DN khó khăn phải bán rẻ tài sản, 'tay to' nước ngoài tranh thủ thâu tóm

Trần Lê - 12/03/2024 23:03 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2024, thị trường M&A sẽ tiếp tục sôi động. Các nhà đầu tư sẽ nhắm tới những DN có chiến lược đầu tư ổn định và lâu dài trong các ngành nông nghiệp và thực phẩm. Nhà đầu tư cũng muốn chốt thương vụ trong lĩnh vực có thể tận dụng được mức định giá rẻ như: bất động sản, xây dựng.

Tận dụng định giá rẻ để M&A bất động sản, xây dựng

Tại Hội thảo ngành hàng tiêu dùng và phân phối- xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) và chiến lược đầu tư gọi vốn cho doanh nghiệp Việt Nam ngày 12/3, Viện Mua bán sáp nhập và liên minh (IMAA) công bố con số cho thấy, kể từ năm 1996 đến hết năm 2022, có khoảng 6.550 thương vụ M&A tại Việt Nam, trong đó nổi bật là ba nhóm các nhà đầu tư chính: Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong khi 3 năm trước đây các nhà đầu tư nội vượt trội trong thị trường M&A thì trong năm 2023, top 5 thương vụ đều thuộc về nhà đầu tư ngoại.

Tổng giá trị giao dịch M&A trong 10 tháng đầu năm 2023 là 4,4 tỷ USD với hơn 260 thương vụ, trong đó 80% giá trị giao dịch từ các ngành y tế, tài chính, và bất động sản. Giá trị trung bình các thương vụ là 54,5 triệu USD.

Xu thế gần đây, nhóm ngành lớn nhất là công nghệ, sau đó đến y tế… ngành bán lẻ, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 8-9% nhưng là lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia.

Theo TS Nguyễn Tuấn Anh (Đại học RMIT Việt Nam), trong những năm gần đây các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia rất mạnh vào các thương vụ M&A. Tiêu biểu như Tập đoàn Nhật Bản Sojitz thông qua Sojitz Asia Pte.Ltd. và Công ty TNHH Sojitz Việt Nam mua lại toàn bộ công ty phân phối thực phẩm lớn nhất Việt Nam là Công ty cổ phần Đại Tân Việt (New Viet Dairy).

Trong năm 2024, thị trường M&A sẽ tiếp tục sôi động, bởi vì các nhà đầu tư sẽ nhắm tới những doanh nghiệp có chiến lược đầu tư sản phẩm ổn định và lâu dài trong các ngành nông nghiệp và thực phẩm. Nhà đầu tư cũng muốn chốt thương vụ trong lĩnh vực có thể tận dụng được mức định giá rẻ như: bất động sản, xây dựng.

Ngoài ra, sự tích cực và sôi động trên thị trường còn đến từ nguyên nhân nội tại của các doanh nghiệp nội địa, khi nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư để giải quyết sức ép về tài chính.

Theo TS Nguyễn Tuấn Anh  trong năm 2024 các thị trường M&A sẽ tiếp tục sôi động, bởi vì các nhà đầu tư sẽ nhắm tới những doanh nghiệp có chiến lược đầu tư sản phẩm ổn định và lâu dài trong các ngành nông nghiệp và thực phẩm.

Nhà đầu tư cũng muốn chốt thương vụ trong lĩnh vực có thể tận dụng được mức định giá rẻ như: bất động sản, xây dựng. Ngoài ra, sự tích cực và sôi động trên thị trường còn đến từ nguyên nhân nội tại của các doanh nghiệp nội địa, khi nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư để giải quyết sức ép về tài chính.

DN Việt ưu tiên tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia cao cấp, cho rằng, tìm kiếm nguồn vốn ở bên ngoài là xu hướng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vì hiện nay nguồn vốn trong nước cũng có nhưng đắt đỏ, chi phí vốn cao so với các nước xung quanh chưa kể đến nước phát triển.

Thậm chí, có thể vốn có sẵn nhưng làm cách nào để huy động và phân bổ nguồn vốn đến doanh nghiệp, có tiếp cận được thì vẫn rất khó khăn. Mặt khác, bên cạnh nguồn vốn thì các doanh nghiệp còn tìm kiếm các yếu tố khác khi mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài qua các thương vụ M&A đó là: công nghệ, kỹ năng, quản trị, thị trường, tận dụng các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Hội thảo ngành hàng tiêu dùng và phân phối- xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) và chiến lược đầu tư gọi vốn cho doanh nghiệp Việt Nam (ảnh BSA).

Bà Lan nhấn mạnh, tìm kiếm các nhà đầu tư mới, tìm kiếm các nhà đầu tư từ bên ngoài là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cần, nhưng cái cần hơn là chính sách vĩ mô phải tốt để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài và giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt trong quá trình M&A.

Tuy nhiên, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư có chiến lược đầu tư dài hạn, TS Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, môi trường chính sách ở Việt Nam phải thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thoái vốn. Bởi khi rót tiền vào, nhà đầu tư cân nhắc phải lấy ra được. Một yếu tố khác là phải làm sao để tạo điều kiện rút ngắn thời gian hoàn tất thương vụ.

Luật sư Đào Tiến Phong (Công ty Tư vấn InvestPush) cho rằng, khi có kế hoạch M&A, nên có cơ cấu cổ phần hóa trước để thuận tiện về mặt pháp lý và tránh rủi ro về thuế khi M&A. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đặc biệt chú ý đến chiến lược 'chống pha loãng' để tránh bị thâu tóm toàn công ty, nếu chỉ định bán một phần.

Theo bà Phạm Chi Lan, khi nói đến M&A thì có hai kiểu M&A. Thứ nhất là các doanh nghiệp tìm nhà đầu tư chung sức chung tay để cùng nhau phát triển bền vững phát triển lâu dài. Thứ hai là những doanh nghiệp muốn 'bán đứt', rút khỏi thị trường.

Điều này sẽ làm suy yếu nội lực Việt Nam. Một số ngành hàng Việt Nam đang có vị thế nhất định kể cả trong nước lẫn xuất khẩu có thể bị rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. 

M&A theo cách để tăng cường năng lực doanh nghiệp trong nước thì nên ủng hộ, còn nếu theo cách bán mình nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài thì là cái rất đáng lo.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tiếp tục trình diễn vũ điệu tăng trưởng đẹp mắt với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý III năm tài chính 2024.

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng chục triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng chục triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

(VNF) - Quyền sở hữu nhà vẫn là một mục tiêu ngày càng khó đạt được đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt trong bối cảnh chung cư “một mình một ngựa” thẳng tiến với tốc độ tăng giá đáng sợ.

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Tín Trung (68 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - Resco) và 7 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

(VNF) - Các trái chủ nước ngoài đã tạm dừng thanh toán nợ của Ukraine vào năm 2022, nhưng sự kiên nhẫn của họ được cho là đã cạn kiệt. Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ sở hữu trái phiếu cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả nợ cho Ukraine.

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.