Cú hích tăng trưởng từ kinh tế đêm

Thảo Lê - 01/05/2023 12:01 (GMT+7)

(VNF) - Từ đầu năm 2023 đến nay, hàng chục tỉnh thành đã đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế đêm. Đây được xem là cơ hội mới cho các nhà đầu tư và là giải pháp tăng doanh thu cho các địa phương.

VNF

Đồng loạt triển khai hoạt động hút khách ban đêm

Đầu tháng 4/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản về kế hoạch triển khai mô hình thí điểm phát triển kinh tế ban đêm tại TP. Đà Lạt. Theo đó, UBND TP. Đà Lạt đề xuất phát triển 8 mô hình kinh tế đêm trong tương lai. Đó là khu giải trí đêm tại tầng hầm sân golf Đà Lạt với tổ hợp các loại hình vui chơi, giải trí như: bar, ăn uống, rạp chiếu phim, game. Khu trung tâm Hòa Bình (phường 1, phường 2, TP. Đà Lạt) sẽ hình thành trung tâm phức hợp đa chức năng với nhiều loại hình dịch vụ và giải trí. Công viên Trần Quốc Toản (phường 10, TP. Đà Lạt) sẽ được kêu gọi đầu tư xây dựng công viên cảnh quan kết hợp với hình thành mô hình vui chơi, có quy mô lớn, hiện đại….

Tại Bình Định, Sở Du lịch tỉnh này đã xây dựng “Đề cương đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Định giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Các hoạt động, dịch vụ về đêm (giải trí, mua sắm, ăn uống, tham quan) đang dần hình thành và từng bước phát triển về số lượng cũng như chất lượng tại TP. Quy Nhơn như: các tuyến phố ẩm thực trên các tuyến đường Ngô Văn Sở, Phan Bội Châu, Hoa Lư, điểm bán hàng xe lưu động Lê Thánh Tôn, điểm phục vụ giải khát kết hợp quảng bá du lịch tại bãi biển Sea Sand; phố văn hóa - nghệ thuật trên đường Lê Đức Thọ; chợ đêm Quy Nhơn…

UBND tỉnh Hậu Giang cũng đã ban hành Quyết định số 331/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế ban đêm ở tỉnh này giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án là 12.000 tỷ đồng. Dự kiến kinh tế ban đêm góp phần thực hiện mục tiêu thu hút 700.000 lượt khách và tổng thu từ du lịch đạt khoảng 300 tỷ đồng vào năm 2025.

Tỉnh Bình Thuận cũng vừa tổ chức hội nghị về phát triển kinh tế đêm, kinh tế đô thị tạo đòn bẩy cho du lịch Bình Thuận phát triển. Các hoạt động sẽ tập trung vào thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm và du lịch vào ban đêm, trọng tâm là tại các đô thị, khu du lịch, dịch vụ tập trung đông người. Trước mắt Bình Thuận sẽ triển khai hoạt động kinh tế đêm tại khu vực của TP. Phan Thiết, Mũi Né và giai đoạn kế tiếp là các khu vực lân cận.

UBND TP. Cần Thơ cũng vừa ban hành Quyết định số 3362/QÐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP. Cần Thơ, thí điểm tại quận Ninh Kiều. Hiện, quận Ninh Kiều tiếp tục duy trì và nâng chất hoạt động, cho phép mở rộng khung thời gian hoạt động từ 6 giờ tối ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau đối với các hoạt động hiện có như: phố hàng rong, chợ đêm, tuyến phố chuyên doanh thời trang và ẩm thực... Trong giai đoạn thí điểm đến năm 2024, 5 vị trí triển khai ở quận này là phố đi bộ Ninh Kiều; khu vực công viên sông Hậu (từ cầu đi bộ đến đường Trần Phú); khu vực rạch Khai Luông - kè cặp rạch Khai Luông đến Nhà lồng 1, Nhà lồng 2, Nhà lồng 3; cụm trung tâm thương mại Cái Khế; khu vực Hồ Xáng Thổi, Hồ Búng Xáng.

Tại TP. HCM, mới đây, ngày 12/4, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi chỉ ra điểm mà trung tâm TP. HCM (quận 1) cần tập trung hơn trong quý II và các quý còn lại là vấn đề kinh tế đêm, kinh tế dịch vụ. Theo đó, ông Mãi yêu cầu cần phải nghiên cứu các loại hình dịch vụ mới có giá trị gia tăng; tổ chức lại các hoạt động để hàng tuần có show diễn, điểm diễn thu hút du khách; cơ chế mở cửa phục vụ ban đêm ở các bảo tàng... Chủ tịch UBND TP. HCM cho rằng quận 1 cần học hỏi kinh nghiệm quản lý của Singapore để tổ chức, quản lý các hoạt động về đêm.

