Đại gia Việt mắc kẹt ở 'thiên đường' Malaysia và lời khuyên kiên nhẫn thắp lửa trong sương mù

Lệ Chi - 29/07/2023 11:33 (GMT+7)

(VNF) - Ôm tiền qua Malaysia đầu cơ nhà đất, đại gia Việt mắc kẹt ở 'thiên đường'; Thị trường bất động sản: Kiên nhẫn thắp lửa trong sương mù; Tạm dừng giao dịch khu đất 132 Bến Vân Đồn, Phát Đạt và Phú Mỹ Hưng đồng loạt lên tiếng; M&A BĐS: 'Số thương vụ để khối ngoại xuống tiền chỉ đếm trên đầu ngón tay'... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

VNF
Thị trường BĐS kiên nhẫn thắp lửa trong sương mù, đại gia Việt mắc kẹt ở 'thiên đường' Malaysia

Ôm tiền qua Malaysia đầu cơ nhà đất, đại gia Việt mắc kẹt ở 'thiên đường'

Chị Trần Thu Hằng, một nhà đầu tư cá nhân tại quận 5 (TP. HCM) cho hay, trong chuyến du lịch tìm hiểu đầu tư BĐS tại Malaysia vào đầu năm 2022, gia đình chị đã quyết định đầu tư hơn 3 tỷ đồng (giá trị quy đổi) mua 1 căn hộ biển có diện tích 65m2 tại dự án Forest City được mệnh danh là “Thiên đường” xanh tại Malaysia. Nhưng, hiện nay việc cho thuê rất khó khăn chưa tới 10 triệu đồng/tháng, và bán lại thì hầu như không có khách mua.

Cùng đầu tư ở đây, anh Vũ Châu, ở quận 8 cho biết, mặc dù được cảnh báo trước về khả năng "đóng băng" nhưng nhiều du khách Việt Nam trong đó có vợ chồng anh vẫn choáng ngợp trước quy mô khổng lồ, cũng như sự đầu tư bài bản của dự án Forest City đã 6 năm qua nên quyết định mua một căn biệt thự với giá trên 9 tỷ đồng. Dẫu vậy, hiện tại gia đình anh quyết định bỏ cọc, số tiền mất khoảng 1.9 tỷ đồng do không thanh khoản được BĐS ở quận 1 (TP. HCM).

Anh Châu cho hay, mới bay sang vào thời điểm này, các khu vực trọng điểm của Forest City như sân goft chuẩn quốc tế Golf Resort, khu vực café và nhà ăn thưa thớt người qua lại. Cách đó khu căn hộ cao cấp gần biển cũng chẳng khá hơn khi chỉ lác đác vài bóng người qua lại ở khu giải trí ngoài trời, dù khu vực này có tầm nhìn phóng sang Singapore khá đẹp. Dọc quanh bãi biển các bảng cấm tắm được dựng lên vì không có nhân viên cứu hộ làm việc. Còn trên khu vực Shophouse có đến quá nửa các cửa hàng treo bảng ngừng hoạt động.

Nói về lý do đầu tư tại đây, anh Châu thổ lộ, do thông tin vĩ mô tốt, ví dụ nguồn thu từ khách du lịch tăng lên trong 5 năm qua, từ mức 78,6 triệu Ringgit (hơn 400 tỷ đồng) năm 2015 lên 91 triệu Ringgite năm 2019 (461 tỷ đồng). Các nhà đầu tư từ lâu đã xem Malaysia là điểm đến yêu thích bởi nền kinh tế tại đây luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định, với tỉ lệ 4,5 - 5,5%/năm.

Mặt khác, giá nhà tương đối thấp, là hai yếu tố biến vùng đất này trở thành “nam châm” thu hút hàng loạt nhà đầu tư quốc tế. Riêng dự án mà anh đầu tư có khoảng 300 khách hàng người Việt. (Xem thêm)

Thị trường bất động sản: Kiên nhẫn thắp lửa trong sương mù

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư bất động sản Việt An Hoà thì cho rằng, thị trường bất động sản vẫn ở giai đoạn khoảng 60 ngày nữa trong “thung lũng sương mù”, chưa thể nhận định “tan sương” hay không. Cần thời gian để “rã băng” từ từ do nhu cầu vẫn có từ người mua, nhưng chỉ vì lo ngại mà không dám xuống tiền. Dẫu vậy, đấy cũng là tín hiệu tích cực cho thấy người mua đã quan tâm, và sẽ là cơ hội cho thị trường trong thời gian tới. “Qua thăm dò, hiện nhiều chuyên gia nhận định từ quý III/2024, thị trường bất động sản sẽ hồi phục”, ông Quang cho biết thêm.

