Củ hành tây làm chính phủ Ấn Độ phải 'bật khóc'

Khánh Tú - 27/08/2023 09:53 (GMT+7)

(VNF) - Dù chỉ là một loại cây trồng “cơ bản” nhưng cà chua hay hành tây lại có thể gây ra nhiều bất ổn chính trị, thậm chí khiến chính phủ Ấn Độ phải “khóc”.

VNF
Giá hành tây tăng cao là vấn đề "đau đầu" của nhiều chính phủ.

Giá hành khiến các chính phủ lao đao

Mới đây, Ấn Độ đã quyết định áp thuế 40% đối với xuất khẩu hành tây, động thái mới nhất trong nỗ lực kiểm soát giá thực phẩm đang bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết thất thường.

Quyết định này sẽ có hiệu lực đến ngày 31/12/2023. Một quan chức phụ trách vấn đề tiêu dùng cho biết chính phủ Ấn Độ cũng đã bắt đầu mở kho dự trữ hành tây tại một số khu vực nhằm điều chỉnh giá bán trong tầm kiểm soát, ít nhất là cho đến khi vụ mùa mới bắt đầu vào tháng 10 tới.

Việc áp thuế xuất khẩu 40% đối với hành tây sẽ giúp giữ lại số lượng hành tây đủ để cung cấp cho người dân Ấn Độ. Theo dữ liệu của chính phủ Ấn Độ, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hành tây tại quốc gia này đã tăng tới hơn 60% do nhu cầu hành tây tại các quốc gia như Bangladesh, Malaysia, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Sri Lanka tăng đột biến.

Các thương nhân cũng nhận thấy quyết định hạn chế xuất khẩu hành tây, loại thực phẩm chính trong nhiều món ăn của Ấn Độ, cho thấy chính phủ nước này đang vô cùng nỗ lực để hạn chế lạm phát giá thực phẩm, nhất là khi cuộc bầu cử cấp bang diễn ra vào cuối năm nay và cuộc tổng tuyển cử trong năm tới.

Giá hành tăng vọt tại nhiều quốc gia.

Không riêng Ấn Độ, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang đau đầu trước cơn bão giá của nhiều loại thực phẩm, rau củ.

Thời tiết xấu đã ảnh hưởng nặng nề đến người trồng trọt ở Maroc. Tại một khu chợ ở quận Ocean, các thương lái cho biết giá rau cao ngất ngưởng ngay cả khi chính phủ ban hành lệnh cấm xuất hành tây và cà chua sang một số quốc gia khác.

Một người bán rau tại đây cho biết: “Tôi từng bán hàng suốt hơn 23 năm qua và đây là lần đầu tiên khách hàng của tôi chỉ mua từng quả cà chua, từng củ hành hay chỉ một củ khoai tây. Có vẻ như lạm phát giá cả đã đến giới hạn cao nhất của nó rồi”.

Tại Philippines, không chỉ thiếu hành, người dân nơi đây còn phải chịu cảnh thiếu muối, thiếu đường trong vài tháng qua. Giá cả của nhiều mặt hàng thực phẩm trở nên cao đến khó tin, thậm chí rau củ còn đắt hơn cả thịt. Vụ việc các tiếp viên hàng không bị bắt quả tang buôn lậu hành khiến nhiều người ngỡ ngàng và nhận ra tính nghiêm trọng của sự thiếu hụt hành củ tại quốc gia này.

Tại Kazakhstan, giá hành tăng vọt đã khiến các nhà chức trách phải mở kho dự trữ và kêu gọi người dân không mua hành theo bao. Có những thời điểm người dân phải chạy khắp các siêu thị để mua hành tích trữ khi loại thực phẩm này ngày càng khan hiếm.

Khi hành tây cũng có thể trở thành “quân cờ chính trị”

Hành tây là loại thực phẩm được sử dụng chủ yếu hầu hết trên thế giới và là loại rau củ được tiêu thụ nhiều nhất chỉ sau cà chua. Khoảng 106 triệu tấn hành tây được sản xuất mỗi năm, gần bằng số lượng cà rốt, củ cải, ớt và tỏi cộng lại.

Chúng được sử dụng trong nhiều món ăn, từ hương liệu cơ bản cho món cà ri và súp cho đến lớp phủ chiên trên xúc xích ở Mỹ.

Ông Tim Benton, giám đốc nghiên cứu về các rủi ro mới nổi tại Chatham House ở Anh, cho biết hiện tại nhiều chính phủ sẵn sàng trợ cấp người dân trong lĩnh vực trồng lúa mì hoặc sản xuất bột mì nhưng sự hỗ trợ dành cho những người trồng rau củ lại đang rất hạn chế.

Giá hành có thể gây bất ổn chính trị.

“Kết quả là thế giới sản xuất ngũ cốc giàu tinh bột, đường và dầu thực vật nhiều hơn so với nhu cầu dinh dưỡng cần đến, nhưng lại chỉ sản xuất được khoảng 1/3 rau củ cần thiết”, ông nói. Và điều này có thể dẫn đến những bất ổn, không chỉ là lạm phát giá cả mà còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở nhiều quốc gia.

Giống như lúa mì, hành tây cũng có thể gây ra bất ổn xã hội, trang Bloomberg nhận định. Ở Ấn Độ, giá hành tây quá cao là nguyên nhân khiến đảng Bharatiya Janata không giành được thắng lợi vào năm 1998. Hai thập kỷ sau, thủ tướng Narendra Modi cũng đang dành sự ưu tiên hàng đầu để tìm ra cách giảm giá hành tây trong chiến dịch tái tranh cử của mình.

Lạm phát thực phẩm đã tăng lên 11,51% trong tháng 7, từ mức 4,55% trong tháng 6 – tỷ lệ lạm phát thực phẩm cao nhất kể từ năm 2020. Số tiền dành cho thực phẩm đã chiếm một phần đáng kể trong các khoản chi tiêu hộ gia đình ở Ấn Độ.

Một doanh nhân tại bang Maharashtra ở phía tây Ấn Độ cho biết: “Ấn Độ là nơi mà giá hành tây có thể đánh gục chính phủ. Nó không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm mà là một loại hàng nhạy cảm về mặt chính trị. Hành tây có thể khiến chính phủ phải khóc”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Bất động sản châu Á hưởng lợi, EU ra phán quyết về tài sản của Nga

Bất động sản châu Á hưởng lợi, EU ra phán quyết về tài sản của Nga

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử

NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử

(VNF) - NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

(VNF) - Tổng cộng có 1.776 xe Mercedes-Benz phải triệu hồi gấp để khắc phục lỗi cầu chì tiềm ẩn gây nguy cơ cháy nổ trên xe. Trong đó có dòng xe ăn khách GLC và C-Class.

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

(VNF) - Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành địa ốc trong năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam vẫn có lãi 45 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ.

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

(VNF) - Nhiều bất động sản có diện tích lớn ở Đà Nẵng đang được ngân hàng rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng.