Covid-19 lan rộng, các doanh nghiệp bảo hiểm làm gì để hỗ trợ người nhiễm bệnh?

Anh Phan - 16/08/2021 16:38 (GMT+7)

(VNF) -  Đại dịch Covid-19 đã khiến phát sinh những nhu cầu bảo hiểm mới hoặc thúc đẩy nhu cầu cao hơn đối với một số sản phẩm bảo hiểm hiện tại cũng như những yêu cầu về cải tiến quyền lợi bảo hiểm. Không chỉ là những quyền lợi tài chính hay bảo lãnh điều trị tại bệnh viện khi rủi ro xảy ra, xu hướng nhu cầu về các quyền lợi dịch vụ cũng gia tăng.

VNF
Ảnh minh hoạ.

Thị trường đã chứng kiến nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc hoà vào dòng chảy chung của xu hướng bảo hiểm toàn cầu. Dịch bệnh cũng khiến cho nhu cầu mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tăng cao đột biến. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác các sản phẩm thuộc nghiệp vụ này.

Đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, hàng loạt công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước và một số công ty bảo hiểm nhân thọ đã phát triển sản phẩm bảo hiểm liên quan đến bệnh Covid-19 với mức phí tham gia khá thấp. Chẳng hạn như, chỉ với mức phí bảo hiểm từ 30.000 – 300.000 đồng, người tham gia bảo hiểm có thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm từ 50-150 triệu đồng, tùy theo gói thời gian bảo hiểm. Tuy nhiên, ngay sau đó, các sản phẩm đã buộc dừng lại theo quy định.

Trao đổi về lý do nên ngừng triển khai gói bảo hiểm liên quan đến Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng do bởi dịch bệnh do Covid-19 gây ra với diễn biến khó lường, khả năng lây nhiễm tăng cao sẽ khiến ngành bảo hiểm khó đảm bảo nguyên tắc “số đông bù ít” và có thể ảnh hưởng tới khả năng cân đối tài chính.

Cùng với đó, vì mức phí bảo hiểm quá thấp, ai cũng có thể mua được, thậm chí còn được bảo hiểm tặng,… nên việc trục lợi để được hưởng bảo hiểm được nhìn nhận có khả năng xảy ra.

Một số chuyên gia cũng cho rằng sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, thị trường tái bảo hiểm quốc tế đã xác nhận tuyên bố của WHO. Như vậy, các rủi ro liên quan đến dịch Covid-19 có thể sẽ không thể thu xếp tái bảo hiểm ra nước ngoài, nếu doanh nghiệp bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm Covid-19 sẽ tự chịu trách nhiệm chi trả cho tất cả khách hàng.

Tuy nhiên, dù không thể tạo một sản phẩm riêng cho Covid-19, nhưng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã có những bước cải thiện để cung cấp những dịch vụ đặc thù, hỗ trợ những người bị Covid-19.

Tại Aviva Việt Nam, công ty này đã đưa ra chính sách liên quan đến hạn mức chi phí thăm viếng khi người được bảo hiểm tử vong. Theo đó, trong trường hợp người được bảo hiểm không may gặp rủi ro tử vong khi hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực hoặc trong thời gian gia hạn nộp phí, Aviva sẽ hỗ trợ chi phí thăm viếng với mức 500.000 đồng/người được bảo hiểm.

Ngoài ra, đối với các trường hợp bảo hiểm liên quan đến việc tiêm vắc xin và các biến chứng do tiêm vắc xin phòng Covid-19, Aviva cũng đã có phương án xử lý theo chính sách của công ty.

Tại Dai-ichi Life Việt Nam, trong thời gian từ nay cho đến hết ngày 30/09/2021, nếu bên mua bảo hiểm và/hoặc người được bảo hiểm được xác định nhiễm Covid-19, công ty sẽ hỗ trợ tài chính 20 triệu đồng/người với điều kiện hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực vào thời điểm bên mua bảo hiểm/tại người được bảo hiểm được xác định nhiễm Covid-19.

Trong tất cả các sản phẩm bảo hiểm của Dai-ichi Life Việt Nam, bệnh do nhiễm Covid-19 không thuộc quy định loại trừ bảo hiểm. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra do nhiễm Covid-19, Dai-ichi Life Việt Nam cam kết ưu tiên xử lý nhanh các yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng.

Tại Manulife Việt Nam, công ty này cũng có chương trình hỗ trợ tài chính cho tất cả khách hàng và đội ngũ kinh doanh với mức hỗ trợ 500.000 đồng/ngày điều trị trong tối đa 10 ngày. Đại diện Manulife Việt Nam cho hay công ty đã trích lập quỹ hỗ trợ trị giá 3 tỷ đồng trích từ lợi nhuận sau thuế để hỗ trợ cho chương trình.

Đại diện AIA Việt Nam cũng cho biết công ty này đã quyết định bổ sung thêm khoản hỗ trợ 5 tỷ đồng cho chương trình hỗ trợ tài chính đặc biệt dành cho khách hàng và tư vấn viên trong bối cảnh hiện tại. Cụ thể, công ty áp dụng mức hỗ trợ tài chính là 500.000 đồng/ngày nằm viện để điều trị bệnh Covid-19, tối đa 5.000.000 đồng/người, tương ứng với 10 ngày nằm viện khi bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, đại lý, IOIS, CRA và TeleCRA được chẩn đoán dương tính với virus Covid-19.

