ĐHCĐ Gelex: Quý IV dự kiến mua xong 51% cổ phần Viglacera, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái KCN

Thanh Long - 18/06/2020 11:14 (GMT+7)

(VNF) - "Chiến lược của Gelex là đón đầu làn sóng khu công nghiệp (KCN) trong 3 năm tới đây. Gelex sẽ mở rộng quỹ đất, không đơn thuần là xây khu công nghiệp như Viglacera mà sẽ xây dựng hệ sinh thái quanh khu công nghiệp bao gồm nhà giá rẻ, xây và cho thuê nhà kho, bán nước sạch, bán điện…", Chủ tịch Gelex Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh.

VNF
ĐHCĐ Gelex: Quý IV dự kiến mua xong 51% cổ phần Viglacera, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái KCN

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) cho biết năm nay, Gelex sẽ tập trung nguồn lực vào mảng bất động sản khu công nghiệp.

"Chiến lược của Gelex là đón đầu làn sóng khu công nghiệp trong 3 năm tới đây. Gelex sẽ mở rộng quỹ đất, không đơn thuần là xây khu công nghiệp như Viglacera mà sẽ xây dựng hệ sinh thái quanh khu công nghiệp bao gồm nhà giá rẻ, xây và cho thuê nhà kho, bán nước sạch, bán điện…", người đứng đầu Gelex nhấn mạnh.

Vị chủ tịch 8x cho hay cùng với Viglacera, Gelex sẽ trực tiếp đầu tư vào khu công nghiệp với vai trò là chủ đầu tư, sau đó thuê Viglacera phát triển. Ông Tuấn thông tin rằng Gelex đã mua khu công nghiệp Long Sơn ở Vũng Tàu và đang làm một số khu công nghiệp khác.

Chủ tịch Gelex nói rõ, chiến lược phát triển khu công nghiệp của Gelex là sẽ M&A, trong đó dự kiến mua các khu công nghiệp ở phía Nam như Tây Ninh, Vũng Tàu… "6 tháng cuối năm, dự kiến Gelex sẽ mua 4 khu công nghiệp, tập trung cận cảng để phát triển khu công nghiệp chuyên sâu và thuê Viglacera phát triển", ông Tuấn nói.

"Nếu không mua Viglacera thì Gelex không đầu tư khu công nghiệp. Qua kết hợp với Viglacera, chúng tôi thấy quy trình đầu tư của Viglacera tương đối giống Gelex. Điểm yếu của Viglacera là cơ chế, khó M&A khu công nghiệp", Chủ tịch Gelex chia sẻ thêm.

Người đứng đầu Gelex cho biết dự kiến trong quý IV sẽ hoàn thành mua chi phối 51% cổ phần Viglacera.

Đối với Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh, ông Tuấn thông tin rằng muộn nhất là năm 2021, tổng công ty sẽ mua chi phối phần của Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh. Ông Tuấn cũng chia sẻ rằng tiến trình mua đang thuận lợi.

Bên cạnh đó, Gelex cũng sẽ mua và sở hữu 100% vốn điều lệ Công ty Dây đồng Việt Nam CFT trong năm nay. Ngoài ra, trong tháng 7, tổng công ty sẽ mở thầu làm giai đoạn 2 của Nhà máy nước sạch sông Đà.

Về nguồn vốn đầu tư, năm 2020, nguồn vốn dự kiến đầu tư của tổng công ty này vào khoảng gần 4.000 tỷ, trong đó khoảng gần 2.000 tỷ để phục vụ M&A. Đối với mảng hạ tầng, phần lớn là vay thương mại và đã được thu xếp (ví dụ Vietcombank tài trợ 80% vốn đầu tư giai đoạn 2 Nhà máy nước sạch sông Đà…).

Trong khi đó, nguồn phục vụ M&A đến từ việc thoái vốn mảng logistics và thoái vốn tại cảng Đồng Nai, dự kiến đã đủ nguồn.

"Thoái vốn mảng logistics sẽ có lãi, Gelex sẽ chỉ thoái vốn mảng vận hành, vẫn giữ lại bất động sản (như khu Trường Thọ ở phía Đông TP. HCM và khu Suối Tiên). Đối tác đã chuyển tiền đặt cọc và ký hợp đồng, kế hoạch 2020 đã bao gồm tiền lãi từ nguồn này", lãnh đạo Gelex cho hay.

Năm 2020, Gelex chưa có kế hoạch tăng vốn. "Sau khi M&A xong Viglacera sẽ tính toán tiếp kế hoạch tăng vốn", ông Tuấn nói.

Liên quan đến dự án bất động sản Trần Nguyên Hãn, lãnh đạo Gelex cho biết đây là dự án có vốn lớn, trong khi Gelex đang tập trung vốn để thâu tóm Viglacera nên chưa thể đầu tư trong năm nay. Dự án dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2021.

