Đằng sau sự bùng nổ của thương mại toàn cầu trong thời dịch

Thảo Phương - 27/08/2021 07:27 (GMT+7)

Thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ dù các chuỗi cung ứng chịu nhiều sức ép. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, giá cả tăng cao cũng là một phần nguyên nhân của sự gia tăng.

Theo CNN, việc mở cửa lại cảng container đông đúc thứ 3 thế giới ở Trung Quốc là tin tốt cho thương mại toàn cầu. Hôm 25/8, một bến tàu ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn đã được hoạt động trở lại sau hai tuần đóng cửa.

Trước đó, các nhà chức trách đã phải đóng cửa bến tàu sau khi phát hiện một nhân viên có kết quả dương tính với Covid-19. Cảng xử lý khoảng 78.000 container mỗi ngày.

Việc đóng cửa đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu quanh khu vực Thượng Hải và chuỗi cung ứng vốn đang lao đao vì đại dịch và thiên tai. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với chi phí vận chuyển tăng cao và tình trạng chậm trễ.

Hôm 25/8, một bến tàu ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn, cảng container đông đúc thứ 3 thế giới, đã được hoạt động trở lại sau hai tuần đóng cửa. Ảnh: Reuters.

Nhiều sức ép

Kể từ đầu năm đến nay, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đè nặng bởi sự gián đoạn do dịch Covid-19 và tình trạng thiếu hụt những mặt hàng quan trọng như chip máy tính. Theo giới quan sát, đợt bùng dịch mới ở châu Á sẽ làm trầm trọng tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng của nguồn hàng hóa sản xuất lớn nhất thế giới.

Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm mới và tử vong. Nhiều nhà máy trong khu vực cũng phải ngừng sản xuất hàng điện tử, may mặc và những mặt hàng khác. Biến chủng Delta đã xuất hiện và lây lan nhanh ở Trung Quốc.

Trên thực tế, số ca nhiễm được ghi nhận ở Trung Quốc thấp hơn nhiều quốc gia khác, bao gồm Mỹ. Tuy nhiên, giới chức Bắc Kinh đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp cách ly ổ dịch, thắt chặt kiểm soát di chuyển và xét nghiệm hàng loạt để ngăn ngừa virus lây lan.

Đợt bùng dịch ở châu Á có thể làm trầm trọng tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng của nguồn hàng hóa sản xuất lớn nhất thế giới. Ảnh: Reuters.

Trước khi đóng cửa bến tàu ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn, cảng Diêm Điền tại Thâm Quyến cũng bị dừng hoạt động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận chuyển quốc tế.

"Biến chủng Delta có thể sẽ làm gián đoạn đáng kể thương mại ở châu Á. Tính đến nay, hầu hết thị trường đều kiểm soát virus tốt. Nhưng nếu virus tiếp tục lan rộng, vận may sẽ không còn kéo dài ở nhiều nơi", ông Deborah Elms, Giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Châu Á (có trụ sở tại Singapore), nhận định.

Sự bùng nổ xuất khẩu vốn là lá chắn của các nền kinh tế dựa vào thương mại trong thời kỳ đại dịch. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã dự báo châu Á sẽ dẫn đầu mức tăng 8% vào năm nay trong thương mại hàng hóa toàn cầu.

Thương mại bùng nổ

Tuy nhiên, theo các dữ liệu mới nhất, thương mại toàn cầu vẫn đang bùng nổ. Điều đó tiếp nhiệt lượng cho đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong quý II/2021, giá trị thương mại hàng hóa quốc tế của G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) đạt kỷ lục mới.

Một báo cáo mới từ Văn phòng Phân tích Chính sách Kinh tế CPB Hà Lan (thay mặt Ủy ban Châu Âu) chỉ ra thương mại hàng hóa thế giới đang ổn định ở mức rất cao sau khi phục hồi "mạnh mẽ".

Theo tổ chức, thương mại hàng hóa toàn cầu cao hơn khoảng 5% so với trước đại dịch.

Câu hỏi đặt ra là vì sao thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ khi các chuỗi cung ứng chịu quá nhiều sức ép. Một phần nguyên nhân là sức mạnh của người tiêu dùng. Khách hàng đã thoải mái mua sắm sau nhiều tháng tiết kiệm do ảnh hưởng từ đại dịch.

Giá cả hàng hóa leo thang cũng là một phần nguyên nhân của sự gia tăng của thương mại toàn cầu. Điều này gửi đi một tín hiệu mơ hồ cho nền kinh tế trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách lo ngại về lạm phát

Hãng tin CNN

Đầu tháng 8, cảng Long Beach cho biết đã xử lý số lượng container kỷ lục trong tháng 7 do "nhu cầu tiêu dùng phục hồi". Vào tháng 7, cảng Los Angeles cũng xử lý nhiều container hơn 4% so với cùng kỳ năm 2020.

"Sự gia tăng nhập khẩu bền vững và đáng kể này đã đẩy chuỗi cung ứng lên một tầm cao mới", ông Gene Seroka - Giám đốc điều hành cảng Los Angeles - bình luận.

OECD cho biết nhu cầu hàng hóa cao hơn, nhất là từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đóng vai trò quan trọng. Xuất khẩu của Australia tăng 10% trong quý trước do doanh số bán kim loại, than và ngũ cốc gia tăng. Xuất khẩu của Brazil cũng tăng 29% nhờ nhu cầu quặng sắt và đậu nành.

Tuy nhiên, theo OECD, giá cả hàng hóa leo thang cũng là một phần nguyên nhân của sự gia tăng. Nếu doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho ngô, điều đó đồng nghĩa với việc giá trị của các lô hàng tăng lên.

"Điều này gửi đi một tín hiệu mơ hồ cho nền kinh tế trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách lo ngại về lạm phát", hãng tin CNN nhận định.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị rà soát, cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch tài sản của 12 bị can vừa bị khởi tố liên quan đến dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

(VNF) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ khởi sắc trở lại trong năm 2024, tạo đà cho các công ty tài chính bứt phá. Nhiều công ty tài chính như FE Credit, Mcredit hay EVNFinance cũng đã mạnh dạn đề ra mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay.

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Công ty cổ phần Công nghiệp năng lượng Ninh Thuận mới công bố tình hình tài chính năm 2023. Lợi nhuận âm liên tiếp 3 năm, lãi trái phiếu kỳ 5 thanh toán chậm do chưa có nguồn.

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE: HHS) báo lãi sau thuế tới 150 tỷ đồng trong quý I/2024, bằng 50% kế hoạch năm.

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn EverLand (HoSE: EVG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu thuần trong khi lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Minh An bị khởi tố để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng".

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.