Công ty Nông công nghiệp 3/2 tăng vốn điều lệ: Nhiều cổ đông chưa đồng thuận

Hà Thạch - 31/01/2024 23:36 (GMT+7)

(VNF) - Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Nông công nghiệp 3/2 (Nghệ An) hai lần liên tiếp đề xuất tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đề xuất tăng vốn hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt giữa các nhóm cổ đông. Trong khi nhóm cổ đông lớn và ban lãnh đạo DN mong muốn tăng vốn thì đại diện phần vốn nhà nước đã từng chính thức có văn bản không đồng ý; bên cạnh đó nhóm cổ đông nhỏ cũng tỏ ra băn khoăn khi tiếp tục bỏ vốn nhưng hiệu quả hoạt động của DN còn thấp.

Mới đây, ngày 25/01/2024, ông Trương Văn Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nông công nghiệp 3/2 đã ký tờ trình, đề nghị Đại hội cổ đông biểu quyết đồng ý chủ trương tăng vốn điều lệ từ 15,99 tỷ đồng tăng lên 22,87 tỷ đồng, bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Trụ sở Công ty Cổ phần nông công nghiệp 3/2.

Đồng thời, HĐQT cũng có tờ trình trình Đại hội cổ đông về việc sửa đổi điều lệ để tăng số lượng thành viên Hội đồng quản trị từ 3 người lên 5 người. Với lý do là hiện tại “không có Phó chủ tịch HĐQT nên việc duy trì họp định kỳ khó khăn, ít có ý kiến đóng góp xây dựng mang tính sáng tạo, ít ý kiến mang tính đột phá”.

Đây là lần thứ 2 liên tiếp, đại diện HĐQT Công ty cổ phần Nông công nghiệp 3/2 có đề xuất tăng vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu.

Trước đó, trong năm 2022 Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cũng đã ký tờ trình, đề nghị Đại hội cổ đông biểu quyết thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 15,99 tỷ đồng lên 26,08 tỷ đồng. Cùng với đó, ngày 10/5/2022, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty gửi văn bản số 25/2022/TT-CT3/2 đến UBND tỉnh, xin ý kiến về việc phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ.

Tuy nhiên, sau khi xem xét trên cơ sở ý kiến của các đơn vị chức năng, ngày 17/6/2022, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản số 1442/UBND-KT, giao người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty biểu quyết không đồng ý việc phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ.

Tại văn bản của UBND tỉnh Nghệ An cũng chỉ ra, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc xây dựng phương án tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phần; Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty từ khi chuyển sang công ty cổ phần đến nay chưa có; số tiền vốn điều lệ tăng lên cơ bản công ty dùng để thanh toán các khoản chi phí tiền vay, lãi vay liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty, đồng thời xây dựng xưởng gỗ bóc (đây không phải là ngành nghề hoạt động chính của công ty và công ty không có nguồn nguyên liệu ổn định v.v.) và được nhận định là phương án không hiệu quả trong việc huy động vốn của các cổ đông để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Được biết, theo quy định hiện nay, thì cổ đông nhà nước mà đại diện ở đây là UBND tỉnh Nghệ An sẽ không được sử dụng ngân sách để mua cổ phần tại DN. Bởi vì, Công ty cổ phần Nông công nghiệp 3/2 không hoạt động trong các ngành, lĩnh vực được Nhà nước đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần tại theo khoản 2, điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP. Như vậy, nếu đồng ý tăng vốn nhiều khả năng, tỷ lệ vốn của nhà nước tại DN sẽ giảm xuống.

Trong khi đó, phản ứng trước đề xuất tăng vốn mới, các cổ đông nhỏ cũng có nhiều băn khoăn vì phải bỏ thêm tiền trong khi hoạt động của DN còn chưa hiệu quả. Cổ đông nhà nước cũng từng không đồng ý tăng vốn với đề xuất trước trong đó có lý do hoạt động của DN chưa hiệu quả.

Trao đổi với báo chí về phương án tăng vốn mới nhất, đại diện nhóm cổ đông nhỏ cũng là người lao động tại DN bày tỏ, hiện tại các cổ đông nhỏ là người lao động không đủ năng lực tài chính để mua thêm cổ phần. Hơn nữa, các cổ đông rất băn khoăn khi phương án tăng vốn mà mục đích chính là sử dụng để trả các khoản nợ, còn đầu tư mới xưởng gỗ bóc thì đã từng được đại diện phần vốn nhà nước chỉ ra là chưa cho thấy hiệu quả… thì hiệu quả về đầu tư đồng vốn mới là một câu hỏi lớn.

