CREA: Mục tiêu phát triển điện than theo Quy hoạch điện 8 có thể gây thiệt hại 270 triệu USD/năm

Lê Nguyễn - 25/03/2021 09:57 (GMT+7)

(VNF) - Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), mục tiêu phát triển nhiệt điện than theo Quy hoạch điện 8 của Việt Nam có thể gây thiệt hại 270 triệu USD về chi phí y tế và tổn thất về năng suất mỗi năm.

VNF
CREA: Mục tiêu phát triển điện than theo Quy hoạch điện 8 có thể gây thiệt hại 270 triệu USD/năm

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) có trụ sở tại Helsinki, Phần Lan, đã tính toán những thiệt hại tiềm ẩn của nhiệt điện than đối với sức khỏe, năng suất kinh tế và tuổi thọ của con người.

Isabella Suarez, đồng tác giả của báo cáo “Chất lượng không khí, sức khỏe và các tác động độc hại của nhiệt điện than theo dự kiến trong Quy hoạch điện 8 của Việt Nam”, nói rằng Quy hoạch điện 8 đã hứa hẹn nhiều về một quá trình chuyển đổi năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo, tuy nhiên việc bổ sung 30 GW điện than có thể cản trở những kế hoạch này và bổ sung vào công suất nền trong khi thế giới đang quay lưng lại với than đá.

“Một nửa trong số các nhà máy dự kiến xây dựng đã được hoãn cho đến sau năm 2030. Với những rủi ro về nguồn tài trợ trên toàn cầu và sự hiểu biết ngày càng tăng lên đối với sự không linh hoạt của điện than với tư cách là nguồn điện nền trong một hệ thống lưới điện đang thay đổi, câu hỏi đặt ra là có nên xây dựng những dự án này không, nhất là khi Việt Nam đã có một lượng lớn các nhà máy điện than đang hoạt động”, Suarez nói và nhận xét thêm rằng: “Những chi phí ngoại biên thường bị loại khỏi bảng cân đối kế toán nên là yếu tố chính cần cân nhắc khi Việt Nam theo đuổi một kế hoạch năng lượng tổng thể và hướng về phía trước”.

Ô nhiễm không khí là một vấn đề ngày càng lớn tại Việt Nam khi năm 2020, nồng độ bụi mịn PM2.5 đã cao gấp 2 lần ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Nghiên cứu của CREA cho thấy phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí trên cả nước, thậm chí là ở những nơi cách xa các nhà máy dự kiến được xây dựng nhiều kilomet.

Những địa phương bị tác động lớn nhất là những thành phố như Hà Nội và TP. HCM - những nơi có mật độ dân số cao dễ bị phơi nhiễm đối với ô nhiễm tích lũy từ các nhà máy lân cận.

24 dự án theo dự kiến được đề cập đến trong báo cáo sẽ thải vào không khí khoảng 6 tấn thủy ngân mỗi năm. Khoảng 32% trong số đó sẽ thẩm thấu vào các hệ sinh thái đất và nước sạch, khiến cho khoảng 14 triệu người có nguy cơ bị phơi nhiễm đối với thủy ngân độc hại.

“Vấn đề không chỉ là có nhiều nguồn ô nhiễm từ than đối với những dự án được bổ sung này", Suarez nói thêm, “Những chính sách hiện tại là không đủ để giảm thiểu phát thải từ số lượng ngày càng nhiều nhà máy điện than. Những báo cáo đánh giá tác động môi trường từ các dự án đề xuất mà chúng tôi nắm được cho thấy phát thải sẽ được giữ dưới tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, tuy nhiên báo cáo cho thấy chúng vẫn sẽ thải ra các chất gây ô nhiễm ở những mức độ nguy hiểm".

Theo các tác giả của báo cáo, những dữ liệu phát thải thu thập được từ các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các nhà máy dự kiến và được sử dụng trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất về việc sử dụng công nghệ để giữ phát thải của các nhà máy nằm dưới ngưỡng cho phép của Việt Nam. Tuy nhiên, phát thải vẫn được phát hiện và được trình bày trong báo cáo.

“Với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng từ cả điện than và các nguồn khác trên cả nước thì việc các nhà máy sử dụng công nghệ quá siêu tới hạn hoặc hiện đại hơn nữa vẫn chưa đủ. Trong ngắn hạn và trung hạn, điều quan trọng cần làm là thiết lập các tiêu chuẩn phát thải quốc gia mạnh mẽ hơn phù hợp với các công nghệ sẵn có tốt nhất trên toàn cầu".

Báo cáo ước tính rằng các nhà máy điện than được đề xuất xây dựng sẽ gây ra 1.500 ca tử vong sớm, 750 ca mắc bệnh hen suyễn mới ở trẻ em và 370 ca sinh non ở Việt Nam mỗi năm. Chi phí kinh tế tích lũy (bao gồm chăm sóc sức khỏe, tổn thất năng suất, phúc lợi và các chi phí khác) do các nhà máy gây ra trong 30 năm là khoảng 13 tỷ USD (302 nghìn tỷ đồng).

Phương pháp nghiên cứu của báo cáo

Nghiên cứu đã đánh giá tác động của 24 nhà máy nhiệt điện than được đề xuất bằng cách định lượng lượng khí thải từ từng nhà máy riêng lẻ và lập mô hình lượng khí thải này để cho thấy mức độ ô nhiễm sẽ lan rộng như thế nào.

Mô hình này đánh giá cả các yếu tố khí tượng của Việt Nam (như lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm) và địa hình - những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự lây lan ô nhiễm. Kết quả cho phép các nhà nghiên cứu xác định sự đóng góp của từng nhà máy đối với nồng độ ô nhiễm không khí xung quanh và số lượng người tiếp xúc với ô nhiễm trên một khu vực nhất định.

Sự gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh liên quan do gia tăng tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm đó được quy đổi thành giá trị tiền tệ. Điều này dựa trên nghiên cứu về tác động sức khỏe liên quan đến việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí gây ra hậu quả kinh tế, chẳng hạn như chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp (ví dụ chi phí điều trị bệnh hen suyễn hoặc bệnh tiểu đường) và chi phí giảm năng suất kinh tế. Năng suất kinh tế có thể bị giảm do vắng mặt hoặc giảm năng lực làm việc.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.