Doanh nghiệp công nghệ: Điểm sáng kinh doanh bán niên 2023

Ngọc Lưu - 28/08/2023 08:12 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp kém khả quan, thì nhóm doanh nghiệp công nghệ nổi lên như một điểm sáng nhờ xu thế chuyển đổi số mạnh ở cả khu vực công và tư nhân.

VNF

Mùa báo cáo kinh doanh quý II/2023 đã đi đến hồi kết. Kỳ này, thị trường chứng kiến không ít khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng tại các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nhóm bất động sản do ảnh hưởng của thị trường. Tương tự, nhóm chứng khoán, hay hàng không cũng chưa thể phục hồi như kỳ vọng sau khoảng thời gian bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, cùng những biến động về giá cả.

Trong bối cảnh đó, nhóm doanh nghiệp công nghệ nổi lên như một điểm sáng với kết quả kinh doanh đầy tích cực. Tính riêng trong quý II/2023, hầu hết các doanh nghiệp công nghệ trên sàn chứng khoán đều ghi nhận kết quả tăng trưởng dương, thậm chí lợi nhuận còn tăng trưởng hàng chục phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Cái tên nổi bật nhất cần nhắc đến đầu tiên là Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT). Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, FPT ghi nhận doanh thu 24.166 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.339 tỷ đồng, lần lượt tăng 21,9% và 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 3.003 tỷ đồng, tăng trưởng 20,6%, EPS đạt 2.732 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 19,8% so với năm trước.

Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong kết quả kinh doanh của FPT khi đóng góp tới 59% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này, tương đương 14.202 tỷ đồng và 2.005 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 25,1% và 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài đạt 11.227 tỷ đồng, tăng 30,2%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.834 tỷ đồng, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, doanh thu chuyển đổi số từ thị trường nước ngoài trong nửa đầu năm 2023 của FPT cũng đạt 4.886 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ. Công ty cũng ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, với doanh thu ký mới đạt 15.017 tỷ đồng, tăng trưởng 28,6% do với cùng kỳ. Trong đó có 13 dự án với quy mô trên 5 triệu USD.

Đối với dịch vụ công nghệ thông tin trong nước, FPT ghi nhận doanh thu 2.975 tỷ đồng, tăng trưởng 9% và lợi nhuận trước thuế đạt 171 tỷ đồng, giảm 24,3%. Với mảng dịch vụ viễn thông, FPT ghi nhận tăng trưởng 2 con số, với doanh thu đạt 7.423 tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% và lợi nhuận trước thuế đạt 1.475 tỷ đồng, tăng 14,5%. Ngoài ra, doanh thu mảng giáo dục của FPT cũng tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.754 tỷ đồng.

Một cái tên khác cũng rất thành công khi kết thúc quý II vừa qua là Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global, UPCoM: VGI) với mức doanh thu hợp nhất cao nhất từ trước đến nay, đạt 6.861 tỷ đồng, tăng 17%, tương ứng tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tương ứng với doanh thu, lãi gộp của Viettel Global cũng tăng thêm 472 tỷ đồng, lên 3.139 tỷ đồng, biên lãi gộp đạt gần 46%.

Có được kết quả này, phía Viettel Global cho biết hoạt động kinh doanh cốt lõi của các công ty thị trường (bao gồm cả công ty con và công ty liên kết) đều tăng trưởng tốt về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong đó, Unitel tại Lào tăng 32%, Movitel tại Mozambique tăng 30%, Telemor tại Đông Timor tăng 23%, Metfone tại Campuchia tăng 22%, Mytel tại Myanmar tăng 21%, Halotel tại Tanzania tăng 6%, Natcom tại Haiti tăng 5%. Đặc biệt, các công ty ví điện tử của Viettel Global cũng tăng trưởng rất ấn tượng như M_mola (Mozambique) tăng 924%, Starfintech (Lào) tăng 100%, Telemor Fintech (Đông Timor) tăng 83%, Halopesa (Tanzania) tăng 38%, Emoney (Campuchia) tăng 26%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Viettel Global đạt hơn 13.300 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng trưởng 18%; lợi nhuận trước thuế đạt 187 tỷ đồng.

Tiếp đà tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp công nghệ cũng phải nhắc đến “kỳ lân” công nghệ Công ty Cổ phần VNG (UPCoM: VNZ) khi đã bắt đầu có lãi trở lại sau 6 quý liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Trong quý II/2023, VNG ghi nhận doanh thu đạt 2.245,9 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận 100,29 tỷ đồng, cải thiện ngoạn mục so với khoản lỗ 265,48 tỷ đồng của cùng kỳ.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2023, VNG ghi nhận doanh thu đạt 4.098,4 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 59,79 tỷ đồng. Trong năm 2023, VNG đặt kế hoạch doanh thu 9.281 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện 2022 và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là âm 378 tỷ đồng (năm 2022 lỗ 1.077,1 tỷ đồng). Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2023 với việc ghi nhận lãi 59,79 tỷ đồng, VNG đã vượt xa kế hoạch về lợi nhuận.

