'Cuộc chiến sống còn' của công ty chứng khoán nội

Minh Khuê - 29/09/2020 08:33 (GMT+7)

Cạnh tranh lãi vay, phí giao dịch để hút nhà đầu tư trong nhóm các công ty chứng khoán nội đang ngày càng trở nên khốc liệt trước sự "đổ bộ" của dòng tiền mới vào thị trường, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, đây sẽ không phải là chiến lược lâu dài.

VNF
Áp lực cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán được dự báo sẽ ngày càng khốc liệt hơn.

Sự hiện diện ngày càng nhiều của các công ty chứng khoán (CTCK) có vốn Hàn Quốc đã và đang hình thành một “thế lực” tái tạo "cuộc chơi" mới trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Tổng số CTCK Hàn Quốc hiện diện trên TTCK Việt Nam hiện nay đã tiến lên con số 8, dự kiến sẽ còn tăng thêm.

Cạnh tranh khốc liệt

Việc có quá nhiều CTCK nước ngoài “đổ bộ” vào TTCK Việt Nam đã tạo nên áp lực nặng nề với các CTCK nội trong "cuộc chiến" thị phần. Trong vòng 3 năm gần đây, doanh thu môi giới của các CTCK có vốn ngoại tăng mạnh từ 4,6% lên 12% và trong danh sách doanh nghiệp có thị phần lớn nhất sàn chứng khoán đã xác nhận những cái tên như Mirae Asset hay KIS Việt Nam.

"Vũ khí" cạnh tranh của các CTCK có vốn Hàn Quốc là mức cho vay ký quỹ (margin) hấp dẫn. Có thể kể đến như Chứng khoán KB Việt Nam, ban đầu chỉ dành gói ưu đãi miễn lãi suất margin chỉ là 200 tỷ đồng nhưng đến nay đã tăng lên 500 tỷ đồng vì thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân.

Hay như trong quý II vừa qua, dư nợ của Mirae Asset lên tới hơn 8.500 tỷ đồng, hơn tổng hai công ty nội lớn nhất là SSI và HSC cộng lại. Theo thống kê, cũng trong vòng 3 năm qua, thị phần margin của khối CTCK ngoại đã tăng từ 8% lên 31,5%.

Để bắt kịp với nhóm các CTCK ngoại, nhiều CTCK nội cũng đã triển khai các gói ưu đãi lãi suất để cạnh tranh như Chứng khoán dầu khí PSI với mức 10,5%/năm, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) 9%/năm, Tân Việt (TVSI) là 8,8%/năm.

Theo ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích CTCK VPS, trong bối cảnh nguồn vốn dư thừa tại các ngân hàng rất lớn cũng như áp lực ảnh hưởng của Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính, chứng khoán, các CTCK nội bắt buộc phải cạnh tranh đưa ra các sản phẩm hấp dẫn, thu hút khách hàng để lấy lại thị phần và vị thế.

Tuy nhiên, bên cạnh áp lực cạnh tranh về thị phần, các CTCK Hàn Quốc còn đang tạo nên "cuộc chiến" giành giật nhân sự - là chất xám, là thông tin và tập khách hàng. Thời gian qua đã xuất hiện một trường hợp gần như toàn bộ nhân sự của một chi nhánh thuộc CTCK nội chuyển sang làm cho CTCK có vốn ngoại.

Một cuộc cạnh tranh về phí giao dịch cũng đang diễn ra song song. Theo thống kê, tỷ lệ phí giao dịch trung vị sau khi giữ ở mức 0,19% một thời gian dài đã liên tục giảm trong các năm gần đây.

Đặc biệt, sau quy định không yêu cầu mức tối thiểu phí giao dịch, nhiều CTCK trong nước đã áp dụng cả chính sách không phí giao dịch để cạnh tranh.

Nâng cao "sức khỏe" tài chính

Theo nhận định của giới chuyên gia, ngay trong những tháng cuối năm 2020 và năm 2021, cuộc cạnh tranh trong khối các CTCK sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt hơn và mang tính sống còn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Chứng khoán SSI, về lâu về dài, chiến lược ưu đãi sẽ không phải là bước đi bền vững vì sự chênh lệch tài chính giữa khối CTCK nội và ngoại, lợi thế cạnh tranh lớn nhất vẫn phải là chất lượng và uy tín dịch vụ.

“Chúng ta phải đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất để kết nối nhà đầu tư với các tổ chức phát hành. Trong giai đoạn đầu, có thể những ưu đãi về lãi suất, phí có thể hấp dẫn nhà đầu tư nhưng nếu các chiến lược này không xuất phát từ việc xây dựng uy tín lâu dài, đồng hành cùng nhà đầu tư thì có thể tự đào thải. Cuối cùng, ở đâu có uy tín, mang lại sự đảm bảo cho nhà đầu tư thì ở đó sẽ có sức cạnh tranh tốt nhất”, ông Hưng nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong bối cảnh một loạt sản phẩm, nghiệp vụ mới đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán thúc đẩy triển khai như bán chứng khoán chờ về, bán khống, mua bán chứng khoán trong ngày... đặt ra các yêu cầu cao về "sức khỏe" tài chính mà các CTCK phải đáp ứng mới được phép tham gia triển khai.

Nhận định của ông Hưng là hoàn toàn có có cơ sở, khi trong kỳ báo cáo tài chính vừa qua, nhiều CTCK đã bộc lộ những điểm yếu trong "sức khỏe" tài chính như Chứng khoán ACB (ACBS) ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận giảm sút, mà nguyên nhân chính là giảm lãi cho vay.

Điều này chứng tỏ việc chạy theo “cuộc đua” đang trở nên quá sức đối với ACBS.

Thậm chí, Chứng khoán Đông Á (DAS) vừa bị đơn vị kiểm toán phát hiện “vượt rào” quy định về hạn mức đầu tư. Theo đó, tại thời điểm 30/6/2020, DAS đã đầu tư vào các tổ chức khác và công ty chưa niêm yết lần lượt là 74% và 72% vốn chủ sở hữu của công ty.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, các tỷ lệ này lần lượt không được vượt quá 70% và 20%. Đồng thời, lỗ lũy kế của DAS đã lên tới 326,8 tỷ đồng.

Không dừng lại ở áp lực cạnh tranh, nhóm các doanh nghiệp này cũng đang phải đối mặt với sức ép đào thải khi định hướng chính sách mới về an toàn tài chính áp dụng với CTCK đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đã đưa ra một số thay đổi xử lý với đơn vị yếu kém.

Theo TBKD
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu 6 lần, hé lộ 'danh sách' chủ nợ của DIC Hội An

Nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu 6 lần, hé lộ 'danh sách' chủ nợ của DIC Hội An

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Hội An (DIC Hội An) có doanh thu đạt 2,2 tỷ đồng, đây là con số khá bất ngờ khi cùng kỳ năm trước doanh nghiệp này đạt 166 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp chỉ đạt 117 triệu đồng.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.