Doanh nghiệp châu Á sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào trong năm 2020?

Chu La - 31/01/2020 06:37 (GMT+7)

(VNF) - Theo dự báo RiskMap hàng năm của tổ chức tư vấn về rủi ro Control Risks, tình hình địa chính trị bất ổn trong năm bầu cử ở Mỹ, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, chiến tranh mạng và tăng trưởng kinh tế yếu trên toàn cầu là những rủi ro hàng đầu đối với các công ty châu Á trong năm 2020.

VNF
Tổ chức tư vấn về rủi ro Control Risks công bố dự báo RiskMap hàng năm.

Thứ nhất, với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020, chiến dịch tranh cử cùng với tiến trình luận tội Tổng thống đang được xúc tiến sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của nước này.

Theo ông Steve Wilford, đối tác cấp cao của Control Risks, bất kỳ giải pháp dài hạn có ý nghĩa nào cho tranh chấp thương mại Mỹ-Trung vẫn còn rất xa vời. Ông nói thêm rằng là một trong những nền kinh tế mở nhất của thế giới, Singapore sẽ dễ bị tổn thương trước những sự bất trắc do những căng thẳng thương mại gây ra.

Tuy nhiên, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng của quốc gia này sẽ tiếp tục được lợi từ xu hướng rút đầu tư khỏi Trung Quốc và đổ vào các nền kinh tế thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan.

Theo cuộc khảo sát mới đây của JP Morgan, khoảng 30% giám đốc tài chính thuộc 130 công ty toàn cầu trong khu vực  cho biết họ cảm thấy suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm ẩn rủi ro lớn nhất đối với các doanh nghiệp của họ trong cuộc thăm dò được tiến hành tại Diễn đàn CFO và Thủ quỹ của Châu Á Thái Bình Dương năm 2019 tại Thượng Hải.

Belinda Boa, giám đốc tư vấn đầu tư tại các thị trường mới nổi của BlackRock cho biết các nhà đầu tư lớn nhất thế giới vẫn đang thận trọng khi đưa ra những dự báo xu hướng cho năm tới và tin rằng rủi ro địa chính trị, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục là từ khóa chính có tác động lớn đến nền tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường châu Á vào năm tới.

"Chính sách thương mại của Mỹ đang ngày càng trở nên khó lường hơn bao giờ hết và chúng tôi đã nhận thấy có sự gia tăng trong chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Các doanh nghiệp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần đề phòng những rủi ro khi những cam kết của Mỹ đối với khu vực vẫn đang là dấu chấm hỏi và các giải pháp dài hạn để giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ-Trung vẫn còn rất xa vời", ông Belinda nhận định.

Thứ hai, các công ty sẽ phải đối mặt với sức ép từ các nhà hoạt động đối với các vấn đề như bảo vệ môi trường, tình trạng bất bình đẳng, quyền riêng tư…, ở mọi cấp độ từ đường phố đến hội nghị cổ đông và trong nội bộ các công ty.

Ở châu Á, sự giận dữ về tình trạng bất bình đẳng và đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu sẽ đẩy các công ty trên khắp khu vực vào những tình thế "tiến thoái lưỡng nan."

Những mối đe dọa về mạng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, là rủi ro thứ ba. Ngoài Trung Quốc, châu Á cũng có nguy cơ trở thành “chiến trường ủy nhiệm” cho các hoạt động gián điệp mạng, nhằm vào không chỉ các nhà nước mà còn cả các công ty có quyền sở hữu trí tuệ hay là mối quan tâm của các tin tặc.

Rủi ro thứ tư là sức tăng trưởng kinh tế yếu trên thế giới, mặc dù điều này được cho là ít nghiêm trọng hơn ở khu vực châu Á, nơi không có nền kinh tế chủ chốt nào dường như có nguy cơ rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng.

Việc các nền kinh tế chủ chốt như Trung Quốc, Ấn Độ,... đang có dấu hiệu suy giảm mạnh sẽ đặt ra những thách thức cho các nền kinh tế có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc thông qua việc tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất và dịch vụ liên quan đến thương mại như Malaysia, Hàn Quốc, Singapore...

Tuy nhiên, châu Á vẫn được kỳ vọng sẽ là điểm sáng tăng trưởng trong bức tranh chung toàn cầu khi nhiều quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ và vừa tại châu lục này vẫn giữ vững đà tăng trưởng triển vọng. Số liệu của cơ quan thương mại và phát triển Liên hợp quốc cho thấy, vào năm 2020, các nền kinh tế châu Á sẽ lớn hơn cả phần còn lại của thế giới.

Thậm chí nếu xét trên cơ sở của thị trường hối đoái, châu Á vẫn chiếm khoảng 38% sản lượng toàn cầu, tăng 26% so với thập niên đầu của thế kỷ 21.

Đồng thời, quá trình hội nhập với nền kinh toàn cầu thông qua giao thương và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉ lệ tiết kiệm cao, đầu tư mạnh vào nguồn lực vật chất và con người cùng các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn cũng giúp một số các quốc gia như Indonesia, Việt Nam... trở thành điểm sáng thu hút đầu tư. 

ADB hạ triển vọng tăng trưởng của các nước châu Á đang phát triển

Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất công bố ngày 11/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng của các quốc gia châu Á đang phát triển trong năm 2019 và 2020, viện dẫn tăng trưởng “hạ nhiệt” ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng như hoạt động kinh tế suy yếu trong khu vực.

Theo đó, ADB hạ dự báo tăng trưởng năm 2019 và 2020 cho các nước đang phát triển ở châu Á từ lần lượt 5,4% và 5,5% trước đó xuống còn 5,2% cho cả hai năm.

Đối với Trung Quốc, ADB hạ ước tính tăng trưởng của lớn thứ hai thế giới trong năm nay và năm tới xuống lần lượt là 6,1% và 5,8%, từ mức dự báo 6,2% và 6,0% đưa ra hồi tháng Chín. Ngân hàng này đã viện dẫn căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng như giá thịt lợn tăng cao hơn ảnh hưởng tới chi tiêu tiêu dùng là những yếu tố chính cho sự điều chỉnh xuống này.

Nhà kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nói rằng trong khi tốc độ tăng trưởng vẫn khá vững chắc ở các nước châu Á thành viên ADB, căng thẳng thương mại kéo dài giữa các cường quốc đã gây thiệt hại cho khu vực và vẫn là rủi ro lớn nhất đối với triển vọng kinh tế trong dài hạn.

ADB cũng hạ dự báo cho nền kinh tế lớn nhất Nam Á là Ấn Độ trong các tài khóa 2019 và 2020 từ mức ước tính tháng Chín là 6,5% và 7,2% xuống lần lượt 5,1% và 6,5%. Lý do là vì tình trạng thiếu thanh khoản của các công ty tài chính phi ngân hàng và thị trường lao động ghi nhận mức tăng trưởng khá thấp.

Tăng trưởng của Đông Nam Á năm nay cũng dự kiến sẽ thấp hơn một chút so với dự báo trước đây, khi các nền kinh tế phụ thuộc nhiều thương mại như Singapore và Thái Lan đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tình trạng giảm tốc tăng trưởng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, trong khi hầu hết các quốc gia tại Đông Nam Á được giữ nguyên hoặc bị cắt giảm triển vọng tăng trưởng, ADB lại nâng mức dự báo cho Việt Nam trong cả năm 2019 và 2020 từ lần lượt 6,8% và 6,7% lên 6,9% và 6,8%.

Xem thêm >> NNA: Việt Nam là điểm đến đầu tư hứa hẹn nhất tại châu Á năm 2020

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.