ĐHCĐ Techcombank: Sẽ dồn lực xây nền tảng để mở rộng sang lĩnh vực khác ngoài BĐS

Minh Tâm - 20/06/2020 12:16 (GMT+7)

(VNF) - "Trong chiến lược phát triển, chúng tôi không chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) mà sẽ cả những lĩnh vực khác nhưng không thể xây dựng ngay mà phải cuốn chiếu. Nếu Techcombank không đẩy nhanh quá trình số hóa thì không dễ để kiểm soát rủi ro và sinh lời tốt ở những lĩnh vực này", Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nhấn mạnh.

VNF
ĐHCĐ Techcombank: Sẽ dồn lực xây nền tảng để mở rộng sang lĩnh vực khác ngoài BĐS

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho hay năm nay, HĐQT ngân hàng trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận thận trọng, bởi mặc dù tăng trưởng dư nợ và huy động vẫn khá cao nhưng ngân hàng phải tính đến yếu tố khách hàng có thể không trả được lãi. Dù cho Thông tư 01 cho phép chưa ghi nhận nợ xấu nhưng nếu không thu được lãi thì ngân hàng sẽ phải thoái thu và điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Chủ tịch Hồ Hùng Anh nhấn mạnh năm nay, Techcombank sẽ tập trung đầu tư rất lớn để xây dựng nền tảng công nghệ, data... nên tỷ lệ chi phí hoạt động trong tổng thu nhập hoạt động (CIR) sẽ tăng. Phó tổng giám đốc Phùng Quang Hưng cho biết thêm dự kiến, CIR năm 2020 sẽ ở mức khoảng 35-36%, cao hơn một chút so với năm 2019.

Nói về rủi ro tập trung, ông Hồ Hùng Anh cho hay Techcombank định hướng theo nguyên tắc tập trung phát triển một số lĩnh vực, phân khúc mà ngân hàng tự tin kiểm soát tốt, có thể đạt thị phần lớn nhất và có khả năng phục vụ tốt nhất.

"Techcombank chưa bao giờ nói rằng sẽ đi dàn hàng ngang. Lĩnh vực bất động sản từ 5 năm trước đã được Techcombank xác định là có lợi thế và sẽ phát triển nhanh, cũng là lĩnh vực Techcombank có thể kiểm soát rủi ro và phát triển kinh doanh", Chủ tịch Techcombank nói.

"Tôi cho rằng lựa chọn của Techcombank trong những năm vừa qua là hợp lý", ông Hồ Hùng Anh nhấn mạnh.

Người đứng đầu Techcombank cho biết không phải tất cả khách hàng lớn đều được ngân hàng phục vụ mà ngân hàng sẽ lựa chọn những khách hàng uy tín nhất, những khách hàng đang tạo ra sản phẩm tốt nhất trên thị trường. "Techcombank lựa chọn rất thận trọng. Tại sao Techcombank tập trung không nhiều khách hàng vì chúng tôi chỉ tập trung vào khách hàng tốt", lãnh đạo Techcombank nói.

"Trong chiến lược phát triển, chúng tôi không chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản mà sẽ cả những lĩnh vực khác nhưng không thể xây dựng ngay mà phải cuốn chiếu. Nếu Techcombank không đẩy nhanh quá trình số hóa thì không dễ để kiểm soát rủi ro và sinh lời tốt ở những lĩnh vực này", ông Hồ Hùng Anh chia sẻ.

Lãnh đạo Techcombank cũng cho biết ngân hàng đang xây dựng mô hình quản trị rủi ro để áp dụng sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bất động sản.

"Techcombank luôn đi theo định hướng “rủi ro thấp, lợi nhuận cao” nên luôn lựa chọn khách hàng tốt. Thay vì làm việc với 10 khách hàng thì làm với 3 khách hàng tốt. Thay vì làm việc trong 10 lĩnh vực thì làm trong 2, 3 lĩnh vực có thể kiểm soát tốt. Trong giai đoạn tới, Techcombank sẽ tiếp tục xây dựng nền tảng. Năm sau sẽ thấy rất rõ sự thay đổi trong bảng cân đối tài sản", Chủ tịch Techcombank nhấn mạnh.

