm 2016, 8 tháng năm 2017 và 8 tháng năm 2019.

2 năm ghi nhận diễn biến trái ngược là thời kỳ 8 tháng năm 2018 và thời kỳ 8 tháng năm 2020, khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh hơn tiền gửi của dân cư.

Tuy nhiên, số liệu cuối năm cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2019, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn cao hơn tăng trưởng tiền gửi của dân cư. Cụ thể, năm 2016, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 18,13%, so với mức tăng trưởng 17,4% của dân cư. Năm 2017 là 14,84% so với 13,54%. Năm 2018 là 15,97% so với 10,47%. Năm 2019 là 18,59% so với 10,36%.

Như vậy, việc các tổ chức kinh tế đẩy mạnh gửi tiền vào hệ thống ngân hàng trong tháng 8/2020 cũng như lũy kế 8 tháng năm 2020 vẫn phù hợp với xu hướng chung hàng năm. Xu thế này có thể tiếp diễn từ nay đến hết năm 2020 bởi diễn biến dịch vẫn rất khó lường, do đó doanh nghiệp có xu hướng phòng thủ. Điều này khác biệt so với các năm trước khi tiền gửi của doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng thường chỉ tăng mạnh trong một vài tháng cuối năm, đặc biệt là trong tháng 11 và tháng 12.

Bên cạnh số liệu tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước cũng công bố chi tiết dư nợ tín dụng 8 tháng.

Theo đó, tính đến cuối tháng 8/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 4,82% so với đầu năm, trong khi mức tăng tiền gửi khách hàng (từ các tổ chức kinh tế và dân cư) là 6,08%.

Xét về số tuyệt đối, tổng lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng là trên 9,3 triệu tỷ đồng, so với mức dư nợ tín dụng gần 8,6 triệu tỷ đồng.

Như vậy, tiền gửi khách hàng lớn hơn dư nợ tín dụng xét cả về số tương đối lẫn số tương đối. Khoảng cách này càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng bị ảnh hưởng tiêu cực, bởi xu hướng tăng chi phí huy động càng lấn át xu hướng tăng doanh thu tín dụng. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng sẽ cân nhắc giảm lãi suất huy động nếu như đầu ra tín dụng vẫn yếu.

Tình hình dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tính đến cuối tháng 8/2020. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Liên quan đến dư nợ tín dụng, mức tăng 8 tháng mặc dù thấp nhưng tương đối đồng đều ở cả khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Ở khu vực nông nghiệp, dư nợ tín dụng nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,04%. Trong khi đó, dư nợ tín dụng công nghiệp tăng 4,56% (trong đó tín dụng xây dựng tăng mạnh 7,13%). Ở khu vực dịch vụ, dư nợ tín dụng thương mại, vận tải và viễn thông tăng 5,04%; trong khi các hoạt động dịch vụ khác tăng 5,06%.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.

Cận cảnh công trường cầu nghìn tỷ nối hai bờ sông Hương

Cận cảnh công trường cầu nghìn tỷ nối hai bờ sông Hương

(VNF) - Dự án cầu bắc qua sông Hương và đường Nguyễn Hoàng mở rộng có tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng được khởi công vào tháng 12/2022.

Lâm Đồng: Rà soát dự án phân lô bán nền tại TP.Đà Lạt, Bảo Lộc

Lâm Đồng: Rà soát dự án phân lô bán nền tại TP.Đà Lạt, Bảo Lộc

(VNF) - UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại TP Bảo Lộc và Đà Lạt.

Thái Bình: Quý II/2025 phải triển khai Nhà máy nhiệt điện LNG 2 tỷ USD

Thái Bình: Quý II/2025 phải triển khai Nhà máy nhiệt điện LNG 2 tỷ USD

(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Thái Bình yêu cầu liên danh nhà đầu tư hoàn thành thủ tục vào quý II/2025 để đủ điều kiện triển khai dự án. Đồng thời, bảo đảm nguồn lực tài chính đầu tư dự án, thực hiện đúng quy hoạch và cam kết về tiến độ dự án.