Cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng làm chuyên viên báo chí

M. Hà - 09/08/2022 08:13 (GMT+7)

Văn phòng Bộ Tài chính vừa có quyết định về việc phân công công tác mới cho ông Trần Văn Dũng, nguyên chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

VNF
Ông Trần Văn Dũng, cựu chủ tịch UBKCNN.

Theo đề nghị của Phòng Tổng hợp - Thư ký, Phòng Báo chí - Tuyên truyền và căn cứ các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Chánh văn phòng Bộ Tài chính hôm 5/8 có quyết định phân công ông Trần Văn Dũng, chuyên viên cao cấp đến nhận công tác tại Phòng Báo chí - Tuyên truyền kể từ ngày ký.

Ông Trần Văn Dũng được biết đến là "tư lệnh" ngành chứng khoán có quy mô hàng trăm tỷ USD, huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế.

Giữa tháng 7/2017, Bộ Tài chính bổ nhiệm ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) làm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) thay ông Vũ Bằng nghỉ hưu theo chế độ.

Ông Trần Văn Dũng được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu HoSE từ ngày 1/11/2016,  thay ông Trần Đắc Sinh đến tuổi nghỉ hưu. Trước đó, ông Dũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc (TGĐ) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2012.

Ông Dũng là người gắn bó với HNX từ những ngày HNX khai sinh và điều hành sàn chứng khoán phía Bắc hơn 12 năm, trước khi được điều chuyển vào giữ chức Tổng giám đốc HoSE. Tại HNX, ông là người dẫn dắt HNX xây những viên gạch đầu tiên của hệ thống giao dịch chứng khoán, trái phiếu, sàn giao dịch chứng khoán UPCoM, thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán phái sinh.

Ông Dũng cũng là người rất đề cao tính minh bạch của thị trường. Hồi còn làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc HNX, ông đề ra hoạt động trao giải công bố thông tin và minh bạch cho các doanh nghiệp.

Ông Trần Văn Dũng có trình độ học vấn thạc sỹ Nghiên cứu phát triển - Đại học Saitama (Nhật Bản) và từng công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1992-1997, trước khi chuyển sang UBCK làm việc trong giai đoạn 1997-2003.

Từ 2003-2/2016, ông Dũng công tác tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ở nhiều cương vị: Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2003-2009); Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HNX (2009-2012); Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HNX (từ tháng 12/2012-2/2016).

Ngày 18/5/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 15 về việc xem xét, kết luận về xử lý kỷ luật đảng đối với Đảng ủy UBCKNN và các cá nhân liên quan, trong đó có ông Trần Văn Dũng trong vai trò Chủ tịch.

Thực hiện kết luận của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính tại cuộc họp ngày 19/5/2022 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, Bộ Tài chính thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch UBCKNN đối với ông Trần Văn Dũng do đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tạm thời phụ trách UBCK.

Lãnh đạo nhận thức chưa thấu đáo, nợ nhiều lời xin lỗi

Giai đoạn ông Trần Văn Dũng giữ các chức vụ lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực chứng khoán, ngành có nhiều thăng trầm, trong đó nổi bật là tình trạng tắc nghẽn kéo dài tại HoSE mà không xử lý được dứt điểm. Các lãnh đạo hứa xong vẫn tắc, tắc xong lại hứa.

Thị trường chứng khoán trong năm 2021 sôi động, số lượng người tham gia tăng đột biến, quy mô gia tăng nhanh chóng và mang lợi nhuận đến cho nhiều người tham gia. Nhưng đây cũng là thời kỳ nhiều hiện tượng bất thường diễn ra, trong đó có sự nghẽn mạng kéo dài trong nhiều tháng, mà các cơ quan chức năng liên tục hứa xử lý nhưng rất chậm trễ.

Các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư cá nhân, đã rất bức xúc khi không đặt lệnh được mua bán, hoặc đặt lệnh mua bán trong tình trạng không biến bảng điện tử đang diễn ra sao, mua bán tù mù, không biết tình trạng thực sự của thị trường đang lên hay xuống. Các bảng điện tử liên tục lag, diễn biến loạn xạ.

Sự ức chế của các nhà đầu tư bao trùm trên mạng xã hội và các diễn đàn chứng khoán khi sàn HoSE bị đơ, giật và loạn giá. Giải pháp hạn chế huỷ, sửa lệnh được xem là một sự vi phạm luật bởi Luật Chứng khoán.

Tình trạng nghẽn hệ thống kéo dài nhiều tháng, không được xử lý triệt để. Trên các diễn đàn chứng khoán, nhiều người kêu gọi lãnh đạo UBCK, HoSE phải chịu trách nhiệm và có lời giải thích thoả đáng.

Hồi đầu tháng 3/2021, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, HoSE đã 20 năm vận hành hệ thống giao dịch mà không làm chủ được công nghệ vận hành. Sự yếu kém này không phải mới lộ rõ mà trong mấy năm qua đã có vài trường hợp nghiêm trọng bị lỗi sàn chứng khoán nhưng sau đó không có các giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Tại một tọa đàm, ông Trần Văn Dũng khi đó thừa nhận, với tình huống nghẽn lệnh xảy ra và kéo dài nhiều tháng, các cơ quan quản lý không chỉ nợ một lời xin lỗi mà nợ nhiều lời xin lỗi. Các cơ quan chức năng nhận thức chưa thấu đáo.

Thị trường chứng khoán dưới thời ông Dũng cũng chứng kiến những vụ việc thao túng giá chứng khoán như trường hợp cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân, Trí Việt, vụ FTM,... hay hành vi lừa đảo như trong vụ trái phiếu Tân Hoàng Minh.

Hồi đầu 4/2022, Đảng ủy UBCK đã nghiêm túc rút kinh nghiệm để khắc phục những vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra.

Theo Vietnamnet
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

(VNF) - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ đi tiên phong trong chuyển đổi kép xanh – số, đồng hành cùng các đối tác tài chính, ngân hàng về nguồn vốn thực thi chuyển đổi kép.

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.