Đại gia số 1, cầm tiền lời nghìn tỷ, 10 năm không chia cổ tức

Mạnh Hà - 09/05/2023 12:31 (GMT+7)

Hàng loạt doanh nghiệp lớn ghi nhận mức lãi nghìn tỷ đồng, thậm chí tỷ USD nhưng không chia cổ tức trong nhiều năm nay, thậm chí cả thập kỷ.

VNF
Hàng loạt doanh nghiệp lớn ghi nhận mức lãi nghìn tỷ, thậm chí tỷ USD nhưng không chia cổ tức trong nhiều năm nay. (Ảnh: HT)

Thập kỷ không chia cổ tức

Mùa đại hội cổ đông đã gần qua đi. Tuy nhiên, câu chuyện không chia cổ tức vẫn khiến nhiều cổ đông bức xúc. Không ít người gần đây buộc phải chọn giải pháp bán ra cổ phiếu của các ngân hàng/doanh nghiệp không chia tiền cho cổ đông.

“Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lãi nghìn tỷ, lợi nhuận tích lũy rất lớn nhưng không chia cổ tức. Tất cả các quyết định đều phụ thuộc vào cổ đông lớn. Cổ đông nhỏ luôn là người thiệt thòi”, ông Nguyễn Hưng, một nhà đầu tư tại Hà Đông chia sẻ.

Gần đây, ông Hưng đã bán ra cổ phiếu của một số tổ chức nhiều năm “lì lợm” không chia cổ tức. Ông lập luận cho rằng: một thị trường chưa hút dòng tiền như hiện tại, áp lực bán sẽ còn gia tăng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.

Hiện tượng bức xúc đối với các ngân hàng/doanh nghiệp không chia cổ tức trong mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) năm 2023 vẫn khá phổ biến.

ĐHCĐ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) hôm 25/4 có tới 3 cổ đông cá nhân đứng lên phát biểu gay gắt về việc ngân hàng này không chia cổ tức trong hơn nửa thập kỷ qua. Có cổ đông thậm chí yêu cầu Chủ tịch Dương Công Minh rút khỏi vị trí lãnh đạo.

Theo đại diện Sacombank, lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế lên tới 12.672 tỷ đồng. Đây là số tiền được giữ lại và dùng để chia cổ tức khi được cho phép. 

Tuy nhiên, việc chia cổ tức của Sacombank sẽ tiếp tục không được thực hiện trong năm 2023. Lần gần nhất Sacombank chia cổ tức là năm 2015 với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu. Như vậy, đã 8 năm ngân hàng này không chia cổ tức.

Rất nhiều ngân hàng lãi lớn nhiều nghìn tỷ đồng trong các năm qua cũng không chia cổ tức cho dù Ngân hàng Nhà nước không còn có yêu cầu không chia cổ tức để tái cấu trúc.

Techcombank (TCB) do ông Hồ Hùng Anh làm Chủ tịch cũng là ngân hàng gây hụt hẫng đối với cổ đông khi tiếp tục không chia cổ tức và dùng tiền lãi bổ sung vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trước đó, hồi năm 2013, ông Hùng Anh cho biết, trong 10 năm tiếp theo ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt. Lần chia cổ tức gần nhất là bằng cổ phiếu diễn ra vào năm 2018.

Chủ tịch Techcombank cũng thừa nhận nhiều lần đối mặt với phản ứng như vậy của cổ đông. 

Sự ấm ức và phản ứng dữ dội của nhiều cổ đông không phải vô lý khi nhiều ngân hàng, trong đó có Techcombank liên tục báo cáo tăng trưởng, lợi nhuận ở mức cao trong nhiều năm qua. Năm 2022, Techcombank ghi nhận lãi ròng hơn 20.150 tỷ đồng.

Thù lao cho ban lãnh đạo của nhiều ngân hàng cũng rất cao, như tại TCB là 38,8 tỷ đồng cho năm 2023 (năm 2022 là 35,3 tỷ đồng).

Nhiều doanh nghiệp lớn các ngành khác cũng không chia cổ tức cho dù lợi nhuận cao. CTCP Tập đoàn PAN ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 51% lên 794 tỷ đồng nhưng cũng không chia cổ tức để “dành nguồn lực cho các hoạt động cân đối nguồn vốn và đầu tư phát triển.

CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà - Sudico (SJS) thậm chí có 8 lần lần trì hoãn trả cổ tức 2016 và nhiều lần trì hoãn trả cổ tức 2017.

Cổ đông nhỏ yếu thế

Câu trả lời của hầu hết các lãnh đạo các doanh nghiệp không chia cổ tức đều là: dành tiền cho đầu tư phát triển. Và thường nói thêm rằng, họ là các cổ đông lớn nhất và rất muốn chia tiền nhưng nếu không chia thì tiền vẫn còn đó, “cơm không ăn, gạo còn đó”.

Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình với các lãnh đạo doanh nghiệp không chia cổ tức trong nhiều năm. Theo họ, nhiều người đầu tư vào cổ phiếu là để trông chờ vào cổ tức.

Một cổ đông của Sacombank cho biết, ông đầu tư vào cổ phiếu Sacombank trong nhiều năm qua và không hề bán ra. Và điều ông mong muốn là ngân hàng sẽ chia cổ tức đều đặn như trước kia.

Bên cạnh đó, trong năm vừa qua, giá nhiều cổ phiếu giảm mạnh. Không ít người đã chấp nhận nắm giữ cổ phiếu và trông chờ vào cổ tức. Nhưng nhiều doanh nghiệp gây thất vọng khi không chia cổ tức cho dù có kết quả kinh doanh tốt.

Ông Thành Đỗ, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho rằng, khi tổ chức không trả cổ tức nhưng lãnh đạo cho rằng cổ phiếu sẽ tăng vài ba lần, thậm chí 5-10 lần là những tuyên bố mang tính an ủi các nhà đầu tư.

Theo ông Thành Đỗ, không phải ai cũng nắm giữ cổ phiếu 5-10 năm như các nhà đầu tư lớn. Không những thế, không ít cổ phiếu 3-4 năm nay giá gần như không tăng.

Đánh giá về vấn đề này, nhiều chuyên gia có cái nhìn khách quan hơn. Các chuyên gia cho rằng, yêu cầu về cổ tức của các cổ đông là chuyện dễ hiểu.

Nhiều cổ đông đầu tư vào cổ phiếu với cả 2 kỳ vọng: giá lên và cổ tức. Nhiều người trung thành với doanh nghiệp thì luôn mong cổ tức.

Ông Lưu Chí Kháng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Kiến Thiết CSI cho rằng, việc nhiều ngân hàng/doanh nghiệp không trả cổ tức không hẳn đã xấu, thậm chí có thể còn tốt nếu tiền lãi đó được dùng để dùng để mở rộng hoạt động kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả.

“Vấn đề là tiền được giữ lại để làm gì. Doanh nghiệp có lợi nhuận, tiền giữ lại phải có kế hoạch đầu tư kinh doanh thì mới tốt. Khi doanh nghiệp không trả cổ tức, các cổ đông phải xem phương án sử dụng số tiền lãi đó làm gì”, ông Kháng chia sẻ.

Trên thực tế, việc doanh nghiệp không chia cổ tức có rất nhiều lý do. Có thể do doanh nghiệp không có nguồn tiền, làm ăn yếu kém như trường hợp Sudico nhiều năm khất lần hoãn trả cổ tức. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ, lãi ít hoặc thậm chí có nguy cơ phá sản, bị cảnh báo về khả năng tiếp tục hoạt động… cũng không trả được cổ tức.

Với các doanh nghiệp lãi lớn nhưng không chia cổ tức cũng được chia làm 2 loại. Đó có thể là ban lãnh đạo muốn tính đại cục cho một cú bứt phá mang tính thập kỷ. Đây là điều dễ thấy nhất trong lĩnh vực ngân hàng khi mà các tổ chức tín dụng đang đua nhau bứt phá lên top đầu trong giai đoạn chạy đua để vào danh sách các ngân hàng làm chủ lĩnh vực này trong tương lai, đồng thời đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe hơn.

Dù vậy, cũng có thể có những doanh nghiệp trây ì không trả cổ tức, có những tính toán riêng không vì lợi ích bao trùm.

