Dấu hỏi về khả năng Nhật Bản từ bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga

Đức Thịnh - 27/06/2022 07:59 (GMT+7)

Một trong những lý do khiến Nhật Bản không thể từ bỏ dự án Sakhalin 2 đó là rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang ký kết hợp đồng cung ứng LNG thông qua Sakhalin 2 và nhận được nguồn cung ổn định.

VNF
Logo tập đoàn của Exxon Mobil. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo báo Sankei, Nhật Bản đang cùng với Nga phát triển hai dự án liên quan đến khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là Sakhalin 1 và Sakhalin 2. Trong bối cảnh các quốc gia Âu Mỹ đưa ra chủ trương chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, chủ trương của Nhật Bản trong vấn đề này đang được dư luận quan tâm, theo dõi chặt chẽ.

Dự án Sakhalin 1 được triển khai với sự tham gia của tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ (chiếm 30%), Nhật Bản (chiếm 30%), Ấn Độ (chiếm 20%), trong đó, Exxon đã tuyên bố rút khỏi dự án này. Trong 30% vốn của Nhật Bản, Bộ Kinh tế và Công nghiệp (METI) chiếm 50% và phần còn lại thuộc về 4 công ty tư nhân, trong đó có Itochu Corporation, Marubeni.

Đối với dự án Sakhalin 2, Nga đứng đầu với hơn 50% vốn đầu tư, số vốn còn lại thuộc về Shell, Mitsubishi Corporation và Mitsui. Trong số này, Shell đã tuyên bố rút khỏi dự án. Xét từ quan điểm đảm bảo nguồn cung năng lượng, dầu mỏ từ dự án Sakhalin 1 chủ yếu được cung cấp cho Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhật Bản chủ yếu nhận nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng từ dự án Sakhalin 2.

Một trong những lý do quan trong khiến Nhật Bản không thể từ bỏ dự án Sakhalin 2 đó là rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang ký kết hợp đồng cung ứng LNG thông qua Sakhalin 2 và đang nhận được nguồn cung ứng ổn định, giá rẻ.

Công ty Gas Tokyo cho biết với tư cách là một nhà kinh doanh, không thể dễ dàng chấm dứt nguồn cung LNG từ Sakhalin 2 với mục đích trừng phạt đối với Nga. Trong các hợp đồng cung ứng LNG dài hạn, có quy định về điều khoản "nhận hàng - thanh toán", trường hợp do phía người mua mà hàng hóa không thể cung ứng, người mua sẽ phải thanh toán tiền tương ứng số hàng hóa không thể giao dịch. Nếu phía Nhật Bản đơn phương ngừng tiếp nhận LNG từ dự án Sakhalin 2, các công ty năng lượng Nhật Bản có nguy cơ phá sản.

Tokyo Gas, Kyushu Electric Power và Tohoku Electric Power phụ thuộc 10% nguồn cung ứng từ Sakhalin 2. Tuy nhiên, một số công ty có mức độ phụ thuộc cao là Toho Gas (20%) và Hiroshima Gas (50%) và những công ty này có thể rơi vào tình trạng "sụp đổ một cách nhanh chóng" nếu từ bỏ Sakhalin 2.

Các quốc giá Âu - Mỹ đã quyết định thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung dầu mỏ của Nga trong năm 2022. Tuy vậy, nếu không có khuôn khổ hợp tác mang tính quốc tế, rất khó có thể hiện thực hóa chủ trương này và có thể xu hướng tăng giá dầu mỏ và khí đốt hiện nay mới chỉ là giai đoạn bắt đầu của chu kỳ tăng giá liên tục. 

Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực bằng mọi cách để kiềm chế giá xăng, nhưng trong tương lai nếu giá dầu mỏ còn tăng cao đến mức không thể dự đoán, các chính sách của chính phủ rất khó phát huy hiệu quả. Khả năng cuộc chiến tranh giành dầu mỏ trên phạm vi toàn thế giới sẽ xảy ra.

Người dân mua hàng trong siêu thị tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Việc Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp có liên quan không thể hiện động thái rõ ràng về việc rút lui khỏi dự án Sakhalin là điều đúng đắn. Mỹ hiện có quy mô kinh tế, dân số và đảm bảo được nguồn tài nguyên và lương thực. Các quốc gia châu Âu tập hợp chung thành một khối và có khả năng tương trợ lẫn nhau. 

Rõ ràng xét về địa chính trị và nhiều vấn đề liên quan khác, Nhật Bản có những đặc điểm riêng và các quốc gia cần thấu hiểu điều này. Bên cạnh đó, khi xét về mối quan hệ với Trung Quốc, việc từ bỏ nguồn cung từ Nga đồng nghĩa mức độ phụ thuộc của Nhật Bàn vào Trung Quốc cũng tăng lên.

Tại Nhật Bản đang có ý kiến chỉ trích rằng chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế để có thể cấm nhập khẩu sản phẩm dầu thô, LNG từ Nga. Có thể thấy, việc lên tiếng chỉ trích là rất đơn giản, nhưng thực tế triển khai lại là công việc khó khăn.

Trong bối cảnh xung đột, dịch bệnh như hiện nay, khi triển vọng kinh tế ổn định vẫn còn mờ mịt, điều quan trọng nhất đó là không thúc đẩy, tạo ra thêm các yếu tố bất ổn đối với nền kinh tế, trong đó có hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng.

Theo Bnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

(VNF) - Các khu đất đều nằm ở vị trí đắc địa, trung tâm Đà Nẵng được chính quyền thành phố đấu giá để xây dựng bãi đỗ xe.

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

(VNF) - Dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn (huyện Hoa Lư) đến Cố đô Hoa Lư được Ninh Bình đầu tư 130 tỷ đồng.

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

(VNF) - Tỉnh Quảng Trị đề nghị Công ty TNHH vận hành Vincom Retail đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu đô thị thương mại – dịch vụ Nam Đông Hà, trong đó tập trung xây dựng hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội, sớm đưa dự án vào vận hành khai thác theo tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt.

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

(VNF) - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ đi tiên phong trong chuyển đổi kép xanh – số, đồng hành cùng các đối tác tài chính, ngân hàng về nguồn vốn thực thi chuyển đổi kép.

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

Cận cảnh những du thuyền khổng lồ hàng trăm tỷ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.