Điều chỉnh quy hoạch ngành than: Tiếp tục nhập khẩu than để phát triển nhiệt điện

Vĩnh Chi - 31/08/2016 16:27 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công Thương vừa công bố điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

Huy động 3,05 tỷ tấn than vào quy hoạch

Theo bản điều chỉnh Quy hoạch, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành sẽ tăng đều qua các năm, từ 41 – 44 triệu tấn (2016) lên 47 – 50 triệu tấn (2020) rồi 51 – 54 triệu tấn (2025) và đạt mức 55 – 57 triệu tấn (2030).

Trong đó, bể than sông Hồng giai đoạn 2021 – 2030 thực hiện dự án thử nghiệm, làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển mỏ với quy mô công nghiệp; phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) 0,5-1 triệu tấn vào năm 2030.

Về thăm dò, quy hoạch điều chỉnh cho biết, tại bể than Đông Bắc, đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành công tác thăm dò đến mức -300m và một số khu vực dưới -300m đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên. Đến hết năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ than để huy động vào thiết kế trong giai đoạn 2021-2030 và sau 2030.

Với bể than sông Hồng, quy hoạch đặt ra trước năm 2020 hoàn thành thăm dò than khu Nam Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II, huyện Tiền Hải – Thái Bình. Trên cơ sở thử nghiệm, sẽ tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ hợp lý.

Về tổn thất than, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp hầm lò xuống khoảng 20% và dưới 20% sau năm 2020; tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống khoảng 5% và dưới 5% sau năm 2020.

Ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, cho biết tổng trữ lượng và tài nguyên than tính đến 31/12/2015 khoảng 48,88 tỷ tấn gồm 2,26 tỷ tấn trữ lượng và 46,62 tỷ tấn tài nguyên, trong đó có 0,34 tỷ tấn than bùn.

Trữ lượng và tài nguyên than huy động vào quy hoạch khoảng 3,05 tỷ tấn gồm khoảng 1,22 tỷ tấn trữ lượng và 1,83 tỷ tấn tài nguyên, trong đó có 0,06 tỷ tấn than bùn.

Cần khoảng 18.000 tỷ mỗi năm

Theo tính toán của Bộ Công thương, để thực hiện các mục tiêu Quy hoạch, tổng nhu cầu vốn cho ngành than đến 2030 khoảng 269 nghìn tỷ đồng, bình quân khoảng 18 nghìn tỷ đồng/năm.

Giai đoạn 2020, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 95 nghìn tỷ đồng, bình quân 19 nghìn tỷ đồng một năm. Trong đó, vốn đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 89 nghìn tỷ đồng, đầu tư duy trì sản xuất là 7.500 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 – 2030, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 172 nghìn tỷ đồng, bình quân 17 nghìn tỷ đồng một năm. Trong đó, đầu tư mới và cải tạo mở rộng là gần 147 nghìn tỷ, đầu tư duy trì sản xuất là 25 nghìn tỷ đồng.

Vốn đầu tư phát triển ngành than theo quy hoạch dự kiến thu xếp từ các nguồn vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi, huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Tiếp tục nhập khẩu than

Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết thêm, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng, bên cạnh việc yêu cầu Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam giảm chi phí, sẽ tiếp tục nhập khẩu than để phát triển nhiệt điện.

Theo Bộ Công thương, việc nhập khẩu than cho điện đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và giao cho Bộ thành lập Ban chỉ đạo nhập khẩu than để thu xếp nhập khẩu than sau này, đáp ứng nhu cầu trong nước.

Hiện cả nước có 19 nhà máy nhiệt điện than và đang nhập khoảng 7 triệu tấn than/năm (số liệu 2015). Dự kiến đến năm 2030, số nhà máy nhiệt điện sẽ tăng lên con số 52 và tổng số lượng than cần nhập khẩu sẽ là 85 triệu tấn/năm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sài Gòn - Đại Ninh là một trong những siêu dự án ở Lâm Đồng. Sau nhiều năm triển khai, dự án khiến hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương vướng vào lao lý.

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

(VNF) - Vốn được coi là khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng đã tăng giá sau khi xung đột Nga – Ukraine và cuộc chiến ở Gaza nổ ra. Tuy nhiên, việc vàng leo lên mức cao kỷ lục trên 2.400 USD/ounce được cho là có tác động chính bởi thị trường Trung Quốc.

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

(VNF) - Chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nga ở Bến Đầm, huyện Côn Đảo đang nợ Agribank hơn 370 tỷ đồng. Agribank đưa ra giá khởi điểm dự kiến cho khoản nợ này tương đương giá trị cả gốc và lãi của khoản nợ tính đến ngày 26/4.

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

(VNF) - Sáng 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

(VNF) - Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thảo luận và biểu quyết thông qua các Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.

Nhân diện dòng tiền hàng tỷ USD từ nước ngoài âm thầm đổ vào BĐS mỗi năm

Nhân diện dòng tiền hàng tỷ USD từ nước ngoài âm thầm đổ vào BĐS mỗi năm

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tiếp tục trình diễn vũ điệu tăng trưởng đẹp mắt với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý III năm tài chính 2024.

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

(VNF) - Quyền sở hữu nhà vẫn là một mục tiêu ngày càng khó đạt được đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt trong bối cảnh chung cư “một mình một ngựa” thẳng tiến với tốc độ tăng giá đáng sợ.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.