Đà Nẵng: Chậm giải ngân đầu tư công, áp lực tiêu 8.000 tỷ đồng

Khánh Hồng - 16/08/2022 09:01 (GMT+7)

(VNF) - Ngoài quy trình, thủ tục đầu tư phức tạp, kéo dài thì công tác giải phóng mặt bằng đang là vướng mắc lớn nhất dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công ở Đà Nẵng.

VNF
Năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của TP. Đà Nẵng được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 5.963,336 tỷ đồng và HĐND thành phố giao là 7.880,731 tỷ đồng.

6 tháng chỉ đạt gần 24% kế hoạch

Năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của TP. Đà Nẵng được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 5.963,336 tỷ đồng và HĐND thành phố giao là 7.880,731 tỷ đồng, để đầu tư cho 471 dự án, giao cho 42 đơn vị, địa phương, ban quản lý dự án làm chủ đầu tư và quản lý dự án.

Ngoài ra, kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2021 được phép kéo dài và giải ngân đến hết ngày 31/12/2022 là 128,561 tỷ đồng; kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2021 sang năm 2022 theo Công văn số 3261/BKHĐT-TH ngày 19/5/2022 là 251,907 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6, giải ngân vốn đầu tư công của Đà Nẵng đạt 1.885 tỷ đồng, bằng 31,6% kế hoạch do trung ương giao và 23,9% kế hoạch do HĐND thành phố giao.

Một số dự án giải ngân đạt khá như: xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng và các tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn cho lưu vực từ đường Hồ Xuân Hương đến giáp tỉnh Quảng Nam; cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn quận Thanh Khê và Liên Chiểu; nhà máy nước Hòa Liên; nâng cấp, cải tạo đường ĐT601; tuyến ống thu gom nước thải đường 2/9; tuyến cống thu gom nước thải đường Nguyễn Tất Thành...

Một số dự án chuyển tiếp vướng giải phóng mặt bằng chậm giải ngân như: trường cao đẳng nghề Đà Nẵng; khu tái định cư phục vụ giải tỏa dự án Làng Đại học Đà Nẵng; tuyến đường 45m đoạn từ đường Lê Hữu Trác đến đường Nguyễn Văn Thoại; tuyến đường trục I Tây Bắc…

Đối với các công trình mới, những tháng đầu năm là thời gian các đơn vị triển khai hoàn thành các hồ sơ thủ tục phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, hoàn thành các thủ tục lựa chọn nhà thầu nên chưa khởi công công trình và chưa giải ngân vốn.

Theo UBND TP. Đà Nẵng, ngoài các khó khăn thường niên, thường xuyên do các quy định chung về quy trình, thủ tục đầu tư phải qua nhiều khâu, nhiều bước, lấy ý kiến của nhiều cơ quan, đơn vị làm kéo dài thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư... còn có những vướng mắc, bất cập do công tác giải phóng mặt bằng. Đây được xem là vướng mắc lớn nhất dẫn đến chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, trong các tháng đầu năm, các chủ đầu tư, quản lý dự án gặp nhiều khó khăn về giá nguyên nhiên vật liệu, giá xăng dầu tăng, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng... Đồng thời, các chủ đầu tư, quản lý dự án thường tập trung thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 ở tháng thứ 13 (tháng 1 năm 2022) nên việc triển khai kế hoạch năm 2022 chỉ thực sự bắt đầu khởi động từ tháng 2/2022.

Khối lượng nghiệm thu thực tế trên các công trường chậm cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công. Ngoài ra, các nhà thầu xây dựng gặp khó khăn trong việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi phải giảm doanh thu chịu thuế 2% và phải ký phụ lục hợp đồng giảm phần thuế này khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.

Tập trung những dự án trọng điểm

Những tháng cuối năm, Đà Nẵng phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 đạt 100% kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2021 được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022 là 251,907 tỷ đồng. UBND thành phố chỉ đạo phấn đấu tiến độ đến 30/9 đạt 60%, đến 31/12 đạt 90% và đến 31/01/2023 đạt 100%.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Đà Nẵng ưu tiên giải ngân kế hoạch vốn giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa và vốn ngân sách trung ương, nhất là dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu, dự án phát triển bền vững TP. Đà Nẵng và dự án cải thiện hạ tầng giao thông TP. Đà Nẵng; tập trung rà soát, đề xuất điều chỉnh, điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn năm 2022 đối với các công trình chậm hoặc khó có khả năng giải ngân để bổ sung cho các công trình, dự án có nhu cầu.

Thành phố cũng tập trung chỉ đạo xử lý các “điểm nghẽn” trong thủ tục đầu tư, xây dựng cơ bản, công tác giải tỏa, đền bù, bàn giao mặt bằng triển khai dự án, nhất là các công trình trọng điểm, động lực trên các lĩnh vực giao thông, hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cấp thoát nước, môi trường, an sinh xã hội…; tiếp tục phân cấp, phân quyền các chính sách, thủ tục đền bù giải tỏa của UBND thành phố cho các sở, ban, ngành địa phương liên quan để đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa các dự án trên địa bàn thành phố, nhất là đối với các công trình trọng điểm. Bên cạnh đó, thành phố cũng giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ tịch UBND thành phố về kết quả triển khai thực hiện và tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao.

Các đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng đề nghị thành phố cần có kế hoạch phân kỳ đầu tư, cân đối đầu tư công trung hạn một cách hiệu quả; triển khai hiệu quả các công trình dở dang, dự án trọng điểm, động lực; giải quyết tình trạng dự án chậm triển khai.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng, cho rằng cần tập trung tháo gỡ những khó khăn của các công trình động lực, trọng điểm của thành phố, góp phần nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư công; tiến hành khởi công xây dựng bến cảng Liên Chiểu, khu du lịch nghỉ dưỡng Làng Vân trong năm 2022; xây dựng cụ thể tiến độ triển khai các dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thông báo cho phép đầu tư tại diễn đàn đầu tư Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cũng chỉ đạo cần xem xét, lựa chọn những công trình, dự án thật sự cần thiết, cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải để đảm bảo nguồn lực khi triển khai thực hiện, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của thành phố.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.