“Đây là thời điểm để người làm nghề môi giới bất động sản có thể học hỏi được nhiều, chuẩn bị nền tảng kiến thức khi thị trường “tan sương”. Đồng thời, cũng là lúc khẳng định bản lĩnh của mình, sự kiên trì của mình, và niềm đam mê nghề nghiệp của người làm việc trong lĩnh vực bất động sản”, ông Phạm Văn Lâm, Phó chủ tịch VARS đồng thời là Chủ tịch DKRA Group, chia sẻ.

“Phía sau thung lũng sương mờ sẽ là một bức tranh đẹp, cả nhà đầu tư, môi giới cần phải  kiên trì để vượt qua thời điểm khó khăn này. Môi giới thì cần chọn những dự án chuẩn pháp lý, chủ đầu tư có uy tín, chất lượng tốt để tư vấn tận tình cho người mua, trong khó khăn nhưng luôn có cơ hội, điển hình là sự kiện “kick-off” dự án chung cư ở Thủ Đức đã bán hết veo 80% rổ hàng vừa qua, vấn đề ta có dám mạnh dạn nắm bắt và tin tưởng để phát huy cơ hội đó hay không?”, ông Khánh Quang đồng tình nhận xét. (Xem thêm)

Tạm dừng giao dịch khu đất 132 Bến Vân Đồn, Phát Đạt và Phú Mỹ Hưng đồng loạt lên tiếng

Phát Đạt và Phú Mỹ Hưng vừa có thông báo làm rõ các thông tin liên quan đến dự án tại khu đất 132 Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM.

Thông báo nêu, Công ty Phú Mỹ Hưng là chủ đầu tư dự án tại khu đất 132 Bến Vân Đồn trên cơ sở sáp nhập vào Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Vĩnh Hội.

Phú Mỹ Hưng nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Nguyễn Kim, cùng các cá nhân khác theo Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2015/CNCP/NKG-PMH ngày 26/11/2015 nên không liên quan đến Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood II). Đồng thời, Công ty Phú Mỹ Hưng không trực tiếp làm việc với Công ty Vinafood II.

Về cơ sở pháp lý sử dụng đất tại 132 Bến Vân Đồn, ngày 20/12/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT28263 cho khu đất có diện tích 7.327,9m2 tại địa chỉ 132 Bến Vân Đồn. Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại khu đất và dự án.

Phú Mỹ Hưng cho rằng công ty bán sản phẩm của dự án và bàn giao căn hộ cho khách hàng theo đúng quy định, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý về phương diện đầu tư, xây dựng, kinh doanh và có các văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Phú Mỹ Hưng và Phát Đạt đều khẳng định quá trình triển khai dự án 132 Bến Vân Đồn không liên quan đến các cá nhân, lãnh đạo của Công ty Vinafood II và Công ty Vinafood II. (Xem thêm)

M&A BĐS: 'Số thương vụ để khối ngoại xuống tiền chỉ đếm trên đầu ngón tay'

Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, trong giai đoạn suy thoái của thị trường bất động sản, hoạt động M&A ghi nhận phần lớn bên bán là các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về vốn và loay hoay tìm bài toán đầu ra.

Thị trường gặp khó, nhiều chủ đầu tư buộc phải bán dự án để tái cấu trúc tài chính. Chính vì vậy, ngoài kênh vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp trong nước cũng tìm cách tiếp cận nguồn vốn ngoài ngân hàng thông qua các chiến lược thoái vốn tài sản và bất động sản.

"Đáng chú ý, chúng tôi ghi nhận hầu hết các dự án được rao bán là dự án lớn, từ khu đô thị, khu công nghiệp cho đến tòa nhà văn phòng, khách sạn, resort, khu đất phát triển hoặc dự án đang xây dở dang, hoặc tài sản đang vận hành.... Chúng tôi cũng ghi nhận sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài dành cho Việt Nam, nhờ vào các yếu tố nền tảng kinh tế hấp dẫn", bà Trang cho biết.

Tuy nhiên, bà Trang cho rằng thị trường vẫn còn gặp nhiều thử thách cho nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những cơ hội chất lượng tốt. Thực tế mặc dù có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại khá hạn chế, nguyên nhân là do tính hợp pháp, kỳ vọng về giá cả từ cả hai phía và vấn đề bồi thường. Trong khi đó, hiện nay hầu hết các dự án đều có ít nhiều các vướng mắc vẫn cần được tháo gỡ.