Chính quyền quận 7 cũng đã trình UBND TP. HCM đề án phát triển kinh tế đêm và sẽ triển khai sau khi được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, ăn uống của khách du lịch. Đề án phát triển kinh tế đêm đã được nhiều quận, huyện trên địa bàn TP. HCM triển khai thời gian qua, với trọng tâm là một loạt phố đi bộ, chợ đêm đang được thực hiện ở các quận, huyện: 1, 3, 5, 11, Phú Nhuận, Cần Giờ, Củ Chi…

Cần hoàn thiện những mô hình thí điểm

TP. HCM là một trong các địa phương có những lợi thế để phát triển kinh tế đêm, làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đến nay, tại TP. HCM, mô hình phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm đã được tổ chức ở nhiều nơi. Tuy nhiên đa phần các tuyến phố đêm ở thành phố có mô hình tổ chức giống nhau, mặt hàng bán còn ít ỏi, chưa có điểm nhấn gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách; thiếu chỗ giữ xe, nhà vệ sinh công cộng... Các khu chợ đêm, dịch vụ kinh tế ban đêm đa số còn dừng ở quy mô nhỏ lẻ và thường kết thúc trước 23 giờ. TP. HCM còn chưa có nhiều các suất chiếu phim nửa đêm về sáng; thiếu các chương trình biểu diễn nghệ thuật, đầu tư xây dựng những sô biểu diễn áo dài kết hợp ca - vũ - kịch có quy mô lớn và ứng dụng thêm nhạc nước, âm thanh, ánh sáng, hiệu ứng 3D...

Tại tọa đàm quản lý kinh tế đêm tổ chức ở TP. HCM, đại diện Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) lưu ý hiện nay một số sản phẩm hiện có chưa thực sự xuất sắc; các đơn vị lưu trú và trung tâm thương mại lớn nên triển khai các gói ưu đãi, dành riêng cho khách sử dụng về đêm; cơ quan quản lý nhà nước cần cho phép các khách sạn, nhà hàng được khai thác kinh doanh về đêm các loại hình ăn uống tại một số điểm.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, kinh tế ban đêm không phải là mô hình mới, mà đã trải qua nhiều thập kỷ hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới. Việt Nam cũng đã hội tụ rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đêm nhờ nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc. Ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh, phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được việc phát triển kinh tế ban đêm, các địa phương sẽ phải trải qua nhiều thách thức phía trước.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

(VNF) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

(VNF) - Lợi nhuận các doanh nghiệp ngành hàng không tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực sau khi phục hồi trong năm 2023. Dường như ngành hàng không đã đi qua giai đoạn khó khăn và có nhiều động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

(VNF) - Hungary và Trung Quốc ngày 9/5 đã ký một số thỏa thuận mới nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến đi nhằm củng cố dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

(VNF) - Theo bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC, chỉ riêng lắp đặt đủ hạ tầng sạc xe điện và công suất phát điện tái tạo đủ cho lượng xe điện mới sẽ cần khoảng 12,3 tỷ USD trong giai đoạn 2024-2040.

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

(VNF) - Đà tăng của cổ phiếu HVN diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không được dự báo vẫn còn nhiều động lực để “cất cánh” và mức tăng "chóng mặt" của giá vé máy bay.

Canada phạt Binance 4,38 triệu USD vì vi phạm luật chống rửa tiền

Canada phạt Binance 4,38 triệu USD vì vi phạm luật chống rửa tiền

(VNF) - Cơ quan chống rửa tiền của Canada mới đây cho biết đã phạt gần 6 triệu CAD (4,38 triệu USD) đối với sàn giao dịch tiền điện tử Binance vì vi phạm luật chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Bảo mật dữ liệu: Chỉ công nghệ là chưa đủ

Bảo mật dữ liệu: Chỉ công nghệ là chưa đủ

(VNF) - Nhấn mạnh công nghệ chỉ là 1 trong 4 trụ cột trong việc bảo mật dữ liệu, ông Đỗ Danh Thanh, Deloitte Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp chỉ bỏ tiền mua công nghệ nên không thể bảo đảm về mặt chiến lược.

Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 chậm trễ, thiệt hại 13 tỷ đồng mỗi ngày

Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 chậm trễ, thiệt hại 13 tỷ đồng mỗi ngày

(VNF) - Việc chậm đưa dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 vào vận hành có thể gây thiệt hại khoảng 13 tỉ đồng mỗi ngày.

Ca thử nghiệm cấy chip não đầu tiên của Neuralink gặp vấn đề

Ca thử nghiệm cấy chip não đầu tiên của Neuralink gặp vấn đề

(VNF) - Đối tượng thử nghiệm đầu tiên của Neuralink - startup cấy ghép chip não của tỷ phú Elon Musk, đã phát sinh vấn đề chỉ vài tuần sau khi được cấy ghép thử nghiệm.

100 phi hành đoàn đồng loạt ‘ốm’ cùng lúc, hãng hàng không hủy hàng chục chuyến bay

100 phi hành đoàn đồng loạt ‘ốm’ cùng lúc, hãng hàng không hủy hàng chục chuyến bay

(VNF) - Hơn 100 phi hành đoàn, hầu hết đều là những thành viên cấp cao của Air India Express đã đột ngột cáo ốm từ tối 7/5, buộc hãng hàng không giá rẻ Ấn Độ phải hủy hàng chục chuyến bay và làm gián đoạn kế hoạch đi lại của hàng nghìn hành khách.