Đại sứ Phạm Quang Vinh: ‘Không gian và dư địa hợp tác kinh tế Việt - Mỹ còn rất nhiều’

Kỳ Thư - 11/09/2023 09:21 (GMT+7)

(VNF) - Bình luận về dư địa hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ, ông Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ nhấn mạnh không gian và dư địa cho vấn đề hợp tác kinh tế Việt Mỹ vẫn còn rất lớn.

VNF
Đại sứ Phạm Quang Vinh.

- Đại sứ đánh giá như thế nào về quan hệ kinh tế, thương mại Việt – Mỹ trong những năm qua?

Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng với 28 năm quan hệ ngoại giao vừa qua, trong đó đặc biệt đáng chú ý là 10 năm Đối tác Toàn diện, đây là thời kỳ mà có lẽ quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ có những phát triển mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc nhất.

Trải qua 28 năm, các hợp tác liên quan đến kinh tế thương mại và đầu tư là trụ cột và là điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam.

Khi quan hệ hai nước phát triển đã mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Việt Nam.

Nếu 10 năm trước (năm 2013), khi chúng ta xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện, thương mại hai chiều giữa hai nước mới đạt khoảng 35-36 tỷ USD, đến hiện tại con số đó trên 123 tỷ USD, tăng gần gấp 4 lần. Đây là câu chuyện cho thấy dư địa hợp tác giữa hai nền kinh tế còn rất nhiều và mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Khi Việt Nam hợp tác với Mỹ, nhiều quan điểm đã bày tỏ sự nghi vấn: Liệu Việt Nam có hợp tác với Mỹ được không khi mà nguồn lực, cơ sở vật chất, trình độ khoa học kỹ thuật cách quá xa nhau. Nhưng, thực tế đã chứng minh là hai nền kinh tế Việt Nam và Mỹ có tính chất tương hỗ cho nhau nên vấn đề hợp tác phát triển đã mang lại những kết quả rất tốt. Nền kinh tế Mỹ cần những hàng hóa của mình thì họ mới mua và ngược lại, mình cũng như vậy. Do đó tạo được đà tăng trưởng thương mại giữa hai nước.

- Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam liên tục tăng và đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Mỹ cũng đang trở thành xu thế. Đó là khoản đầu tư 4 tỷ USD của Việt Nam (VinFast) vào Bắc Carolina. Đây có phải là một dấu ấn trong hợp tác kinh tế hai nước?

Nếu nói về dấu ấn kinh tế thì các tập đoàn Mỹ đầu tư vào Việt Nam cũng rất lớn. Nhưng có lẽ Vinfast được nhìn ở góc độ như sau: Đây là khoản đầu tư một lần lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay vào nước Mỹ. Thứ hai là khoản đầu tư này nằm trong lĩnh vực mới là chuyển đổi xanh, sẽ thích ứng với yêu cầu của nước Mỹ. Tôi cũng muốn chúc cho Vinfast sẽ thành công.

Nước Mỹ đang hướng tới sự chuyển dịch và đa dạng hóa chuỗi cung ứng để đảm bảo những rủi ro liên quan đến kinh tế do dịch bệnh, khủng hoảng chính trị hay cạnh tranh nước lớn.

Nếu chúng ta đầu tư thêm vào Mỹ thì chắc chắn sẽ gặp những thuận lợi, vì họ đang có chính sách để thu hút đầu tư vào Mỹ. Thêm vào đó, đầu tư vào Mỹ sẽ làm cân bằng cán cân thương mại, vì hiện nay chúng ta đang có thặng dư. 

- Sau một hành trình dài, hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã có những phát triển vượt bậc. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến điều này, thưa ông?

Như đã nói, hai nền kinh tế Việt Nam và Mỹ có tính chất tương hỗ cho nhau, chứ không cạnh tranh, triệt tiêu nhau. Chẳng hạn như phía Mỹ cần những hàng hóa liên quan đến dệt may, giày da, cá basa… Còn Việt Nam cần công nghệ, dịch vụ và kỹ thuật hiện đại của họ. Đây là câu chuyện giữa hai nền kinh tế có thể bổ sung cho nhau. Nên không gian và dư địa hợp tác còn rất nhiều.

Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn, tiềm năng để khai thác còn rất nhiều. Trong những năm vừa qua, tăng trưởng thương mại mỗi năm từ 17% đến 19%. Như vậy là khai thác sự tương hỗ giữa hai nền kinh tế còn dư địa rất lớn.

