Cựu Chủ tịch và cựu Tổng giám đốc HoSE tiếp tay cho Trịnh Văn Quyết thế nào?

Tuệ Lâm - 25/02/2024 18:19 (GMT+7)

(VNF) - Ông Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) và ông Lê Hải Trà, cựu Tổng giám đốc HoSE giúp sức để ông Trịnh Văn Quyết niêm yết cổ phiếu lên sàn, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án Thao túng chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.

Đồng ý giúp Trịnh Văn Quyết vì có mối quan hệ

Nội dung mới của bản kết luận lần này là cơ quan điều tra đề nghị truy tố 4 cựu lãnh đạo của HoSE gồm: ông Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT; Lê Hải Trà, cựu Tổng giám đốc, cựu ủy viên HĐQT, thành viên độc lập hội đồng niêm yết; Trầm Tuấn Vũ, nguyên Phó Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch hội đồng niêm yết; Lê Thị Tuyết Hằng, Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên hội đồng niêm yết.

Cả 4 bị can nêu trên bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, riêng bà Hằng được tại ngoại.

Ngoài ra, 3 người khác bị đề nghị tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán là Lê Công Điền, Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam; Phạm Minh Trung, Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Theo kết luận, Công ty cổ phần Xây dựng Faros thuộc hệ sinh thái FLC, tiền thân là một công ty thua lỗ do ông Quyết chỉ đạo cấp dưới đứng tên mua lại, nhiều lần đổi tên. Sau nhiều năm gần như không hoạt động, tháng 4/2014, công ty bắt đầu nhận thầu thi công các dự án bất động sản do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Dù vốn thực góp ban đầu chỉ gần 1.200 tỷ đồng nhưng với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, từ tháng 4/2014 đến 9/2016, ông Quyết chỉ đạo em gái cùng một số người khác là lãnh đạo Công ty Faros 5 lần nộp hồ sơ góp vốn khống hơn 3.100 tỷ đồng.

Nhờ kế hoạch này, vốn điều lệ của Faros tăng từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ. Lúc này, ông Quyết tiếp tục đưa ra kế hoạch biến Faros thành công ty đại chúng để niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE.

Kế hoạch của ông Quyết đã được các ông Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà cùng một số cán bộ khác tại HoSE và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam "giúp sức".

Ông Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HoSE.

Theo kết luận, HoSE hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, Bộ Tài chính là đại diện chủ sở hữu. HoSE có chức năng tổ chức niêm yết, giao dịch chứng khoán, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về thị trường chứng khoán.

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị niêm yết cổ phiếu của Faros, ông Sinh với vai trò là Chủ tịch HĐQT HoSE biết báo cáo kiểm toán về tài chính năm 2014 và 2015 của doanh nghiệp này không phù hợp. Báo cáo vi phạm lưu ý lớn rằng "không đủ cơ sở để xác định số vốn thực góp".

Tuy nhiên, do mối quan hệ cá nhân và nhiều lần được Trịnh Văn Quyết cùng Doãn Văn Phương (cựu Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, đã bỏ trốn) nhờ giúp đỡ nên ông Sinh đã hỗ trợ để Faros được niêm yết, kết luận nêu. Ông Sinh bị cáo buộc nhiều lần trực tiếp chỉ đạo cấp dưới là Trà, Vũ, Hằng tạo điều kiện sớm niêm yết cổ phiếu cho Faros. 

Ông Sinh sau đó cùng các thành viên HĐQT chấp thuận niêm yết và ký ban hành nghị quyết với nội dung: "Hồ sơ của Faros đủ các điều kiện niêm yết". Từ sự chỉ đạo xuyên suốt của ông Sinh, mã cổ phiếu của Faros đã được chấp thuận niêm yết, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Đối với ông Lê Hải Trà, được xác định là người có trình độ, kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về chứng khoán. Ông Trà có nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu, thẩm định hồ sơ niêm yết để đưa ra ý kiến độc lập là chấp thuận hay không về việc đăng ký niêm yết trên HoSE.

Ông Lê Hải Trà, cựu Tổng giám đốc HoSE.

