Dịch Covid-19: Các ngân hàng trung ương sẽ giải quyết các khoản nợ như thế nào?

Linh Hương - 12/04/2020 11:12 (GMT+7)

Các ngân hàng trung ương đang nắm giữ trong tay tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Các công cụ và chính sách sẽ giúp các nước tránh được kịch bản tồi tệ nhất.

VNF
Đồng euro

Tờ Les Echos của Pháp nhận định rằng tại Mỹ, Nhật Bản và Vương quốc Anh, các ngân hàng trung ương sẽ không ngần ngại sử dụng các chính sách tiền tệ mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong khu vực sử dụng đồng euro Eurozone, vấn đề không đơn giản như vậy.

Có vẻ quyền chủ động đã trở lại với các ngân hàng trung ương, sau khi họ đã mất nhiều tháng giải thích rằng đây chính là thời điểm các chính phủ phải hành động, dùng chính sách tài khóa để tiếp quản chính sách tiền tệ. Nhưng trước đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 hiện nay, mọi thứ đã thay đổi. Các thể chế tài chính lớn đã được lắng nghe, và điều này vượt quá mọi mong đợi của họ.

Sau khi phải đột ngột dừng hầu hết các hoạt động kinh tế để đối phó dịch bệnh, các nhà lãnh đạo của hàng chục quốc gia sẽ tìm kiếm hàng nghìn tỷ euro hoặc USD. Mục tiêu trước hết là để ngăn chặn cú sốc chưa từng thấy này phá hủy cấu trúc kinh tế và xã hội, sau đó là để khởi động lại bộ máy của nền kinh tế.

Các quốc gia tất nhiên sẽ huy động những khoản tiền lớn từ thị trường tài chính. Trong tình trạng hoảng loạn kể từ tháng 3, nhiều nhà đầu tư tự trấn an bằng cách mua trái phiếu công cổ điển, như trái phiếu kho bạc. Tuy nhiên, điều đó sẽ không đủ, ngay cả khi châu Âu cuối cùng quyết định ban hành các trái phiếu không những mang tầm quốc gia mà còn mang tầm khu vực. Họ cần phải huy động tiền từ nơi khác. Mà số tiền lớn này thì chỉ các ngân hàng trung ương mới có thể cung cấp.

Về vấn đề này, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một bài học tuyệt vời, thậm chí là một cơ hội. Dưới sự thúc đẩy quyết định của ông Ben Bernanke, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), các ngân hàng trung ương đã phát minh ra các công cụ "độc đáo", chẳng hạn như việc mua hàng loạt cổ phiếu trên thị trường tài chính. Vào tháng 3/2020, các ngân hàng trung ương tuyên bố sẽ sử dụng các công cụ này trên quy mô lớn.

Để cứu các quốc gia mà không khiến các khoản nợ vượt quá tầm kiểm soát, các ngân hàng trung ương sẽ phải tiến thêm một bước theo hướng này. Bước đi này đã được Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) thực hiện, tuy không chính thức thừa nhận vì nó vượt qua ranh giới đỏ. Họ sẽ phải mua trực tiếp trái phiếu chính phủ, rồi xóa bỏ chúng.

Khi nỗ lực hành động để tài trợ cho cuộc chiến y tế chống lại virus SARS-CoV-2, các ngân hàng trung ương châu Âu có lẽ đang quay trở lại mục tiêu ban đầu của họ. Các ngân hàng này đã ra đời từ thế kỷ 17 để tìm ra phương cách hiệu quả hơn trong việc tài trợ cho chiến tranh quân sự.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) được thành lập vào năm 1694 để thực hiện việc tái thiết hạm đội Anh đã bị Pháp phá hủy. Ngân hàng trung ương Pháp (La Banque de France) ra mắt vào năm 1800 nhằm hỗ trợ các cuộc tấn công của Napoleon. Tương tự như vậy ở khắp châu Âu, từ Bồ Đào Nha đến Phần Lan.

Tình huống hơi khác một chút ở Mỹ. Nền cộng hòa được thành lập vào thế kỷ 18 đã không tham gia vào các cuộc chiến lâu dài và tốn kém với các nước láng giềng. Sự cần thiết phải có một ngân hàng trung ương chỉ thực sự xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, trong thời kỳ hoảng loạn của giới chủ ngân hàng vào năm 1907.

Sau cuộc đầu cơ thất bại vào một công ty khai thác mỏ, nhiều nhà đầu tư đã rút tiền mặt, gây sụp đổ thị trường. Điều này đã khiến Quốc hội Mỹ phê chuẩn sự ra đời của Fed. Như một phương sách cuối cùng, “ông chủ nợ” này sẽ không ngần ngại cung cấp tiền trực tiếp cho Chính phủ liên bang Mỹ, cho dù có hay không lệnh của Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, trong Eurozone, mọi chuyện diễn ra khác hẳn. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã được xây dựng cách đây 1/4 thế kỷ theo mô hình của Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank). Nhiệm vụ của Bundesbank không phải là tài trợ cho việc tái thiết đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mà phải tìm cách “bẻ gãy” lạm phát thông qua siết chặt tín dụng.

Chắc chắn là những dấu hiệu thay đổi đang xuất hiện. Hiện tại, đoàn kết là một niềm hy vọng, chứ không phải là một phản xạ.

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

(VNF) - Cơn sốt tích trữ vàng miếng và trang sức của người dân Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt dù giá vàng liên tục lập đỉnh, tuy nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng các vụ lừa đảo vàng ở Trung Quốc.

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

(VNF) - Các chuyên gia bất động nhận định, thị trường bất động sản có sự tăng giá, nhất là căn hộ chung cư Hà Nội. Trao đổi với VietnamFinance.vn, ông Bạch Dương, Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, giá phản ánh cán cân cung – cầu của thị trường, không ai đủ sức “thổi giá” bất động sản trong một thời gian dài.

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được phân công tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang.

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

(VNF) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã ban hành cáo trạng số 252/CT-VKS-P3, chuyển hồ sơ sang Tòa án Nhân dân cùng cấp để xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Vụ án có số lượng hồ sơ lớn với hơn 286.070 bút lục và sự tham gia bào chữa của 215 luật sư.

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

(VNF) - Tại cuộc họp về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành, thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành là vấn đề cấp thiết, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Hành khách đi tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng) sẽ được trải nghiệm những dịch vụ "cao cấp" chưa từng có trước đây.

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

(VNF) - Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, diện tích đất khuôn viên 450-500m2; kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất là 350 triệu đồng.

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

(VNF) - Mới đây, Lý Hải trở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.