Cuộc đua xe điện: Thế thống trị của Trung Quốc sắp kết thúc?

Đăng Phạm - 23/10/2023 10:26 (GMT+7)

(VNF) - Cho đến nay, người chiến thắng trong cuộc đua xe điện toàn cầu không ai khác chính là Trung Quốc. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (IMF), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chiếm 64% khối lượng sản xuất xe điện vào năm 2022. Tuy nhiên, trước những phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, châu Âu và nhiều khu vực khác, các chuyên gia cho rằng thế thống trị của Trung Quốc sắp kết thúc.

VNF
Xe điện mini Wuling Hongguang được trưng bày tại triển lãm ô tô Thượng Hải.

Trung Quốc "nắm đằng chuôi" chuỗi cung ứng pin xe điện

Trung Quốc hiện là một trong những nhà sản xuất pin LFP (lithium, sắt, phốt phát) lớn nhất được sử dụng trong nhiều xe điện. Trong đó, CATL là nhà sản xuất pin lớn nhất Trung Quốc và đã giúp nước này giành được vị trí dẫn đầu bằng cách đảm bảo pin LFP của họ có giá rẻ nhất có thể.

Cách tiếp cận đó trái ngược với các nhà sản xuất ô tô và pin ở Mỹ và châu Âu, vốn “ưu tiên hiệu suất chứ không phải khả năng chi trả”, ông Bill Russo, người từng là giám đốc điều hành Chrysler tại Trung Quốc, chia sẻ với Financial Times .

Ông nói thêm: “Những gì chúng tôi phát hiện ra ở Trung Quốc là điện khí hóa và dân chủ hóa xe điện ưu tiên khả năng chi trả của người tiêu dùng. Bằng cách làm cho nó rẻ hơn, Trung Quốc sẽ thắng”.

Được thành lập vào năm 2011, CATL đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh từ Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu để giành vị trí dẫn đầu với lượng pin hiện có được sử dụng trong 1/3 xe điện trên toàn cầu.

Chia sẻ với Business Insider, ông Ilaria Mazzocco, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho hay: “Lợi thế rõ ràng” của Trung Quốc trong lĩnh vực này cũng phản ánh quyền kiểm soát của nước này đối với nhiều chuỗi cung ứng cần thiết để sản xuất pin.

Trong báo cáo tháng 7, Morgan Stanley cho biết “có tới 90% chuỗi cung ứng pin xe điện phụ thuộc vào Trung Quốc, trong đó hai công ty pin lớn nhất Trung Quốc kiểm soát hơn một nửa thị trường toàn cầu”.

Ngân hàng đầu tư này nói thêm rằng Trung Quốc thống trị “cơ sở hạ tầng lao động và sản xuất, cũng như khai thác các vật liệu quan trọng cần thiết để sản xuất xe điện”.

Ông Mazzocco cho hay “chúng ta đang hướng tới một thế giới nơi các chính phủ ngày càng quan tâm hơn đến chuỗi cung ứng tích hợp toàn cầu hóa”, đồng thời cho biết thêm đây “không phải là vấn đề đối với chính phủ Trung Quốc” khi họ thiết lập chuỗi cung ứng của mình.

Thận trọng khi đầu tư vào Trung Quốc

Tập đoàn Ford của Mỹ mới đây công bố kế hoạch sử dụng công nghệ CATL trong một nhà máy sản xuất pin mới trị giá 3,5 tỷ USD ở Michigan.

Tuy nhiên, một số thành viên quốc hội Mỹ lo ngại nhà máy này có thể khiến Ford phải phụ thuộc vào bí quyết sản xuất của Trung Quốc và gửi trợ cấp thuế của Mỹ sang Trung Quốc.

Giám đốc điều hành Ford Jim Farley công bố nhà máy pin Michigan EV vào tháng 2/2023.

Tháng trước, Ford đã tạm dừng việc xây dựng cơ sở này trong bối cảnh các thành viên Nghiệp đoàn công nhân ngành ô tô Mỹ (UAW) đình công, mặc dù Chủ tịch nghiệp đoàn Shawn Fain nói rằng quyết định đó là một "mối đe dọa cắt giảm việc làm đáng xấu hổ, gần như không được che đậy của Ford", Reuters đưa tin . 

Mối lo ngại về việc sử dụng công nghệ pin của Trung Quốc phản ánh mối lo ngại rộng hơn trên toàn cầu về sự thống trị của Trung Quốc đối với thị trường pin xe điện, khi các chính phủ bắt đầu chặn đầu tư của Trung Quốc vào các mỏ và nhà máy.

Vào tháng 2, chính phủ Úc đã ngăn chặn Quỹ Yuxiao của Trung Quốc tăng cổ phần tại công ty khai thác đất hiếm Northern Minerals, vì lợi ích quốc gia, Reuters đưa tin.

Úc là nhà sản xuất lithium (nguyên liệu chính cho pin xe điện) lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất chính các loại đất hiếm khác. Bộ trưởng Ngân khố Úc Jim Chalmers cho biết nước này sẽ có chọn lọc hơn về những người có thể đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản của mình.

