Điểm lại loạt dự án mang dấu ấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Quang Thân - 23/11/2022 13:35 (GMT+7)

(VNF) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/ 2022). VietnamFinance điểm lại những dự án mang dấu ấn đậm nét của vị thủ tướng được người dân Nam Bộ gọi với tên thân thương là "Ông Sáu".

Đường dây tải điện 500 kV Bắc - Nam 

Năm 1990, ngành điện phát triển không cân đối. Khi nhà máy thủy điện Hòa Bình ở miền Bắc đi vào vận hành, nguồn điện bắt đầu dư thừa, trong khi miền Nam và miền Trung thiếu điện trầm trọng. Đặc biệt, mỗi tuần TP. HCM bị cắt điện 4-5 ngày, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Một ý tưởng đột phá được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đưa ra - đường dây truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam.

Tháng 2/1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt Luận chứng Kinh tế kỹ thuật xây dựng đường dây truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam. Ngày 5/4/1992, lễ khởi công xây công trình đường dây truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam tổ chức đồng thời trên nhiều tỉnh Hòa Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Đăk Lăk... Điểm đặc biệt của việc xây dựng đường dây 500 kV chính là thời gian thi công chỉ trong vòng hai năm. Thủ tướng Võ Văn Kiệt được phân công làm Tổng chỉ huy công trình.

Đường dây 500kV Bắc - Nam

Đường Hồ Chí Minh 

Đầu năm 1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt vấn đề với Bộ Giao thông Vận tải cần lập dự án xây dựng xa lộ Bắc - Nam. Ông cho rằng: "Đường Trường Sơn năm xưa góp phần vào sự nghiệp thống nhất đất nước, thì đường Hồ Chí Minh ngày nay không chỉ là con đường của thời đại công nghiệp hóa, làm cho dân giàu nước mạnh, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ quốc gia, mà còn là sự liên hệ máu thịt giữa hai miền Nam - Bắc".

Hơn 1.000 kỹ sư, chuyên gia, công nhân đã khảo sát suốt cả năm từ Bắc vào Nam trên tuyến đường dọc phía tây dãy Trường Sơn; khảo sát cả quốc lộ 1A và 63 trục đường ngang. Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng thị sát dự án ngay từ những ngày đầu, đi cả tuyến từ phía Bắc vào Tây Nguyên.

Ngày 24/9/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt Quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc - Nam với điểm đầu tại Hòa Lạc (Hà Tây, nay là Hà Nội), điểm cuối tại Bình Phước, tổng chiều dài khoảng 1.800 km, cơ bản bám theo hướng của các quốc lộ 21A, 15A, 15B, 14 và 13...

Tháng 8/1998, dự án được Bộ Chính trị thông qua và chính thức đặt tên là đường Hồ Chí Minh

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.

Năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký quyết định chọn địa điểm để xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại Dung Quất. Tháng 7/1996, ông Kiệt đã thị sát và xem quy hoạch tổng thể dự án xây dựng TP Vạn Tường và Khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất.

Dự án được khởi công năm 2005, hoàn thành năm 2011. Dung Quất cùng Nghi Sơn đang là hai nhà máy đóng góp 70-80% nhu cầu xăng dầu trong nước.

Nhà máy thủy điện Trị An 

Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai đoạn qua huyện Vĩnh Cửu (cách TP. HCM khoảng 65 km) năm 1984. Một năm trước khi nhà máy khởi công, ông Võ Văn Kiệt, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cùng các kỹ sư đã khảo sát khu vực này.

Công trình gồm 4 tổ máy, sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 1,7 tỷ kWh... Nhà máy phát điện tổ máy số một ngày 30/4/1988 và khánh thành năm 1991. Với công suất 400 MW, nhà máy thủy điện Trị An có công suất lớn thứ hai cả nước lúc hoàn thành, sau thủy điện Hòa Bình, hiện xếp thứ 6. Hình ảnh nhà máy được in trên tờ tiền mệnh giá 5.000 đồng.

Nhà máy thủy điện Trị An với công suất 400 MW

Kênh T5

Khi còn đương nhiệm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thường cùng lãnh đạo các tỉnh, các nhà khoa học khảo sát Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tứ giác Long Xuyên và luôn trăn trở làm cách nào để thoát nhanh nước lũ từ đầu nguồn sông Mekong tràn về, đồng thời khai thác vùng đất thường xuyên ngập phèn, để phát triển nông nghiệp.

Năm 1996, ông Võ Văn Kiệt vào An Giang, xắn quần đi kiểm tra tình hình lũ. Hiệu quả thoát lũ của kênh Vĩnh Tế và những tiện lợi của nó đối với người dân được Thủ tướng đặc biệt quan tâm. Ông hỏi cặn kẽ cán bộ địa phương và gặp trực tiếp người dân. Ý tưởng thoát lũ ra biển Tây và làm thêm đê bao để phát triển vùng đất này đã được cán bộ địa phương trình bày.

Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát và lên kế hoạch tỉ mỉ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định cho thi công hệ thống kênh T4, T5, T6 năm 1997.

Người dân địa phương đánh giá Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc khai phá vùng Tứ giác Long Xuyên để biến vùng đất được ví như "túi phèn" này thành vựa lúa của cả nước. Khi đưa vào sử dụng, dự án đã biến đổi nơi đây thành vùng đất trù phú với hơn 10.000 ha đất trồng lúa 2-3 vụ mỗi năm. Người dân ở tỉnh An Giang và Kiên Giang biết ơn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nên gọi dòng kênh T5 này là "kênh Ông Kiệt" hay "kênh Ông Sáu".

Cầu Mỹ Thuận 

Dự án cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm trên quốc lộ 1A là trục giao thông chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cách TP. HCM 123 km về phía Tây Nam. Công trình này được thực hiện xuất phát từ chủ trương của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Cầu được khởi công tháng 7/1997 và khánh thành 3 năm sau đó, dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m. Tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó chương trình AusAid của Chính phủ Australia góp 66% và Chính phủ Việt Nam là 34%.

Ngày 21/5/2000, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tham dự lễ khánh thành cầu.

Thời điểm cầu thông xe là ngày hội lớn của hơn 16 triệu dân miền Tây. Người dân khắp nơi đổ về tham quan công trình "chưa từng có" ở vùng sông nước. Đây là cầu văng dây đầu tiên tại Việt Nam, kiểu dáng kiến trúc độc đáo, hiện đại, lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình xóa cảnh lụy phà, rút ngắn thời gian miền Tây lên TP. HCM.

Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long

Cao tốc Láng - Hòa Lạc 

Với chiều dài khoảng 30 km, cao tốc Láng - Hòa Lạc là tuyến cao tốc hướng tâm phía Tây, nối trung tâm Hà Nội với Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc, đã khai thác từ tháng 10/2010 với quy mô 6 làn xe và đường song hành hai bên. Đây là tuyến đường đạt chuẩn cao tốc đầu tiên ở Việt Nam.

Ngày 11/7/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khảo sát dự án. Chủ trương mở ra cao tốc Láng - Hòa Lạc của ông đã giúp cả phía Tây của Hà Nội phát triển mạnh. Thời gian đi từ trung tâm Hà Nội đến Hòa Lạc được rút ngắn còn 30 phút, nhanh hơn đi trong nội thành vào giờ cao điểm...

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.