Về tương lai hợp tác giữa hai nước, đầu tiên phải kể đến quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam và Mỹ, bao gồm chuyển đổi số, kinh tế xanh, khoa học, công nghệ sáng tạo. Nếu chúng ta làm tốt những lĩnh vực này này thì thế mạnh của Mỹ và Việt Nam được khai thác, tạo nhiều dư địa hợp tác.

Thứ hai là câu chuyện kết nối với các chuỗi cung ứng. Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, FTA. Với châu Á, chúng ta có CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Với châu Âu, chúng ta có EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam). Với Mỹ, chúng ta đang đàm phán về khung kinh tế Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Nếu tất cả những điều này hài hòa về tiêu chuẩn, về chính sách liên quan đến thương mại, kinh tế, đầu tư thì sẽ tạo ra động lực rất lớn cho nền kinh tế. 

- Dưới góc nhìn của một nhà ngoại giao, ông đánh giá như thế nào về vị thế của Việt Nam ở thời điểm hiện tại?

Theo tôi, nước Mỹ đặt niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam, đánh giá cao sự bền vững của Việt Nam trong chuỗi cung ứng. Nhìn rộng hơn, Mỹ cùng nhiều quốc gia khác cũng đang điều chỉnh, sắp xếp lại về chuỗi cung ứng. Lĩnh vực này vốn trải qua những đợt đứt gãy do ảnh hưởng của đại dịch, cạnh tranh địa chính trị và một số cuộc khủng hoảng. Hiện tại, họ phải đa dạng hóa nguồn cung để có thể ứng phó với những mối rủi ro tiềm tàng nếu chỉ tập trung sản xuất ở 1 địa điểm.

Trong sự dịch chuyển đó, có một số lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến an ninh kinh tế cũng như an ninh quốc gia. Do đó, Mỹ muốn tìm đến những thị trường, địa điểm mà họ đánh giá là đáng tin cậy. Nếu họ lựa chọn Việt Nam, thì đó thực sự là một điều đáng mừng.

Tuy nhiên, trong chuyến thăm này của Tổng thống Biden, có thể các cuộc thảo luận giữa 2 bên mới chỉ ở bước tạo động lực về kinh tế và chính trị cho sự phát triển đó. Điều này còn phụ thuộc vào việc liệu trong quá trình này, Việt Nam có thể tạo môi trường hấp dẫn cho nhà đầu tư, nhà sản xuất của Mỹ đặt chuỗi cung ứng, dây chuyền sản xuất của họ ở đây hay không.

- Ông kỳ vọng thế nào đối với việc thúc đẩy hợp tác kinh tế cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sau sự kiện này?

Tôi nhận thấy, đà phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian qua là cực kỳ mạnh mẽ, đặc biệt là trong suốt 10 năm đối tác toàn diện. Toàn bộ các khía cạnh, từ chính trị, đến hợp tác về kinh tế, thương mại đầu tư hay công nghệ, giáo dục đều có sự bứt phá lớn. Sự cải thiện mạnh mẽ còn được nhận thấy ở việc hợp tác an ninh quốc phòng, trong đó có khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Câu chuyện hợp tác song phương và đa phương cũng đều được thúc đẩy, tăng cường.

Tất cả những điều này cho thấy rằng quan hệ Việt - Mỹ sau 28 năm phát triển quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sau 10 năm đối tác toàn diện, đã có cả tính toàn diện cũng như chiến lược. Ngoài ra, năm 2023, trước chuyến thăm của Tổng thống Biden, 2 bên đã có rất nhiều cuộc trao đổi. Chắc chắn, sự kiện này, Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục kết nối mạnh mẽ hơn nữa, để phản ánh được cả tính chiến lược cũng như toàn diện trong mối quan hệ.

- Xin cảm ơn ông!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(VNF) - Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

(VNF) - Từ ngày 27/5/2024 đến 9h ngày 17/6/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) cho biết chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 1.

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

(VNF) - Cùng với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược Sun Group, “thủ phủ du lịch miền Bắc” – Sầm Sơn sẽ là nơi hút trọn khách du lịch vui chơi suốt ngày đêm.

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

(VNF) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công lễ cất nóc toà S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 toà tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP. HCM trong suốt thời gian qua.

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.