Ông Trà bị cáo buộc biết rõ báo cáo kiểm toán về tài chính của Faros có vi phạm bởi "chưa có căn cứ xác định số vốn thực góp".

Cụ thể, quá trình thẩm định, ông Trà đã 2 lần hội ý với các thành viên hội đồng niêm yết và đều thống nhất Faros chưa đủ điều kiện, yêu cầu công ty phải giải trình.

Ngày 22/8/2016, hội đồng niêm yết mới nhận được báo cáo giải trình của công ty, dù chưa có thời gian nghiên cứu nhưng trong cuộc họp trưa cùng ngày, ông Trà và các thành viên của hội đồng đã đồng ý với báo cáo này, kết luận nêu.

Trong cuộc họp ngày hôm sau, ông Trà và các thành viên khác tiếp tục đồng ý chấp thuận niêm yết đối với cổ phiếu của Faros.

Tại cơ quan điều tra, ông Trà thừa nhận hành vi và khai nguyên nhân phạm tội là "do có mối quan hệ nên muốn giúp đỡ Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương".

"Việc chấp thuận niêm yết giúp cho Faros có điều kiện thu hút vốn của các nhà đầu tư trên thị trường và HoSE có doanh thu từ thu phí niêm yết, phí giao dịch chứng khoán, thông qua đó nâng cao uy tín bản thân", ông Trà khai.

Vụ trưởng biết sai vẫn làm

Cũng theo kết luận, ông Lê Công Điền với vai trò là Vụ trưởng Giám sát Công ty đại chúng, khi thẩm định hồ sơ của Faros đã phát hiện không đủ cơ sở xác định vốn góp. Thế nhưng ông này không kiểm tra mà ký văn bản chấp thuận hồ sơ đăng ký rồi công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Faros được niêm yết thành công với vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng.

Tại cơ quan điều tra, ông Điền khai nhận thấy Faros là công ty lớn, ông Trịnh Văn Quyết lại "có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo các cấp, sở hữu một công ty chuyên tư vấn pháp luật". 

Khi thẩm định hồ sơ, ông Điền yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng nhưng 2 lần bị công ty khiếu nại cho rằng vụ trưởng "làm vượt thẩm quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp". Do lo sợ bị ảnh hưởng đến công việc của bản thân nên ông Điền "biết sai vẫn làm".

Ngoài các bị can trên, cơ quan điều tra xác định trong vụ án này còn có sự thiếu trách nhiệm của ông Vũ Bằng, cựu chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước; Lê Thị Thu Hằng, vụ phó và Nguyễn Thị Thúy, chuyên viên Vụ Giám sát công ty đại chúng; Trần Văn Dũng, cựu tổng giám đốc HoSE...

Tuy nhiên cơ quan điều tra chưa có căn cứ xử lý hình sự nên có văn bản kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hành chính đối với những người này.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

(VNF) - Rủi ro điều chỉnh trong một vài phiên tới là hiện hữu. Mặc dù mức điều chỉnh có thể không quá lớn nhưng đây mới là cơ hội mua vào, thay vì lao vào thị trường khi đà tăng ngắn hạn đã qua đoạn cao trào.

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

(VNF) - Công ty cổ phần Tasco (HUT) cho biết cho biết, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng mạnh do các mảng hoạt động đều tăng trưởng, đặc biệt đến từ mảng kinh doanh xe ô tô sau khi hoàn thành hợp nhất Tasco Auto trở thành công ty con từ tháng 9/2023 nên lợi nhuận quý I/2024 tăng đột biến.

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

(VNF) - Phòng cháy chữa cháy không bảo đảm, công ty quản lý vận hành tạm chậm trễ duy tu, bảo trì thang máy, gây nguy cơ mất an toàn, BQT có dấu hiệu “không công khai” các hoạt động thu, chi tài chính… khiến hàng ngàn cư dân khu đô thị Rừng Cọ, Ecopark “bức xúc”.

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

(VNF) - Theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu đầu tư vàng miếng tại Việt Nam trong quý I/2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ năm 2015. Nhu cầu tăng mạnh đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.