Doanh nghiệp đang xuất khẩu trăm tỷ/tháng phải dừng vì không được hoàn thuế

Minh Anh - 12/07/2023 08:06 (GMT+7)

(VNF) - Một doanh nghiệp xuất khẩu trung bình khoảng 420 tỷ đồng/tháng nhưng trong mấy tháng vừa qua đã phải ngừng xuất khẩu vì không hoàn được thuế là dẫn chứng được Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn nêu ra để minh họa cho sự bất cập của chính sách hiện nay.

Phát biểu trên của ông Đậu Anh Tuấn được nêu ra tại tọa đàm đối thoại chính sách “Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện mới” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức ngày 11/7.

Theo ông  Tuấn, Chính phủ đã có chỉ đạo về hỗ trợ vốn hay hạ lãi suất cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cũng rất “vất vả” với các mục tiêu trong quá trình điều hành, tuy nhiên gần đây lại có tình trạng doanh nghiệp bị nợ đọng không hoàn được thuế VAT (ví dụ như ngành hàng từ gỗ, sắn…).

Phó tổng thư ký VCCI lấy dẫn chứng về một doanh nghiệp xuất khẩu trung bình khoảng 420 tỷ đồng/tháng nhưng trong mấy tháng vừa qua đã phải ngừng xuất khẩu vì không hoàn được thuế. Ông Tuấn cho rằng doanh nghiệp đang khó khăn về vốn thì nay lại bị “đọng” vốn vì không được hoàn thuế. Điều này cho thấy chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn hay hạ lãi suất còn đang rất vướng.

Ông Tuấn cũng lấy một ví dụ khác, cụ thể tại một cuộc hội thảo về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều doanh nghiệp nói “chua chát” rằng trong giai đoạn này đáng ra phải thảo luận các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp về việc giảm thuế, thì lại ngồi thảo luận đừng bổ sung ngành của doanh nghiệp đó vào diện tăng thuế.

“Một mặt chúng ta đang dành rất nhiều thời gian và công sức để giảm thuế 2% VAT, mặt khác thuế tiêu thụ đặc biệt (Bộ Tài chính soạn thảo) lại bổ sung rất nhiều ngành hàng vào diện bị đánh thuế. Nhiều doanh nghiệp cho rằng chính sách như vậy là bất nhất và không hợp lý”, ông nói. 

Bên cạnh đó, ông Tuấn đánh giá hiện nay có nhiều chi phí bị “chồng lấn”. Đơn cử, có một số ngành hàng vừa bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến chi phí tăng cao nhưng nhà nước lại đang bắt đầu lộ trình thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện trách nhiệm về phí tái chế. Điều này sẽ làm cho “phí chồng phí” và nếu theo lộ trình như vậy thì sẽ có rất nhiều ngành hàng ở Việt Nam hiện nay rất khó cạnh tranh.

“Vấn đề cộng đồng doanh nghiệp đang quan tâm nhất hiện nay là giải pháp cải cách thể chế, chính sách. Trong khi đó, dường như lãnh đạo đang nói nhiều về mục tiêu chính sách, còn cách thức cải cách, cải cách những lĩnh vực nào, trách nhiệm các bộ, ngành ra sao, những lộ trình nào cần phải giảm thì lại ít được đưa ra thảo luận, mà chủ yếu thảo luận về mục tiêu cần phải đạt được”, ông Tuấn cho hay.

Quang cảnh buổi toạ đàm đối thoại chính sách “Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện mới” 

Tại buổi toạ đàm, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho biết nội tại nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu, cả trong công tác quản lý, điều hành và năng lực ứng phó, vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giai đoạn này là cơ hội cho Việt Nam nhận diện lại tất cả cấu trúc của nền kinh tế đang gặp khó khăn nghiêm trọng như năng lực thực sự của nền kinh tế, kết hợp doanh nghiệp nội với doanh nghiệp ngoại yếu kém, việc điều chỉnh cách thể chế chính sách.

“Chúng ta mới chỉ nới chính sách, nếu không làm đột phá chính sách sẽ không giải quyết được vấn đề và lúc khó khăn như này thì cần phải có giải pháp khác thường”, ông Thiên nhấn mạnh.

GS.TS Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh giá các chính sách hỗ trợ thuế và phí cho doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua là một chính sách rất kịp thời, đặc biệt liên quan đến chính sách tài khoá để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

“Tuy nhiên, tài khoá bao giờ cũng có độ trễ lớn hơn so với chính sách tiền tệ. Tôi kỳ vọng trong 6 tháng cuối năm 2023 chính sách này sẽ kịp thẩm thấu đến doanh nghiệp”, ông nói.