Mặt khác, thị trường hiện đang chững lại, cộng thêm khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư trong 6 tháng qua tạm thời chờ đợi, nghe ngóng nhiều hơn. Bên cạnh đó, quá trình phê duyệt hiện tại cho các dự án đang kéo dài, khiến các nhà phát triển và nhà đầu tư ngày càng nản lòng. Chúng tôi làm việc với nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư đang sẵn sàng rót vốn vào Việt Nam đều đang nóng lòng chờ quá trình phê duyệt được cải thiện để họ có thể đưa ra quyết định đầu tư. (Xem thêm)

Siêu dự án 4 tỷ USD bị Quảng Nam cấm đầu tư kinh doanh nhà ở

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản về việc khẩn trương hoàn thành các hồ sơ quy hoạch liên quan và triển khai thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An xác định không đầu tư kinh doanh nhà ở trong dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Cùng với đó, địa phương này đề nghị UBND các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch chung đô thị Duy Hải - Duy Nghĩa, quy hoạch vùng huyện Thăng Bình, Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Bình Dương và các hồ sơ quy hoạch khác có liên quan theo hướng không bố trí đất ở trong phạm vi dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An để phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt làm cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện dự án. (Xem thêm).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ô tô Đông Phong: 'Chắc suất' làm khu nhà ở gần 420 tỷ tại Hưng Yên

Ô tô Đông Phong: 'Chắc suất' làm khu nhà ở gần 420 tỷ tại Hưng Yên

(VNF) - Hiện, có 1 nhà đầu tư đạt yêu cầu thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở dân cư mới 319 trên xã Tân Lập, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên.

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: ‘Viên kim cương’ bất động sản thương cảng

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: ‘Viên kim cương’ bất động sản thương cảng

(VNF) - Dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tọa lạc bên bờ vịnh Bái Tử Long, được ví như “viên kim cương” của bất động sản thương cảng Vân Đồn trên hành trình tìm lại lại ánh hào quang rực rỡ năm xưa.

Vấn nạn lừa đảo đầu tư ở Nhật Bản: Chứng khoán sốt, 'chứng sĩ' sa chân

Vấn nạn lừa đảo đầu tư ở Nhật Bản: Chứng khoán sốt, 'chứng sĩ' sa chân

(VNF) - Khi thị trường chứng khoán Nhật Bản bùng nổ, một vấn đề khác cũng đang gia tăng ở quốc gia này: Lừa đảo đầu tư.

Tin mua trái phiếu có tài sản đảm bảo, nhà đầu tư vẫn bị mất tiền

Tin mua trái phiếu có tài sản đảm bảo, nhà đầu tư vẫn bị mất tiền

(VNF) - Dù tài sản đảm bảo là cổ phiếu, dự án hình thành trong tương lai hay bất động sản, thì các trái chủ vẫn phải đối mặt với rủi ro thua lỗ. Chính vì thế, bảo đảm bằng tài sản chưa phải yếu tố tiên quyết khi đầu tư và không bảo đảm.

Chủ hãng bia Đại Việt xây dựng Cụm công nghiệp Tam Quang - Thái Bình

Chủ hãng bia Đại Việt xây dựng Cụm công nghiệp Tam Quang - Thái Bình

(VNF) - UBND tỉnh Thái Bình đã quyết định cho Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen thuê 9,2ha đất tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Tam Quang (giai đoạn 1).

Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

(VNF) - 6/7 sàn giao dịch bất động sản ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính là do thị trường nhà đất trầm lắng.

TP. HCM chi 350 tỷ đồng nâng cấp giao thông

TP. HCM chi 350 tỷ đồng nâng cấp giao thông

(VNF) - Hội đồng Nhân dân TP.HCM đã thông qua khoản đầu tư 350 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực khai thác tại các tuyến đường thường xuyên gây ùn tắc giao thông, xảy ra tai nạn giao thông.

Vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

Vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tử vong trong vụ tai nạn máy bay đã làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, điều mà các nhà phân tích cho rằng làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý, vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ hỗn loạn.

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

(VNF) - Thoái vốn Nhà nước có thể là một trong những lý do khiến BCM và NTP tăng kịch trần trong phiên 20/5 khi câu chuyện bán vốn luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường.

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

(VNF) - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đến cuối năm 2023 quy mô nợ công/GDP ước khoảng 37%, nợ Chính phủ/GDP ước khoảng 34%

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.