Đàm phán bế tắc, EU cảnh báo hạn chế đầu tư từ Trung Quốc

Thanh Tú - 29/06/2020 13:35 (GMT+7)

(VNF) - Liên minh châu Âu (EU) mới đây “đánh tiếng” sẽ hạn chế các khoản đầu tư từ Trung Quốc nếu nước này không thực hiện thêm các động thái mở cửa thị trường.

VNF
Đầu tư nước ngoài trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu đã giảm xuống chỉ còn 19 tỷ USD vào năm 2019, từ mức gần 100 tỷ USD hai năm trước đó.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Financial Times ngày 28/6, ông Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách chính sách kinh tế của Ủy ban châu Âu (EC), cho biết các cuộc đàm phán về thỏa thuận đầu tư mới giữa EU và Trung Quốc đã bước vào giai đoạn then chốt do sự “không khoan nhượng” từ Bắc Kinh.

“EU đang chuẩn bị áp đặt các hạn chế nhằm vào nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc, trừ phi nước này chấp thuận những yêu cầu của chúng tôi liên quan tới vấn đề tiếp cận thị trường”, ông Dombrovskis nêu rõ.

Vị quan chức cấp cao EU cũng cho biết thêm rằng có rất nhiều vấn đề cần lưu ý khi thực hiện đàm phán với Trung Quốc như các vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp quốc doanh, các khoản trợ cấp cũng như hành vi cưỡng ép chuyển giao công nghệ.

Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách chính sách kinh tế EA nhấn mạnh rằng hiện đang tồn tại sự bất công bằng trong việc tiếp cận thị trường giữa khối này và Trung Quốc.

Ông Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách chính sách kinh tế của Ủy ban châu Âu. 

“Còn tồn tại nhiều vấn đề mang tính hệ thống cần phải giải quyết trước khi hai bên có thể ký kết một hiệp định đầu tư”, ông Dombrovskis khẳng định.

Trong năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và EU đạt 560 tỷ Euro (gần 630 tỷ USD) và EU bị thâm hụt thương mại khoảng 164 tỷ Euro (184 tỷ USD). Trong hơn nửa thập kỷ, hai bên vẫn đang đàm phán về “Thỏa thuận Toàn diện về Đầu tư” nhằm tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới cho các công ty châu Âu tại Trung Quốc.

Đầu tư nước ngoài trực tiếp của Trung Quốc vào EU đã giảm xuống chỉ còn 19 tỷ USD vào năm 2019, từ mức gần 100 tỷ USD hai năm trước đó. Sự sụt giảm này được cho là do sự kiểm soát vốn chặt chẽ của Trung Quốc, tính thanh khoản thấp hơn và căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Kinh và khối đồng minh của Mỹ đang leo thang.

Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc được tổ chức trực tuyến ngày 22/6, EU đã khẩn thiết đề nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc nỗ lực nhiều hơn trong các cuộc đàm phán đang bế tắc để đạt được một thỏa thuận đầu tư và thương mại. Tuy nhiên, lời đề nghị này dường như không được Trung Quốc đáp lại, hội nghị trên đã kết thúc mà không có tuyên bố chung được đưa ra.

Xem thêm >> Loạt doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố ngừng chạy quảng cáo trên Facebook

Theo Financial Times
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng.

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.