Đại tá Phan Tương - người tiếp quản Tân Sơn Nhất sau ngày thống nhất

Mạnh Tùng - 30/04/2020 08:15 (GMT+7)

Phi công và hàng trăm người làm việc cho Nha hàng không Sài Gòn được Ban quân quản Tân Sơn Nhất mời quay lại làm việc, vận hành sân bay, ngày 2/5/1975.

VNF
Quân đội Việt Nam đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975. Ảnh: Đinh Quang Thành - TTXVN.

Lần giở những kỷ vật ít ỏi của gần 40 năm làm lính Lục quân và Quân chủng Phòng không - Không quân, đại tá Phan Tương (94 tuổi, nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất) nói rằng, những ngày đầu tiếp quản, cùng hàng trăm người từng phục vụ cho chính quyền Sài Gòn, khôi phục Tân Sơn Nhất là đáng nhớ nhất đời ông.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng thành lập Bộ tư lệnh tiếp quản - cấp binh chủng, với Tư lệnh Đào Đình Luyện, Chủ nhiệm chính trị Hồ Luật, Tham mưu trưởng Phan Tương. Nhiệm vụ là tiếp quản các căn cứ không quân, sân bay sau khi các quân đoàn, sư đoàn chủ lực đánh chiếm. Họ chia làm hai đoàn. Một theo đường biển cùng Hải quân tiếp quản sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất; đoàn còn lại theo đường bộ tiếp quản sân bay Phú Bài, Đà Nẵng.

Ngày 1/5/1975, ông Phan Tương đến Biên Hoà, gặp tướng Lê Trọng Tấn (bí danh Ba Long), được lệnh vào ngay Sài Gòn tổ chức quản lý và phục hồi hoạt động Tân Sơn Nhất. Tờ mờ sáng hôm sau, Ban quân quản theo xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà, thẳng hướng về Tân Sơn Nhất. Trước kính ôtô là rừng người ngược chiều. Họ đi bộ, xe máy, xe đạp, xích lô, lũ lượt rút khỏi Sài Gòn. Hai bên đường, các gò đồi, nương rẫy, bãi đất trống phủ đầy tăng, lều bạt và những tấm nylon vải Mỹ đủ màu.

Tại sân bay, cơ sở vật chất tương đối nguyên vẹn, từ đường băng, đài chỉ huy 11 tầng, kho xăng dầu, xưởng sửa chữa máy bay, đồn canh gác... nhưng không bóng người. Ban quân quản khi đó có hơn 30 người, ít rành chuyên môn hàng không, lại không biết tiếng Anh để vận hành một sân bay lớn và hiện đại hàng đầu Đông Nam Á. Sau vài giờ bàn bạc, Ban quân quản quyết định kêu gọi những cán bộ, công nhân phục vụ sân bay của chính quyền Sài Gòn trở lại làm việc.

10h ngày 2/5, ông Phan Tương đến Đài phát thanh Sài Gòn, nói trên radio: "Hỡi anh chị em đã làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu mọi người muốn trở lại làm, chúng tôi mời đến ghi danh tại nhà ga quốc nội". Xong, ông vội vã quay về sân bay với ngổn ngang công việc.

Ông Phan Tương kể chuyện tiếp quản Tân Sơn Nhất, tại nhà riêng ở quận Tân Bình, TP. HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.

Bốn tiếng sau, bàn đăng ký có hơn trăm người ngồi chờ. Họ vốn là phi công, kỹ sư, nhân viên hành chính, công nhân... được Ban quân quản tổ chức lại theo các nhóm công việc. Ông Tương nói: "Sân bay Tân Sơn Nhất giờ đã có chủ, đó là anh chị em và chúng tôi. Chúng ta hãy bắt tay ngay vào làm việc, sửa chữa đường băng, khôi phục mạng điện thoại nội bộ, an ninh, để ngày mai có thể đón các chuyến bay đáp xuống. Tiền lương mọi người được tính từ bây giờ".

