Đề xuất chia lại vùng kinh tế bị phản ứng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì?

Tào Minh - 04/01/2019 16:30 (GMT+7)

(VNF) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có giải trình chi tiết đối với các ý kiến đóng góp xung quanh “Báo cáo nghiên cứu phân vùng giai đoạn 2021 – 2030”.

VNF
Bộ Kế hoạch và Đầu tư muốn chia cả nước thành 7 vùng kinh tế - xã hội

Trong “Báo cáo nghiên cứu phân vùng phục vụ quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất phân chia cả nước thành 7 vùng kinh tế - xã hội, thay vì 6 vùng như trước đây.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giữ nguyên các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi đó tách vùng Trung du miền núi phía Bắc thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Bộ cắt vùng Bắc Trung Bộ thành hai, lấy từ Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị làm vùng Bắc Trung Bộ; đem Thừa Thiên Huế nhập vào các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ hiện hữu, gồm các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) hợp thành vùng Nam Trung Bộ.

Tỉnh Lâm Đồng (hiện của Tây Nguyên) được hợp nhất với tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận (hiện của Duyên hải Nam Trung Bộ) cùng nhập vào vùng Đông Nam Bộ hiện nay.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phương án phân vùng như trên vừa có tính kế thừa, vừa mang tính đổi mới, đột phá, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, đặt tính liên kết vùng cao hơn tính tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, dân cư, khắc phục được hạn chế vùng có khoảng cách quá dài.

“Đồng thời tạo ra không gian phát triển mới hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và liên kết quốc tế”, báo cáo của Bộ viết.

Tuy vậy, xung quanh phương án phân chia vùng kinh tế xã hội này vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn như có ý kiến đề nghị bổ sung tiêu chí quốc phòng an ninh; bổ sung tiêu chí biển vào tiêu chí thứ nhất; có ý kiến bổ sung đánh giá năng lực cạnh tranh cho từng vùng…

Trả lời cho các ý kiến này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định Bộ đã tiếp thu, bổ sung hoàn chỉnh trong báo cáo phân vùng. Theo đó, phân vùng quy hoạch dựa trên các căn cứ khoa học tương thích với các yêu cầu, điều kiện, bối cảnh phát triển mới, trong đó có đảm bảo an ninh quốc phòng… “Bộ đã đưa ra 7 cơ sở phân vùng, trong đó đã lồng ghép tiêu chí về quốc phòng an ninh mà không đưa thành tiêu chí riêng”, báo cáo giải trình cho biết.

Đối với ý kiến Bộ cần bổ sung các minh chứng, căn cứ lí luận và thực tiễn đối với nội dung phân tích lãnh thổ theo điều kiện tương đồng về xã hội, lịch sử, văn hóa; cần xem xét cả tính tương đồng về tập quán, tính cách con người từng vùng… Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh trong báo cáo phân vùng, Bộ đã tính đến sự tương đồng về phong tục tập quán, tuy nhiên đây chưa phải là tiêu chí quan trọng nhất.

“Phương án phân vùng mới sẽ tập trung nhiều đến việc tạo ra không gian phát triển mới, thúc đẩy hội nhập kinh tế, liên kết vùng, quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững”, Bộ cho hay.

Đối với ý kiến cho rằng nên đưa Thừa Thiên Huế về Bắc Trung Bộ để khắc phục tình trạng vùng Nam Trung Bộ có quy mô quá lớn hay giữ nguyên Lâm Đồng thuộc tiểu vùng Tây Nguyên… Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng phương án phân vùng do Bộ thiết kế dựa trên 7 tiêu chí khác nhau. Phương án được chọn không đặt nặng tiêu chí có sự tương đồng điều kiện tự nhiên mà được căn cứ vào các tiêu chí phân vùng, sử dụng phương pháp chồng lớp bản đồ để lựa chọn phương án phân vùng tối ưu.

“Tỉnh Lâm Đồng có mối quan hệ rất chặt chẽ với các địa phương trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ hơn là vùng Tây Nguyên. Việc đưa Lâm Đồng vào Nam Trung Bộ không làm ảnh hưởng đến yếu tố an ninh quốc phòng, trong khi đó sẽ tạo đà phát triển khi có những quan hệ phát triển kinh tế nội vùng đạt hiệu quả hơn.

“Thừa Thiên Huế cũng có mối quan hệ về liên kết vùng trong phát triển du lịch và kinh tế với Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên hơn các tỉnh Bắc Trung Bộ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích.

Được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xin Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo về phương án phân vùng theo đề xuất của Bộ cũng như cho ý kiến chỉ đạo về thẩm quyền quyết định phân vùng triển khai thực hiện Luật Quy hoạch giai đoạn 2021- 2030.

Theo đó, Bộ đề xuất 4 phương án. Một là Chính phủ ra nghị quyết về phân vùng phục vụ cho quản lí phát triển vùng trong giai đoạn mới đến năm 2030. Hai la Quốc hội phê duyệt việc phân vùng giai đoạn 2021 – 2030. Ba là xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc phân vùng Việt Nam giai đoạn 2021- 2030. Bốn là giữ nguyên phương án phân vùng hiện nay để triển khai Luật Quy hoạch.

Hiện, Chính phủ vẫn chưa có câu trả lời chính thức đối với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024 dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông.

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) ghi nhận mức lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước, mức lãi này đã tăng tới 5,3 lần và hoàn thành hơn 43% kế hoạch năm.

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

(VNF) - Theo một báo cáo gần đây trong ngành, trong quý I/2024, việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, phản ánh sự suy giảm nguồn vốn kéo dài trong khu vực kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

(VNF) - Theo phân tích của nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của UOB, tỷ giá USD/VND sẽ dần hạ nhiệt trong những tháng cuối năm khi Fed bắt đầu lộ trình cắt giảm lãi suất.

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

(VNF) - Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu khủng đạt 2.522 tỷ đồng, tăng 393 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức 807 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với quý I/2023.

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

(VNF) - Những con số công bố mới đây Gemadept cho thấy, lợi nhuận Quý 1/2024 đạt gần 560 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

(VNF) - Dự án Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) tại phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng·

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.