Ông Ariel Cohen, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Âu-Á của Hội đồng Atlantic, cho hay Ấn Độ thời gian gần đây cũng đã có những động thái nhằm “thách thức” ảnh hưởng của Trung Quốc và ông kỳ vọng nước này sẽ “chủ động hơn nhiều để bảo vệ ngành công nghiệp của chính họ và những người chơi khác trước sự cạnh tranh của Trung Quốc”.

Hồi tháng 7, các quan chức Ấn Độ đã từ chối kế hoạch của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD về việc xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở Ấn Độ.

Phản ứng mạnh của Mỹ và châu Âu

Theo các nhà phân tích của Bernstein, sự thống trị trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc cho phép nước này sản xuất pin rẻ hơn so với các đối thủ - ít hơn 60 triệu USD cho mỗi gigawatt giờ pin được sản xuất, thấp hơn nhiều so với 88 triệu USD của các nhà sản xuất Hàn Quốc, trong khi Panasonic của Nhật Bản chi 103 triệu USD.

Một chiếc xe BYD được trưng bày tại triển lãm ô tô Nam Kinh ở Trung Quốc trong tháng 10/2023.

Các đối thủ cạnh tranh về xe điện cũng đang tìm kiếm công nghệ mới để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh doanh số bán xe điện chậm lại trong tháng 9, dẫn đến giá các vật liệu chính được sử dụng trong pin như lithium, niken và coban giảm.

Trong khi đó, Cohen nói rằng ông đặc biệt “lạc quan” về sự đổi mới của Mỹ. “Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đang mạnh tay cho hàng chục tỷ USD vào vấn đề này”, ông Cohen cho hay.

Châu Âu đang gặp khó khăn trong việc quyết định cách đối phó với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng ông Cohen cho biết châu Âu hiện đang "phản ứng chậm theo hướng" của Mỹ.

Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố một cuộc điều tra, trong đó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng "thị trường toàn cầu hiện đang tràn ngập ô tô điện Trung Quốc rẻ hơn" được bán với giá thấp giả tạo do "các khoản trợ cấp khổng lồ của nhà nước. Điều này đang bóp méo thị trường của chúng tôi".

Cũng đã có những cuộc biểu tình ở Hungary, nơi CATL và Mercedes-Benz đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy pin trị giá 7,9 tỷ USD để sản xuất đủ năng lượng cho một triệu ô tô, do tác động môi trường của nó, theo Bloomberg. Đất nước này hiện ngập tràn nhà máy ô tô và nhà máy sản xuất pin vì chính phủ nước này đang đặt mục tiêu đưa Hungary trở thành nhà sản xuất xe điện lớn. 

Ông Cohen cũng cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm tới có thể ảnh hưởng đến lập trường của châu Âu. Nếu cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng có thể đẩy nhanh bất kỳ hành động nào của EU chống lại Trung Quốc vì Mỹ có thể sẽ "gây thêm áp lực lên châu Âu".

“Trung Quốc có thể đã dẫn đầu thế giới trong cuộc đua xe điện, nhưng những ngày tháng đó đang dần được đếm ngược”, ông Cohen cho hay.

Xem thêm >> 'Bổn cũ soạn lại': Trung Quốc cản trở thương vụ 69 tỷ USD của ông trùm chip Mỹ

Theo Business Insider
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

(VNF) - Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

(VNF) - Thông tin này được ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung cho biết tại buổi tiếp của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào chiều 9/5.

Đi cà phê gặp tai nạn nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

Đi cà phê gặp tai nạn nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

(VNF) - Giông lốc kèm mưa đá gây vỡ kính tại địa điểm kinh doanh của The Coffee House đã khiến một nữ khách hàng bị đa chấn thương, hiện đang hôn mê và rất nguy kịch.

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

(VNF) - Công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo X.AI Corp (xAI) của tỷ phú Elon Musk chuẩn bị kết thúc vòng gọi vốn với mức định giá khoảng 18 tỷ USD ngay trong tuần này.

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, cần thiết phải xem xét, bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

(VNF) - Với việc hợp tác chính thức cùng các đối tác ngoại đến từ Mỹ, Công ty TNHH Hải Linh cho biết dự án kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến vận hành từ tháng 9 năm nay.

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

(VNF) - Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội sẽ khởi động thi công máy khoan hầm TBM trong quý II/2024.

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

(VNF) - Đúng như dự báo của giới phân tích ở thời điểm đầu năm, hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành thép nô nức báo lợi nhuận tăng trưởng hàng chục, hàng trăm phần trăm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ lại chưa thể vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành thép.

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của khối BĐS tại thời điểm ngày 5/3/2024 là 350.876 tỷ đồng. Ngoài ra, 8 năm qua, có 4 doanh nghiệp BĐS đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ra thị trường quốc tế với tổng khối lượng là 2,18 tỷ USD.

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

(VNF) - "Cao Xà Lá" là tên viết tắt của loạt nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Tại khu vực này sẽ xây các khu đô thị mới với quy mô dân số dự kiến 46.000 người.