Như cỗ máy ngưng ít ngày được khởi động lại, "dây chuyền" ở sân bay diễn tra trơn tru, đến tối mọi việc chuẩn bị hoàn tất. Ông Tương hồ hởi báo về Bộ Tổng tham mưu và Quân chủng Phòng không - Không quân: "Ngày mai có thể tiếp nhận các loại máy bay vận tải từ Bắc vào". Những tuần sau đó, Tân Sơn Nhất tiếp nhận 1-2 chuyến bay mỗi ngày, chở cán bộ, phương tiện kỹ thuật từ Bắc vào Nam.

Một lớp tiếng Anh do những người ở Sài Gòn làm thầy, dạy cho cán bộ miền Bắc vốn chỉ biết tiếng Nga, để họ có thể nắm được cách vận hành sân bay. Những phi công cũ cũng trở thành huấn luyện viên giúp đồng nghiệp phía Bắc quen với các loại máy bay Mỹ.

Trong nửa năm đầu, lực lượng sân bay đã khôi phục được nhiều máy bay vận tải dân dụng đưa vào hoạt động. Đường bay Sài Gòn - Hà Nội, Sài Gòn đi các địa phương ở miền Nam hoạt động dày hơn với tần suất 5-6 lượt mỗi chuyến trong ngày. Từ tháng 6 đến tháng 12, Trung đoàn 919 Phòng không - Không quân còn tổ chức những chuyến bay Hà Nội - Sài Gòn để đưa cán bộ, người dân hai miền có nhu cần thăm viếng, sum họp.

Sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng tấp nập hơn. Cán bộ, nhân viên của chính quyền cũ ở lại làm việc cho Hàng không Việt Nam lên đến 300 người. "Những năm đầu tiên sau thống nhất là giai đoạn khó khăn nhất của sân bay. Nếu không có họ cùng làm, chúng tôi khó vực sân bay dậy nhanh đến thế", ông Tương cho biết.

Đoàn Hàng không phía Nam trong chuyến công tác tại Philippines năm 1980. Nhiều nhân viên trong ảnh từng làm cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, sau này gắn bó với sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đến năm 1978, bài toán khó đặt ra cho Giám đốc Phan Tương khi làn sóng người Sài Gòn ra nước ngoài ngày càng lớn. Bên cạnh đó, tin đồn về việc những người ở lại phải "học tập cải tạo" khiến cán bộ, nhân viên của chính quyền cũ hoang mang. Ông Tương nhận được rất nhiều câu hỏi của họ như "con tôi có được học hành không? Lương có đủ nuôi cha mẹ già không? Tôi có bị tẩy não không?".

Sau nhiều đêm thức trắng vì không có lời giải đáp thoả đáng, ông chọn ngày vãn chuyến bay, tập hợp mọi người tại nhà ga quốc tế nói chuyện. Một số người nói muốn được ra nước ngoài sum họp gia đình. Tuy nhiên, lúc này không thể đi bằng con đường có hộ chiếu, visa bởi những nước họ muốn đến Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao. Chỉ còn cách là đi theo đường Tổ chức tị nạn quốc tế (HCR), nhưng hồ sơ phải có quyết định nghỉ việc.

"Tôi sẵn sàng ký quyết định cho anh chị em hoàn thành hồ sơ, nhưng chắc gì tuần sau, tháng sau hoặc năm sau đã được đi? Trong thời gian chờ đợi, mọi người lấy gì sống?", ông Tương hỏi, rồi tự trả lời: "Tôi sẽ cắt danh sách những người muốn đi khỏi biên chế, chuyển sang hợp đồng thời vụ, được hưởng nguyên lương để anh chị hoàn thiện hồ sơ. Anh chị em cứ làm việc, khi nào được đi, tôi mới cắt lương".

Tuy nhiên, những ngày sau đó, số người nộp đơn xin đi rất ít. Trong số những người ở lại, có rất nhiều người gắn bó với sân bay hơn chục năm.

Nhìn về ngày 30/4 sau 45 năm, đại tá Phan Tương cho rằng, điều giá trị nhất của ngày này là hoà bình và thống nhất. Đến bây giờ, dù không nhớ tên hay khuôn mặt từng người, song ông luôn tin tưởng và yêu mến những cộng sự ấy. "Chúng tôi có những xuất phát điểm riêng, người Bắc người Nam, nhưng luôn hướng tới mục tiêu chung là xây dựng hàng không phía Nam ngang tầm với quốc tế", ông nói.

Theo VnE
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.