Ông Thành cũng cho biết bên cạnh chính sách giảm thuế, phí cho doanh nghiệp, trong một mô hình tăng trưởng như của Việt Nam hiện nay, chủ yếu dựa trên đầu tư, trong khi khu vực đầu tư tư nhân đang bị thu hẹp vì gặp nhiều khó khăn, trong 6 tháng cuối năm 2023 đầu tư công phải là điểm nhấn để nâng cao chất lượng, quy mô đầu tư công và làm “bệ đỡ” cho quá trình đầu tư chung của nền kinh tế.

Đề xuất các giải pháp kích cầu, gợi ý về chính sách, TS Johnathan Picus, Kinh tế trưởng Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam đang dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ để kích cầu. Việc nới lỏng chuẩn cho vay và hạ thấp lãi suất làm giảm chất lượng tài sản, điều này tạo ra "bong bóng tài sản".

Chính vì vậy, Việt Nam cần nhiều công cụ chính sách tài khoá hơn, cụ thể như đầu tư công cần tập trung, gắn liền với chính sách công nghiệp và thương mại. Hệ thống an sinh và trợ cấp xã hội cần mở rộng và hiện đại hoá.

Xem thêm: Nhiều tiền như Prudential Việt Nam: Lãi hơn 3.600 tỷ, đầu tư hơn 15.000 tỷ vào TPDN

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Heo vào chu kỳ tăng giá, các ‘ông lớn’ đua nhau mở rộng hệ sinh thái

Heo vào chu kỳ tăng giá, các ‘ông lớn’ đua nhau mở rộng hệ sinh thái

(VNF) - HAG, DBC và BAF đều lên kế hoạch đầu tư mạnh vào mảng heo cho năm 2024. Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp này cũng dự kiến sẽ đạt được mức lợi nhuận tốt nhờ diễn biến giá heo tăng.

VNG: Kết quả kinh doanh khả quan nhờ tăng trưởng ở các mảng cốt lõi

VNG: Kết quả kinh doanh khả quan nhờ tăng trưởng ở các mảng cốt lõi

(VNF) - Công ty cổ phần VNG (VNG) vừa công bố BCTC kiểm toán năm 2023. Công ty ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, thể hiện thông qua sự tăng trưởng cả về chỉ số hoạt động và lợi nhuận ở các mảng sản phẩm chính. Do sự thay đổi trong chính sách kế toán, các chỉ số của BCTC 2023 sẽ không tương ứng để so sánh với các chỉ số của BCTC 2022.

'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu

'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu

(VNF) - Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier khẳng định EU sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hướng tới hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Tội phạm lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm

Tội phạm lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm

(VNF) - Số tiền người dân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng năm 2023 tăng 1,5 lần so với năm 2022. Cơ quan chức năng cũng đưa ra những cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản phổ biến của tội phạm trên không gian mạng để người dân phòng tránh.

Sunlife: Thua lỗ triền miên, nhiều năm liền đóng thuế TNDN 0 đồng

Sunlife: Thua lỗ triền miên, nhiều năm liền đóng thuế TNDN 0 đồng

(VNF) - Doanh thu chục ngàn tỷ đồng, liên tục mở rộng hệ thống kinh doanh mới trong vài năm trở lại đây như Nous,De la Sól, Apex… và văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định. Nhưng Sunlife van trong tình trạng thua lỗ nhiều năm, “đóng thuế” cho nhà nước liên tiếp 0 đồng.

Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

(VNF) - Ramond Holdings vừa xuất hiện trên thị trường với tư cách nhà phát triển bất động sản với các dự án liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đáng chú ý, 3 cổ đông lớn của công ty gồm bà Phạm Thị Lan Phương và 2 người con của ông Đỗ Anh Dũng - cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh.

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

(VNF) - Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq ngày 12/5 cho biết các công ty Trung Quốc đã thắng thêm 5 gói thầu để thăm dò các mỏ dầu và khí đốt của Iraq, khi vòng cấp phép thăm dò hydrocarbon của quốc gia Trung Đông này tiếp tục bước sang ngày thứ hai.

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

(VNF) - Khách hàng mua bảo hiểm năm thứ 2, đã qua thời gian chờ và nằm trong phạm vi bảo hiểm "chi trả" 100%, đi cắt polyp đại tràng có gây mê tại phòng khám đa khoa Thu Cúc. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ để làm thanh toán thì VBI từ chối chi trả với lý: Đây là thủ thuật, không phải phẫu thuật.

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

(VNF) - Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển y tế Thành Đông làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ.

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

Quy định mới về giá đất: Bỏ quên đất xen kẹt, nhiều dự án bế tắc

(VNF) - Nhiều vấn đề trong Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 vẫn đang được đưa ra bàn luận và đề xuất chỉnh sửa.