Vì thế, nhiều cổ đông nhỏ bày tỏ không đồng tình với phương án tăng vốn điều lệ mà HĐQT đề xuất.

Xưởng chế biến sản xuất chè của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Nông công nghiệp 3/2 trước đây có tên gọi là Công ty TNHH MTV Công nông nghiệp 3/2. Năm 2018, doanh nghiệp này được cổ phần hóa với số vốn điều lệ đến thời điểm hiện tại là 15,99 tỷ đồng.

Trong đó, phần vốn do Nhà nước quản lý khoảng 36%; Tổng công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An đang nắm giữ 25%; ông Lê Huy Dũng đang nắm giữ 9% và 1 cổ đông chiến lược khác là ông Nguyễn Viết Dũng đang nắm giữ 12/% cổ phần. Số cổ phần còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông nhỏ và phần lớn là người lao động tại DN.

Hiện nay, Giám đốc Công ty là ông Nguyễn Nam Thuyên, Chủ tịch HĐQT là ông Trương Văn Hiền. Ông Trương Văn Hiền cũng là chủ tịch HĐQT của Tổng công ty CP vật tư nông nghiệp Nghệ An.

Được biết, sau mấy năm hoạt động theo mô hình mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 2021, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có  lãi 682,4 triệu đồng, khả quan so với mức âm 1,1 tỷ của năm 2020. Tuy nhiên, đến nay, sức khỏe tài chính của DN vẫn chưa mấy cải thiện vì vẫn đang trong tình trạng lỗ lũy kế. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thuế thu nhập cá nhân và việc thu hút nhân lực chất lượng cao

Thuế thu nhập cá nhân và việc thu hút nhân lực chất lượng cao

(VNF) - Theo kiến nghị của một số bộ ngành, Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi về thuế, đơn cử như cắt, giảm thuế thu nhập cá nhân để thu hút thêm nhân lực chất lượng cao. Tuy vậy, theo TS Ngô Công Thành, ưu đãi về thuế chỉ là “một phần của chính sách thu hút nhân tài”.

Ngày 10/5, tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Ngày 10/5, tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Sáng thứ Sáu ngày 10/5, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance sẽ tổ chức tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số tại văn phòng tòa soạn: tầng 2, tòa nhà N02-T3, khu đô thị Đoàn ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

(VNF) - Sau nhiều tranh cãi, các thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã thống nhất việc sử dụng hàng tỷ euro lợi nhuận từ tài sản bị phong toả của Nga để trang bị vũ khí và hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước.

VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

(VNF) - Philippines là bước tiến mới của VinFast trong chiến lược mở rộng tại thị trường Đông Nam Á.

Cấp sai 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

Cấp sai 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

(VNF) - Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam) đã cấp 56.200 chứng chỉ IELTS vào năm 2022 sai quy định.

Công an xác minh vi phạm tại Dự án Cồn Tân Lập - Khánh Hòa

Công an xác minh vi phạm tại Dự án Cồn Tân Lập - Khánh Hòa

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa về việc cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập.

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

(VNF) - Sau nhiều nỗ lực, Nga vẫn không thể nhận về hàng tỷ Rupee đang “mắc kẹt” tại các ngân hàng Ấn Độ. Thay vào đó, Moscow sẽ sử dụng số tiền này để đầu tư vào cổ phiếu và cơ sở hạ tầng tại quốc gia châu Á.

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

(VNF) - Với mức lỗ ròng 236 tỷ đồng trong năm 2023, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Du lịch Hoàng Trường tiếp tục trượt dài trong thua lỗ, với số lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng.

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

(VNF) - Hãng xe pháp Peugeot chính thức rút lui khỏi thị tường Indonesia, nơi tiêu thụ ô tô lớn nhất Đông Nam Á.

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Theo bảng xếp hạng mới nhất của Forbes, tổng cộng có 139 người ở Đông Nam Á sở hữu khối tài sản trên 1 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam có 6 tỷ phú.