Theo Vietnamnet
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Horizon của 'đại gia' Nguyễn Quốc Hiển: Lỗ triền miên, chậm trả nợ trái phiếu

Horizon của 'đại gia' Nguyễn Quốc Hiển: Lỗ triền miên, chậm trả nợ trái phiếu

(VNF) - 3 năm gần nhất, Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Đầu tư Horizon liên tục báo lỗ, với số lỗ ngày một nghiêm trọng.

Vụ Vạn Thịnh Phát: 11 chiếc đồng hồ của Trương Huệ Vân bị tạm giữ

Vụ Vạn Thịnh Phát: 11 chiếc đồng hồ của Trương Huệ Vân bị tạm giữ

(VNF) - Phần lớn các tài sản bị kê biên, phong tỏa, tạm giữ đều nhằm đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho các bị cáo ở giai đoạn 1 vụ án.

Đề nghị miễn, giảm phí nhân Ngày tiền mặt 2024

Đề nghị miễn, giảm phí nhân Ngày tiền mặt 2024

(VNF) - Để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị miễn, giảm phí dịch vụ, tặng quà, hoàn tiền… cho khách hàng khi mở thẻ, tài khoản thanh toán dịp Ngày không tiền mặt 2024.

Nợ chất cao, lãi nhỏ nhoi, Quốc Cường Gia Lai muốn bán 2 nhà máy thủy điện

Nợ chất cao, lãi nhỏ nhoi, Quốc Cường Gia Lai muốn bán 2 nhà máy thủy điện

(VNF) - Quyết định chuyển nhượng 2 nhà máy thuỷ điện được Quốc Cường Gia Lai đưa ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa và doanh nghiệp vẫn đang dính líu nợ nần liên quan đến đại án Vạn Thịnh Phát.

'Đùn đẩy trách nhiệm, vừa làm vừa nghe ngóng'... xác định giá đất bị tắc nghẽn

'Đùn đẩy trách nhiệm, vừa làm vừa nghe ngóng'... xác định giá đất bị tắc nghẽn

(VNF) - TP. HCM có gần 80.000 nền đất và căn hộ chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận do cơ quan chức năng khó mời đơn vị tư vấn, thẩm định giá đất, gây ách tắc trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thất thu ngân sách và kéo theo nhiều hệ lụy.

Thù lao 1,4 tỷ/năm, vì sao Hoa hậu Ngọc Hân quyết rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay?

Thù lao 1,4 tỷ/năm, vì sao Hoa hậu Ngọc Hân quyết rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay?

(VNF) - Tại đơn từ nhiệm, bà Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa hậu Ngọc Hân) cho biết, cô rời vị trí Phó tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác.

MWG tham vọng dẫn đầu thị trường TMĐT: 'Miếng bánh ngọt' có dễ ăn?

MWG tham vọng dẫn đầu thị trường TMĐT: 'Miếng bánh ngọt' có dễ ăn?

(VNF) - Một trong những định hướng chủ lực của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) trong năm 2024 là phát triển mảng thương mại điện tử, đưa các trang bán hàng online của chuỗi lên vị trí số 1.

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng

(VNF) - Tính đến ngày 31/12/2023, EVN Hà Nội có khoản nợ vay hơn 17.535 tỷ đồng, chiếm gần 78% nợ phải trả. Trong đó, phần lớn là ở vay dài hạn với hơn 14.991 tỷ đồng.

Đầu tư dự án 10.000 tỷ ở Huế, nhóm APEC của ông Nguyễn Đỗ Lăng lỗ nặng

Đầu tư dự án 10.000 tỷ ở Huế, nhóm APEC của ông Nguyễn Đỗ Lăng lỗ nặng

(VNF) - Apec Land Huế là chủ đầu tư dự án Royal Royal Park Huế quy mô 10.000 tỷ đồng. Đây cũng là công ty con của API - thành viên nhóm Apec của doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng .

Thu nhập mơ ước của nhân viên và sếp ngân hàng đầu 2024

Thu nhập mơ ước của nhân viên và sếp ngân hàng đầu 2024

(VNF) - Thu nhập của nhân viên ngân hàng trong quý đầu năm 2024 khiến người ngoài ngành phải ao ước. Các sếp ngân hàng có thu nhập ngất ngưởng, cao nhất tới hơn chục tỷ đồng/năm.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.