"Dự án này sớm muộn sẽ phải đầu tư, không đầu tư sẽ bị thu hồi", ông Tuấn nhấn mạnh. Lãnh đạo Gelex cũng cho biết sẽ không chuyển nhượng dự án này vì đây sẽ là tài sản trọng điểm của tổng công ty, tương tự là khách san Melia và các dự án bất động sản "rất đẹp" của Viglacera.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc vì sao công ty đang thiếu tiền nhưng vẫn mua cổ phiếu quỹ, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ rằng thời điểm đó, việc mua 51% cổ phần Viglacera chưa cụ thể nên tổng công ty vẫn còn nguồn tiền dư. Vì vậy khi cổ phiếu giảm, tổng công ty đã quyết định mua cổ phiếu quỹ.

"Năm nay, Gelex sẽ tìm kiếm đối tác để bán cổ phiếu quỹ, khẳng định giá trị bán sẽ cao hơn lúc mua", lãnh đạo Gelex nói.

Cổ đông cũng đặt câu hỏi rằng việc mua cổ phần là việc tốt mà sao Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn lại muốn mua không công khai, ông Tuấn nêu lý giải rằng vì luật chào mua công khai rất phức tạp, đăng ký chào mua rồi 6 tháng mới chào mua công khai một lần. "Tôi chọn phương án không chào mua công khai để mua bán thỏa thuận. Tôi sẽ thực hiện vào cuối năm 2020", ông Tuấn cho biết.

Trong năm nay, dự kiến Gelex sẽ thoái vốn tại Công ty DAP Đình Vũ do không còn phù hợp với định hướng kinh doanh. Năm 2022 sẽ IPO Gelex Electric.

* * *

Theo báo cáo của HĐQT Gelex, năm 2020, định hướng của tổng công ty này là phát triển kinh doanh trên hai trụ cột. Trụ cột thứ nhất là sản xuất công nghiệp, trong đó cụ thể là sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng. Trụ cột thứ hai là hạ tầng, gồm sản xuất điện, nước, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp.

HĐQT Gelex cho biết đối với khối sản xuất công nghiệp, năm 2020, tổng công ty sẽ tập trung phát triển sản xuất công nghiệp gồm các lĩnh vực chủ chốt là sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng.

Đối với lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, Gelex hướng tới cung cấp đầy đủ bộ sản phẩm trong chuỗi giá trị ngành điện, đồng thời tăng cường mở rộng thị phần.

Đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng, sẽ thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp của các ngành hàng yếu kém, gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao trình độ quản lý theo mô hình quản lý công nghiệp hiện đại, tận dụng triệt để lợi thế quy mô, mở rộng thị phần.

Cùng với đó, phát triển R&D, các sản phẩm mới hàm lượng công nghệ cao; tăng cường chuyển giao công nghệ từ các đối tác hàng đầu

Với các mục tiêu trọng tâm trong khối hạ tầng , đối với nhóm nguồn phát điện, HĐQT Gelex sẽ tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.

Mục tiêu trong vòng 3 năm tới hoàn thành và đưa vào vận hành dự án năng lượng tái tạo công suất 300 MW; trong vòng 5 năm tới tìm kiếm, nghiên cứu đầu tư dự án năng lượng tái tạo tổng công suất 1500MW.

Ở nhóm nước sạch, tổng công ty này sẽ tiếp tục triển khai việc đầu tư giai đoạn 2, nâng công suất Nhà máy nước sạch Sông Đà lên 600.000 m3/ngày đêm.

Với nhóm bất động sản, sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp lại quỹ đất hiện tại mà Gelex đang quản lý, thực hiện phát triển các dự án thương mại trên cơ sở các quỹ đất này.

“Đẩy mạnh đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu cụng nghiệp chuyên dụng cận cảng, dịch vụ tiện ích xung quanh khu công nghiệp, bao gồm cả đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở chuyên gia, các dự án nhà ở giá rẻ…”, báo cáo của HĐQT Gelex nhấn mạnh.

Năm 2020, Gelex đưa ra 2 kịch bản kinh doanh. Trường hợp hợp nhất được Viglacera, mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất của Gelex năm nay là 19.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến đạt 975 tỷ đồng.

Nếu không hợp nhất được Viglacera, mục tiêu tổng doanh thu ở mức 17.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 735 tỷ đồng.