Theo thống kê mới đây từ Prudential Việt Nam, kể từ khi làn sóng Covid xuất hiện tại Việt Nam đến nay, cụ thể từ ngày 06/02/2020 tới hết ngày 31/7/2021, công ty đã hỗ trợ và chi trả gần 10,2 tỷ đồng bao gồm chương trình hỗ trợ y tế đặc biệt và bồi thường theo điều khoản hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm có liên quan tới dịch Covid-19. Trong đó, công ty hỗ trợ 542 trường hợp là khách hàng, nhân viên và tư vấn viên thông qua 4 chương trình hỗ trợ y tế đặc biệt với tổng số tiền 5,5 tỷ đồng; chi trả quyền lợi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho các trường hợp liên quan đến Covid-19 với tổng số tiền 502,4 triệu đồng. Đối với các trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19, công ty đã chi trả quyền lợi tổng số tiền gần 4,2 tỷ đồng.

Rất cần những sản phẩm bảo hiểm giống như “khẩu trang tài chính”

Hiện, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 73 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Thực tế cho thấy nhu cầu của người dân về sản phẩm bảo hiểm Covid-19 là rất thật. Các doanh nghiệp bảo hiểm cần có cách làm phù hợp với luật pháp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Trao đổi với VietnamFinance, chuyên gia Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Việt Nam cho rằng, hơn lúc nào hết, bây giờ chính là lúc chúng ta nhận thức rõ ràng tác động của đại dịch Covid-19 đến cuộc sống của từng cá nhân và gia đình, bào mòn không chỉ sức lực, tinh thần mà còn là tài chính.

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, cùng với các gói hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, đây là lúc cần thiết để ngành bảo hiểm tham gia đóng vai trò quan trọng để san sẻ gánh nặng tài chính cho đất nước và người dân.

Ông cũng cho rằng Chính phủ nên cho phép các công ty bảo hiểm nghiên cứu, thiết kế và triển khai bán các sản phẩm bảo hiểm Covid-19 để giúp người dân có thêm phương án bảo vệ an toàn tài chính cho gia đình nếu không may nhiễm Covid-19 và phải đi điều trị.

Thông qua các sản phẩm bảo hiểm Covid-19, các công ty bảo hiểm có thể đóng góp vào việc chống dịch một cách hiệu quả thông qua các sản phẩm bảo hiểm như là “khẩu trang tài chính” bảo vệ nguồn sống của gia đình trong đại dịch. Việc kinh doanh các sản phẩm này sẽ vẫn tuân thủ nguyên tắc 5K nhờ vào công nghệ, không cần tiếp xúc trực tiếp.

Phân tích sâu hơn, chuyên gia Nguyễn Đức Thắng cho hay nếu các doanh nghiệp bảo hiểm có thể tính toán bán sản phẩm với số tiền bảo hiểm vừa phải (có thể chỉ từ 10 đến 30 triệu đồng chẳng hạn) thì có lẽ sẽ không phải lo đến vấn đề tái bảo hiểm, người dân cũng dễ dàng tiếp cận hơn ngay cả khi kinh tế khó khăn nhờ mức phí thấp. Chuyên gia cũng chỉ ra, qua các số liệu được công bố chính thức, số người nhiễm Covid -19 trên toàn thế giới mới hiện vào khoảng 208 triệu người/7,8 tỷ người. Nhiều quốc gia có tỷ lệ nhiễm Covid-19 chỉ khoảng dưới 10% dân số trở xuống và có đến 80-90% số người nhiễm trong đó ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi, do vậy các công ty bảo hiểm vẫn có thể cân nhắc áp dụng được nguyên tắc “số đông bù số ít”.

“Chỉ với một sản phẩm bảo hiểm với mức phí thấp, người dân tham gia cũng đã phần nào có được khoản hỗ trợ để vượt qua khó khăn do dịch bệnh mang lại”, chuyên gia nhấn mạnh.

Chưa kể, qua đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thêm tệp thông tin khách hàng để khi dịch Covid-19 qua đi, đây sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng cho những chiến lược marketing mới, những sản phẩm bảo hiểm khác nữa.

Cũng theo ông Thắng, nếu có thể, doanh nghiệp  bảo hiểm cũng nên lấy một phần ngân sách marketing để hỗ trợ cộng đồng, để cân đối chi trả cho các trường hợp cần bồi thường do dịch bệnh covid-19. Như đã nói ở trên, Quỹ này cũng có thể tạo ra từ nguyên tắc lấy số đông bù số ít của bảo hiểm.

Đại dịch Covid-19 dẫn đến hạn chế tiếp xúc và theo đó dẫn đến sự thay đổi cơ bản về thói quen sử dụng dịch vụ của người mua bảo hiểm. Do đó, theo Chủ tịch GAMA, các sản phẩm nhỏ này còn có thêm ưu điểm là bán được qua kênh online, khách hàng mua, thanh toán cũng đơn giản, dễ dàng hơn.

“Thông qua các sản phẩm này, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã có thể thể hiện được vai trò của mình, giúp cho đất nước một phần nào đó giảm bớt gánh nặng. Chỉ vài chục triệu mỗi trường hợp được chi trả cũng đã hỗ trợ được rất nhiều cho người dân”, chuyên gia Nguyễn Đức Thắng nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.