Một cổ đông đặt câu hỏi rằng vì sao Techcombank phát hành cổ phiếu ESOP mà không hạn chế thời gian chuyển nhượng và điều này có tạo gắn kết giữa ngân hàng với nhân viên không, một lãnh đạo chuyên trách của Techcombank cho hay lần phát hành cổ phiếu ESOP tới là dành cho người lao động có thành tích cao vào năm 2017. Trước đó, Techcombank đã phát hành quyền mua và để được hưởng quyền này, người lao động vẫn phải tiếp tục đáp ứng các yêu cầu công việc.

Đối với việc giảm tỷ lệ sở hữu tại TCBS và chuyển TCBS thành công ty cổ phần, lãnh đạo Techcombank thông tin rằng Techcombank không bán cổ phần cho nhà đầu tư mới mà việc giảm tỷ lệ sở hữu là do phát hành cổ phiếu ESOP.

* * *

Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, Techcombank đặt mục tiêu dư nợ tín dụng cuối năm ở mức 291.586 tỷ đồng, tăng trưởng 13% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Nợ xấu dưới 3%.

Huy động vốn dự kiến đạt mức 268.820 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng tài sản dự kiến đạt 431.483 tỷ đồng, tăng trưởng 12%.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất mục tiêu năm 2020 ở mức 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng 1,3%.

Ban lãnh đạo Techcombank cho biết năm 2020, ngân hàng sẽ mở rộng tiếp cận theo mô hình hệ sinh thái cho chuỗi giá trị hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi giá trị nhà ở (ReCoM).

Trong chuỗi giá trị bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng (ReCoM), Techcombank cũng sẽ tiếp tục tập trung vào các phân khúc ít rủi ro như người mua nhà ở, các giai đoạn bán và giao hàng của dự án trong khi với giai đoạn xây dựng thì tập trung cho vay nhà thầu để phân tán rủi ro.

Về bán hàng và dịch vụ, ban lãnh đạo Techcombank cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình ngân hàng số, đồng thời chuyên môn hóa và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên để tư vấn chuyên sâu giải pháp tài chính cho khách hàng thông qua việc phát triển các trung tâm Priority hay đào tạo năng lực tư vấn giải pháp bảo hiểm nhân thọ.

Về cơ cấu tổ chức và nhân sự, Techcombank sẽ tái cấu trúc Văn phòng iPMO thành Văn phòng Chuyển đổi hoạt động theo phương thức Agile để tiến lên một bước mới trong hành trình chuyển mình thành một ngân hàng số.

Bên cạnh đó, Techcombank sẽ thành lập bộ phận chuyên trách về dữ liệu và phân tích để nâng cao khả năng phân tích và ra quyết định của ngân hàng. Bên cạnh đó, Techcombank sẽ rà soát lại cấu trúc tổ chức để loại bỏ các bộ phận có chức năng trùng lặp, rà soát lại các quy trình quy định để tối ưu hóa hoạt động của ngân hàng.

Về quản trị rủi ro và vận hành, Techcombank tiếp tục áp dụng và triển khai các hoạt động thay đổi cấu trúc dư nợ khi chuyển trọng tâm tăng trưởng từ khối ngân hàng bán buôn sang khối ngân hàng bán lẻ để đa dạng hóa Bảng cân đối kế toán, tăng biên lợi nhuận (NIM) toàn hàng và tăng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II, tích cực xử lý các vấn đề rủi ro hoạt động để đảm bảo hiệu quả vận hành của ngân hàng.

* * *

Kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình cổ đông đã được thông qua.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Trong khi đó, doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt gần 28.000 tỷ đồng.

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

Dự án Khu đô thị Green Garden tại Lạng Sơn sẽ được thực hiện bởi Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu - Công ty cổ Tư vấn và Đầu tư Nam Sơn.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Những ngày qua, 'Lật mặt 7' tạo nên 'cơn sốt' phòng vé Việt đã giúp Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, sau Trấn Thành.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.