Tại đại hội, HĐQT Gelex trình cổ đông cho phép ông Nguyễn Văn Tuấn -  Chủ tịch HĐQT cùng người có liên quan được mua/nhận chuyển nhượng cổ phiếu GEX dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu tới mức 36% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Gelex mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

“Việc chuyển nhượng cổ phiếu GEX giữa những cá nhân, tổ chức trong nhóm người liên quan nêu trên mà không làm thay đổi tổng tỷ lệ sở hữu cũng không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai theo quy định”, HĐQT Gelex đề xuất.

Việc tăng tỷ lệ sở hữu như vừa nêu trên dự kiến được thực hiện thông qua việc mua/nhận chuyển nhượng cổ phiếu GEX từ các cổ đông hiện hữu thông qua hình thức mua khớp lệnh hoặc mua thỏa thuận theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Ngoài ra, Gelex cũng trình cổ đông phương án không chia cổ tức năm 2019.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội yêu cầu sớm cấp sổ đỏ cho dân Khu đô thị Thanh Hà

Hà Nội yêu cầu sớm cấp sổ đỏ cho dân Khu đô thị Thanh Hà

(VNF) - TP.Hà Nội yêu cầu giải quyết xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng tại các Khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B. Trên cơ sở đó, xem xét đề xuất về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các hộ dân.

'Không chỉ Việt Nam, Thái Lan và Indonesia cũng đối mặt thảm họa condotel'

'Không chỉ Việt Nam, Thái Lan và Indonesia cũng đối mặt thảm họa condotel'

(VNF) - Giám đốc Savills Hotels khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết không chỉ tại Việt Nam mới chứng kiến những sản phẩm condotel có nhiều vấn đề. Các thị trường Indonesia, Thái Lan cũng đối mặt với tình trạng “thảm họa” tương tự chỉ vì không được hoạch định, phát triển cẩn trọng.

Cho vay bất động sản 'cứu' tăng trưởng tín dụng quý I/2024?

Cho vay bất động sản 'cứu' tăng trưởng tín dụng quý I/2024?

(VNF) - Trong quý I/2024, cho vay bất động sản vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng bất chấp thị trường còn nhiều khó khăn.

Hà Nội: Xây cầu Trần Hưng Đạo 10.000 tỷ theo hình tức PPP

Hà Nội: Xây cầu Trần Hưng Đạo 10.000 tỷ theo hình tức PPP

(VNF) - Việc đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ góp phần giảm tải cho cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy hiện nay.

Giá lợn phục hồi, nhiều ‘ông lớn’ ngành chăn nuôi vẫn chưa thể vực dậy

Giá lợn phục hồi, nhiều ‘ông lớn’ ngành chăn nuôi vẫn chưa thể vực dậy

(VNF) - Trong quý I, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi như BAF, DBC đều cho thấy lợi nhuận cải thiện mạnh mẽ so với cùng kỳ nhờ hưởng lợi từ việc giá lợn phục hồi. Trong khi đó, một số khác như VSN, MML, HAG lại không đạt được kết quả khả quan.

Amazon bơm thêm 9 tỷ USD, Singapore thành trung tâm dịch vụ 'đám mây' hàng đầu thế giới

Amazon bơm thêm 9 tỷ USD, Singapore thành trung tâm dịch vụ 'đám mây' hàng đầu thế giới

(VNF) - Amazon Web Service (AWS) - công ty con của Amazon chuyên cung cấp nền tảng điện toán đám mây, đã công bố khoản đầu tư gần 9 tỷ USD vào Singapore trong 4 năm tới để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đám mây.

NRC: Lãi nhờ khoản bồi thường, hoạt động đầu tư tê liệt

NRC: Lãi nhờ khoản bồi thường, hoạt động đầu tư tê liệt

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) đã có sự cải thiện phần nào về hoạt động kinh doanh trong quý I/2024 trên khía cạnh doanh thu.

Hà Nội mở rộng đường Láng: Cần 16.700 tỷ giải phóng mặt bằng

Hà Nội mở rộng đường Láng: Cần 16.700 tỷ giải phóng mặt bằng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.

Giải mã sức hút của nhà phố thương mại đa lợi thế tại vùng lõi TP. Vinh

Giải mã sức hút của nhà phố thương mại đa lợi thế tại vùng lõi TP. Vinh

(VNF) - Vừa mang đến cơ hội kinh doanh sinh lời chắc thắng, vừa rộng mở khả năng tăng trưởng giá trị bền vững trong tương lai, nhà phố thương mại tại Vincom Shophouse Diamond Legacy (TP. Vinh, Nghệ An) đang là tâm điểm chú ý.

Ngân hàng tăng hút tiền, đẩy lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm

Ngân hàng tăng hút tiền, đẩy lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm

(VNF) - Nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm trong bối cảnh tín dụng ấm dần và người dân có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng. Có nhà băng đã nâng lãi suất tiền gửi lên 8%/năm. Lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm.