CPI tăng ngược quy luật: cần cân nhắc lộ trình tăng giá

Hiếu Minh - 31/03/2017 09:37 (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I/2017 tăng 4,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, cao hơn so với cùng kỳ 3 năm gần đây.

Bên cạnh đó, khác với quy luật CPI tháng 3 hàng năm thường có xu hướng giảm do nhu cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên đán đi xuống, CPI tháng 3/2017 tăng 0,9% so với tháng 12/2016 và tăng 4,65% so với cùng thời gian năm trước, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.

Lý giải nguyên nhân, bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng, CPI tháng 3 năm nay tăng do Chính phủ chủ động điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục, khiến chỉ số giá nhóm này tăng 9,86%.

Một yếu tố quan trọng khác là tuy giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm hai đợt vào ngày 6/3/2017 và ngày 21/3/2017 với mức giảm lần lượt là 790 đồng/lít và 480 đồng/lít nhưng vẫn bị ảnh hưởng của đợt tăng giá vào ngày 18/2/2017, khiến giá nhóm giao thông tăng 0,39%.

Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng nhẹ; chủ yếu ở giá vật liệu xây dựng (tăng 0,53% so với tháng trước) do nhu cầu xây dựng bắt đầu tăng, trong khi giá nước sinh hoạt tăng 0,43% so với tháng trước bởi thời tiết dần ấm lên.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2017 sẽ tăng cao hơn mức tăng CPI tháng 3/2017, do giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc nhích nhẹ. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành có thể tăng giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình của Chính phủ và giá nước sinh hoạt tăng…

Như vậy, để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay ở mức 4%, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh, các bộ ngành và cơ quan quản lý cần phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cường kiểm soát thị trường, thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương.

Đặc biệt về quản lý giá xăng dầu, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Công thương điều hành kinh doanh xăng dầu phù hợp tình hình thị trường thế giới và trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô. Tiếp tục thực hiện công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD trong biên độ phù hợp để giữ tỷ giá trong nước ổn định, không biến động lớn.

Bà Thủy đề xuất, để kiểm soát CPI bình quân dưới 4%, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu (gạo, xăng dầu, sắt thép, phân bón…) để cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý.

Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tách ra các đợt và điều chỉnh trùng hoặc sau các tháng của năm trước đã điều chỉnh để số liệu so với cùng kỳ không tăng cao. Nên tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, hạn chế lạm phát kỳ vọng.

Theo Theo Đầu tư chứng khoán
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.