CPH ngành GTVT: Làm sao để đúng với chủ trương nhà nước?

Đức Thọ - 25/08/2020 08:03 (GMT+7)

(VNF) - Trong giai đoạn 2011 - 2017, ngành giao thông luôn dẫn đầu trong công tác cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp. Thậm chí, bộ này có nhiều đề xuất mang tính đột phá, chưa có "khung" trong luật. Bên cạnh đề xuất CPH cảng biển, sân bay, Bộ cũng kiến nghị CPH cả trường học, bệnh viện. Nhưng sau CPH, những miếng 'đất vàng' được doanh nghiệp sử dụng thế nào?

VNF
Tổng công ty vận tải thuỷ (Vivaso) sau khi rơi vào tay đại gia Nguyễn Thủy Nguyên đã được tận dụng cho thuê "đất vàng", các lĩnh vực chuyên ngành vận tải thuỷ ngày một teo tóp

"Tuýt còi" CPH bệnh viện, trường học

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) từng đề xuất CPH 3 bệnh viện gồm: Nam Thăng Long, GTVT Vinh, Đà Nẵng và 2 trường học gồm: Học viện hàng không và Trung cấp nghề Thăng Long.

Trên thực tế, đây là quyết định táo báo, vượt cả khung luật. Bản thân nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng thừa nhận lý do tạm dừng chuyển đổi mô hình hoạt động 3 bệnh viện trên là các cơ sở y tế, giáo dục công lập không còn nằm trong diện cổ phần hóa theo tinh thần của Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 1/11/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: “Chỉ cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, trừ các bệnh viện, trường học”.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: tính đến thời điểm này, ngoại trừ bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương đã chính thức chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 5/1/2016 với nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn T&T, toàn bộ cơ sở y tế, giáo dục công lập đã từng được Bộ GTVT lên kế hoạch cổ phần hóa trong giai đoạn 2015 – 2016 đều bị dừng vô thời hạn.

“Trường hợp bệnh viện Giao thông vận tải (đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần trước đó) bắt buộc phải điều chỉnh vốn điều lệ, tăng phần vốn nhà nước tại bệnh viện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, ông Đông nói.

Nguồn tin của VietnamFinance cho biết trong quá trình lên kế hoạch cổ phần hóa, cả 5 trường học, bệnh viện này đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, do đây đều là những cơ sở đào tạo, khám chữa bệnh có uy tín, có cơ sở vật chất và đặc biệt là quỹ đất khá lớn.

Trục lợi “đất vàng” từ cổ phần hoá

Theo các chuyên gia giao thông, việc cổ phần hoá các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là các trường học, bệnh viện chưa đem lại hiệu quả cao. Thậm chí, tại một số đơn vị, việc CPH chỉ mang hình thức núp bóng để “thôn tính” vì mục tiêu “đất vàng”. Một số đơn vị sau CPH vài năm bị co hẹp, không làm đúng chuyên ngành, còn quỹ đất nơi đó để cho thuê, hoặc sử dụng mục đích khác...

Ví dụ như trường hợp Tổng công ty Vận tải thuỷ (Vivaso), khi thực hiện CPH chỉ được định giá khoảng 327 tỷ đồng. Nhưng sau CPH, một doanh nghiệp lớn của nhà nước với hàng trăm đoàn tàu, rất nhiều tài sản khác cùng hàng trăm lao động nay đã không còn. Đơn vị này dường như chỉ hoạt động cầm chừng, quy mô dần thu hẹp, lao động bỏ việc.

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, ông Nguyễn Thủy Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Liên hợp Xây dựng Vạn Cường, Chủ tịch Vivaso, sau đó còn gây chấn động dư luận khi tham gia vào thương vụ mua bán Hãng phim truyện Việt Nam. Sự vụ thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó có giới văn nghệ sỹ, còn báo giới khi đó hóm hỉnh rằng sự thật phía sau việc “thủy thủ đi làm phim” chính là khu đất vàng nhiều mặt tiền ven hồ Tây (Hà Nội)?

Hoặc như thương vụ Tổng công ty đường thuỷ Việt Nam (Vinawaco), sau CPH, toàn bộ khu đất tại số 40 Phùng Hưng đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của Vinawaco theo Hợp đồng thuê đất số 701/HĐTĐ-STNMT-PC của Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Hà Nội ký ngày 18/8/2016 đã bị "chiếm dụng".

Theo đó, diện tích đất thuê là hơn 800m2 trong thời gian 50 năm nhằm mục đích làm trụ sở làm việc của công ty. Tuy nhiên, các đơn vị khác lại đang sử dụng và chiếm gần hết toàn bộ mặt tiền của khu đất.

Đó là chưa kể Vinawaco còn đang 8 mảnh đất trên nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có những mảnh đất được coi là "đất vàng" với những vị trí đắc địa.

Rõ ràng, câu chuyện CPH không hề đơn giản, nếu không kiểm soát tốt, hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước sẽ bị định giá thấp hoặc chỉ định giá tài sản trên đất, còn những phần 'đất vàng' mặc nhiên bị trục lợi. Đây là những lỗ hổng lớn trong việc CPH các doanh nghiệp.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

(VNF) - Các trái chủ nước ngoài đã tạm dừng thanh toán nợ của Ukraine vào năm 2022, nhưng sự kiên nhẫn của họ được cho là đã cạn kiệt. Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ sở hữu trái phiếu cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả nợ cho Ukraine.

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng.

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.