Ngoài những cái tên đáng chú ý nêu trên, 6 tháng đầu năm 2023 cũng là khoảng thời gian khá thành công với những cái tên khác như Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (HoSE: CMG), Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, UPCoM: VTP). Với CMC, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 (kỳ kế toán 1/4-30/6), doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt 1.771,5 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của CMC cũng đạt 109,6 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt 96,7 tỷ đồng, tăng 5,2%.

Với Viettel Post, trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 9.778 tỷ đồng, hoàn thành 112%, lợi nhuận trước thuế đạt 218,6 tỷ đồng, hoàn thành 103% so với kế hoạch năm 2023. Đáng chú ý, lĩnh vực cốt lõi của Viettel Post là bưu chính đạt 104,3% kế hoạch, tăng trưởng 25,5% so với cùng kỳ năm 2022, tăng xấp xỉ 10 lần so với năm 2014.

Tính riêng quý II/2023, tổng doanh thu của Viettel Post đạt 4.974,79 tỷ đồng, tăng trưởng 3,8% so với quý I/2023. Trong đó, lĩnh vực bưu chính, đạt 101,4% kế hoạch, tăng 16,5% so với quý I/2023 và tăng 29,4% cùng kỳ năm 2022. Các lĩnh vực viễn thông, thương mại điện tử đều kế hoạch, lần lượt đạt 109,8%, 127% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế quý II/2023 của Viettel Post đạt 123,7 tỷ đồng, đạt 103,3% kế hoạch, tăng 30,5% so với quý I/2023.

Trước tác động của đại dịch trong những năm vừa qua, cũng như việc kinh tế toàn cầu bước vào chu kỳ suy thoái do tác động từ cuộc chiến tranh Nga – Ukraine; đặt trong bối cảnh kinh tế ảm đạm cũng như mặt bằng lãi suất tăng cao đã khiến đa số các ngành nghề chịu kết quả kinh doanh tiêu cực, có thể nói ngành công nghệ đã đạt được một thành tựu đáng kể. Giới quan sát cho rằng cùng với sự bùng nổ nhu cầu chuyển đổi số trên thế giới, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn và triển vọng lợi nhuận trong thời gian tới đang khá sáng sủa.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

(VNF) - Bất chấp những động thái từ cơ quản nhà nước, nhằm kiểm soát giá vàng, ổn định thị trường, tuy nhiên vàng miếng SJC vẫn tăng bất chấp, bỏ xa giá vàng thế giới. Vậy với các nhà đầu tư cá nhân thì lựa chọn sao cho hợp lý trong bối cảnh này.

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

(VNF) - Theo TS Lê Xuân Nghĩa, số hoá đến nay không còn là cơ hội kinh doanh mà còn là cơ hội sống còn của các doanh nghiệp.

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất ô tô Mỹ và các đối tác của họ đang chiến đấu trong một “trận chiến sinh tồn” ở thị trường Trung Quốc, khi các đối thủ địa phương đang vượt xa họ về doanh số.

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

(VNF) - Bước sang tháng 4/2024, bảng xếp hạng 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng có nhiều xáo trộn. Trong đó, thương hiệu Hyundai vượt mặt Ford để giữ vị trí thứ hai hay Kia vươn lên vị trí thứ 4 dù tháng trước thứ 6.

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

(VNF) - Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, quy mô thị trường sản phẩm của TP.HCM có giá trị tín chỉ carbon khoảng 790 triệu USD.

Thanh Hóa: Tìm nhà đầu tư khu dân cư hơn 809 tỷ ở Thị trấn Rừng Thông

Thanh Hóa: Tìm nhà đầu tư khu dân cư hơn 809 tỷ ở Thị trấn Rừng Thông

(VNF) - Khu dân cư mới tại thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá có diện tích 13,7 ha sẽ được đầu tư hơn 800 tỷ đồng chính thức được công bố danh mục mời gợi nhà đầu tư đăng ký thực hiện.

Bình Dương: Kết nối các đô thị thành Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam

Bình Dương: Kết nối các đô thị thành Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam

(VNF) - Tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo mô hình Vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo, gồm Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam theo mô hình TOD là Thành phố mới, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một, Dĩ An - Thuận An

Mất tiền tỷ trong tài khoản: Đòi ai và ai trả?

Mất tiền tỷ trong tài khoản: Đòi ai và ai trả?

(VNF) - Liên tiếp xảy ra các vụ tiền trong tài khoản ngân hàng "bốc hơi" khiến nhiều người lo lắng về độ an toàn của kênh gửi tiền. Câu hỏi được đặt ra khách hàng hay ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm?

Quảng Ngãi: Thị xã Đức Phổ sắp có khu dân cư rộng gần 10ha

Quảng Ngãi: Thị xã Đức Phổ sắp có khu dân cư rộng gần 10ha

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Hoà Bình, tại thị xã Đức Phổ.

 'Việt Nam cần liên tục đánh giá lợi thế cạnh tranh của mình'

'Việt Nam cần liên tục đánh giá lợi thế cạnh tranh của mình'

(VNF) - Ông Adam Sitkoff – Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội cho rằng, Việt Nam vẫn có vị thế tốt để thu hút đầu tư đáng kể khi các công ty ngày càng tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Giống như tất cả các địa điểm tìm nguồn cung ứng lớn, Việt Nam cần liên tục đánh giá lợi thế cạnh tranh của mình là gì?