Điện khí động đâu cũng tắc: Chính sách chưa thông, giá mua chưa có

Kỳ Thư - 06/02/2024 14:50 (GMT+7)

(VNF) - Nhằm giải quyết những rào cản ngáng đường phát triển điện khí LNG, theo chuyên gia, trước hết cần phải tập trung thay đổi nhận thức và tư duy về điện khí LNG.

Thách thức lớn nhất là thiếu cơ chế, chính sách

Theo dự báo, nhu cầu thị trường khí Việt Nam, giai đoạn 2030 – 2050 sẽ bao gồm khí tự nhiên nội địa và khí LNG nhập khẩu. Trong đó, cơ cấu nguồn cung khí tại Việt Nam từ nguồn mỏ trong nước sẽ chiếm từ 40 – 45%, nhu cầu khí nhập khẩu LNG ở Việt Nam sẽ dao động từ 55 - 60%. Nhu cầu sử dụng LNG sẽ tập trung tại 4 lĩnh vực gồm sản xuất điện; công nghiệp; sản xuất phân bón và hóa dầu.

Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn nguồn cung LNG

Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về cung ứng nguồn khí LNG. Theo TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, thị trường tiêu thụ điện đang tăng chậm so với mục tiêu trong các quy hoạch điện. Bỏ bảo lãnh Chính phủ, nhưng các doanh nghiệp lại chưa đủ hành lang pháp lý để bảo lãnh thay thế, chính vì vậy làm khó khăn hơn cho hợp đồng mua bán điện.

Về vấn đề bảo lãnh, đảm bảo chuyển đổi ngoại tệ nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế khi nhập khẩu LNG: khi mua LNG thường phải trả bằng ngoại tệ, nhưng thu về bằng tiền đồng, nhà đầu tư phải chuyển đổi tiền nhưng được yêu cầu phải bảo lãnh về khối lượng và tỷ giá.

Về vấn đề ban hành khung giá phát điện cho nhà máy phát điện khí LNG, hiện vẫn còn đang nghiên cứu xem xét. Bộ Công Thương cho đến nay vẫn chưa thực hiện được do khó khăn về Luật Điện lực chưa cho phép thực hiện. Trong khi đó, Luật giá đã cho phép tính đúng, tính đủ về cơ cấu giá thành.

Bên cạnh đó, vấn đề cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm (Qc) và cam kết bao tiêu sản lượng khí LNG hàng năm cũng đang là một thách thức. Bởi theo ông Thập, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được mua điện của các nhà máy và bán ra theo sự điều tiết, đầu vào phải đi đàm phán với các nhà máy nên không đủ để thực hiện cam kết. Thêm vào đó, cam kết về đường dây truyền tải và đầu nối của dự án cũng là vấn đề gặp rất nhiều khó khăn. Điều này dẫn tới nguy cơ mất kiểm soát tiến độ của chuỗi các dự án điện khí LNG.

Đặc biệt, chuyên gia cho rằng, khó khăn và thách thức lớn nhất khi phát triển điện khí LNG theo quy hoạch điện VIII hiện nay là thiếu cơ chế, chính sách cho mọi hoạt động của chuỗi khí điện LNG và tiêu thụ điện LNG.

“Trên thực tế, hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập và tự chủ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)/EVN còn thiếu khi Chính phủ không còn bảo lãnh cho tất cả các loại hình dự án. Cách tiếp cận và xử lý của cơ quan quản lý các cấp như hiện tại sẽ làm giảm hiệu quả và nhiệt huyết của các nhà đầu tư và đối tác trong chuỗi dự án”, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nhận định.

Bổ sung thêm về thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong mục tiêu phát triển điện khí LNG, TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, việc chuyển đổi sang năng lượng sạch đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ. Ước tính chỉ để chuyển đổi năng lượng than sang năng lượng tái tạo mỗi năm Việt Nam cần từ 25 tỷ - 30 tỷ USD.

Trong khi đó, năng lượng tái tạo phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ nước ngoài, chi phí năng lượng tái tạo vẫn cao, tạo gánh nặng cho nền kinh tế, giảm khả năng tiếp cận năng lượng đối với người nghèo trong khi nhu cầu năng lượng cho phát triển tăng nhanh. Song, ông Tú Anh cũng chỉ ra điểm sáng khi Việt Nam đang có một số lợi thế cơ bản, đó là: tỷ lệ phủ rừng tăng nhanh, lên 60%, nhanh nhất thế giới và việc phát triển thị trường tín chỉ carbon là một lựa chọn tốt với nước ta.

Cần thay đổi nhận thức về điện khí LNG

Trước thực tế này, theo TS. Nguyễn Quốc Thập, trước hết cần phải tập trung thay đổi nhận thức và tư duy, điện khí LNG không phải chỉ có kho cảng LNG và nhà máy điện mà cần được hấp thụ bởi các khu, cụm công nghiệp và các nhà máy. Điện khí LNG cần được vận hành theo thông lệ quốc tế đó là thị trường và thị trường dài hạn. Giá điện và giá khí LNG cần phải neo theo giá dầu thô trong công thức giá. Cam kết dài hạn và thị trường cũng là điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG.

Còn nhiều rào cản ngáng đường phát triển điện khí LNG.

Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ điện theo sát với mục tiêu trong các quy hoạch điện: Quy hoạch, xây dựng tập trung và đồng bộ cụm kho cảng LNG, nhà máy điện và các khu công nghiệp/nhà máy có quy mô sử dụng điện đủ lớn; thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp/nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho cảng LNG; kích cầu điện, kích thích sản xuất, kích thích tiêu dùng; tháo gỡ nút thắt liên quan đến cam kết huy động tổng sản lượng điện.

Sửa đổi Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế, Luật Đầu tư và các Nghị định hướng dẫn. Cập nhật và sửa đổi điều lệ và quy chế tài chính của các tập đoàn kinh tế Nhà nước: Đảm bảo các doanh nghiệp có đầy đủ cơ sơ pháp lý để cam kết và thế chấp với các chủ thể trong hợp đồng mua bán LNG và mua bán điện; các tập đoàn kinh tế Nhà nước được quyền cam kết và thế chấp tài sản hay dòng tiền của tập đoàn trong các giao dịch pháp luật - kinh tế - thương mại.

Cam kết bảo lãnh/bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ/nội tệ: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cam kết đảm bảo về khối lượng cho nhà đầu tư; tỷ giá sẽ do thị trường quyết định; rủi ro khi đó sẽ do thị trường quyết định; nút thắt về cam kết bảo lãnh/bảo đảm chuyền đồi ngoại tệ/nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG được tháo gỡ.

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để: Có cơ hội để xây dựng cơ chế chính sách điện khí LNG nói riêng và năng lượng nói chung; có cơ hội để xây dựng mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả và tối ưu điện khí LNG; lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghiệp, tài chính và kinh nghiệm triển khai; hợp tác quốc tế là một trong các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) và quy hoạch năng lượng quốc gia.

“Cần thiết có một Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội để đảm bảo mục tiêu quy hoạch năng lượng và Quy hoạch Điện 8”, TS. Nguyễn Quốc Thập đề xuất.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.