Công nghệ tuần qua: Việt Nam có mạng di động thứ 7, đề xuất nạp thẻ điện thoại phải nhập kèm số chứng minh

Tuệ Lâm - 07/06/2020 08:34 (GMT+7)

(VNF) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị trong một lần nạp thẻ điện thoại, yêu cầu chủ thuê bao nhập kèm số chứng minh nhân dân, hoặc số căn cước công dân, hoặc hộ chiếu, ngày cấp; Mạng di động thứ 7 của Việt Nam vừa chính thức ra mắt với tên gọi Reddi, đầu số 055... là những tin tức về công nghệ đáng chú ý trong tuần qua.

VNF
Đề xuất nhập kèm số chứng minh nhân dân khi nạp thẻ điện thoại để giảm SIM rác.

Đề xuất nhập kèm số chứng minh nhân dân khi nạp thẻ điện thoại

Ngày 4/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị tổng kết thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao trả trước.

Trước đó, ngày 17/9/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh thành triển khai thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao trả trước trên phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu UBND các tỉnh thành, Bộ Công thương, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường, công an tỉnh cùng phối hợp với Sở để thực hiện đợt thanh tra từ ngày 1/10/2019 đến 20/11/2019.

Theo kết quả đợt thanh tra diện rộng nêu trên, tại thời điểm thanh tra, tổng số thuê bao trên mạng của 5 doanh nghiệp viễn thông là gần 130 triệu thuê bao, trong đó VNPT gần 32 triệu, Viettel gần 67,5 triệu, Mobifone hơn 26 triệu, Vietnammobile 4,4 triệu, Gtel gần 239.000.

Trong đợt thanh tra, lực lượng chức năng đã tịch thu 6.900 SIM đã được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ. Tổng số tiền xử phạt của các lực lượng là khoảng 777 triệu đồng.

Để hạn chế tình trạng SIM rác, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất không cho phép chủ thuê bao tự kiểm tra thông tin thuê bao (thông qua nhắn tin 1414 và qua trang web).

Đặc biệt, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng kiến nghị trong một lần nạp thẻ điện thoại, yêu cầu chủ thuê bao nhập kèm số chứng minh nhân dâ hoặc số căn cước công dân hoặc hộ chiếu, ngày cấp. Quy định này nhằm mục đích cập nhật thông tin thuê bao chính xác. Với giải pháp này, khách hàng chỉ cần nhập số chứng minh nhân dân một lần nạp thẻ nhằm cập nhật thông tin thuê bao. Sau lần đó, việc nạp thẻ diễn ra theo bình thường.

"Việc siết chặt SIM rác về thực chất mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vì dư địa cho phát triển thị trường viễn thông không còn nhiều. Nếu các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến chi phí ngày càng lớn và lợi nhuận ngày càng giảm", ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông nói. (Xem thêm)

Viettel tại Myanmar cán mốc 10 triệu thuê bao sau 2 năm

Viettel ngày 4/6 cho biết sau 2 năm chính thức kinh doanh, Mytel - thương hiệu của Tập đoàn Viettel tại Myanmar, đã vượt mốc 10 triệu thuê bao, đang vươn lên vị trí thứ 2 và gấp 2,5 lần nhà mạng đứng thứ 4 tại Myanmar.

Đại diện Viettel cho biết, với kết quả này, Mytel đã hoàn thành trước 6 tháng mục tiêu đã đặt ra. Đây cũng trở thành thị trường quốc tế có số lượng khách hàng lớn nhất của Viettel trên toàn cầu.

Trước đó, Myanmar cũng là thị trường nước ngoài đạt 2 triệu thuê bao nhanh nhất trong lịch sử của Tập đoàn Viettel (gồm cả thị trường Việt Nam) chỉ sau 1 tháng cung cấp dịch vụ.

Được biết, Myanmar là thị trường quốc tế thứ 10 của Tập đoàn Viettel và cũng là thị trường có quy mô dân số lớn nhất, được đầu tư lớn nhất. Vào thời điểm khai trương, Mytel có hạ tầng cáp quang chiếm 50% tổng số cáp quang tại Myanmar (36.000 km). Đây cũng là nhà mạng đi dộng đầu tiên phủ sóng 4G toàn quốc và cũng là công ty đầu tiên áp dụng cách tính cước theo block 1 giây (tính trên từng giây).

"Mytel là nhà mạng đầu tiên tại Myanmar cung cấp dịch vụ VoLTE, eSIM, giới thiệu 5G tại Myanmar. Hiện tại, 75% khách hàng của Mytel sử dụng 4G (cao nhất trong số các thị trường Viettel đầu tư)", đại diện Viettel nhấn mạnh.

Trong quý I/2020, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ về thuê bao cũng như dịch vụ mới (eSports) nằm trong chiến lược chuyển đổi số của Viettel, Mytel đã có lãi 25 triệu USD – sớm hơn thời điểm có lợi nhuận dự kiến 2 năm. (Xem thêm)

Việt Nam có mạng di động thứ 7 với tên gọi Reddi, đầu số 055

Mạng di động thứ 7 của Việt Nam vừa chính thức ra mắt với tên gọi Reddi, đầu số 055. Tại lễ ra mắt, đại diện nhà mạng Reddi cam kết không phát sinh sim rác, chỉ phát triển các thuê bao thực.

Với sự kiện này, Reddi trở thành nhà mạng thứ 2 tại Việt Nam hoạt động theo mô hình mạng di động ảo (MVNO - Mobile Virtual Network Operator). MVNO được định nghĩa là mạng di động mà nhà cung cấp không sở hữu hạ tầng mạng lưới nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các dịch vụ di động tới khách hàng.

Với Reddi, nhà mạng này sẽ sử dụng hạ tầng của VNPT để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Trước đó, nhà mạng đầu tiên hoạt động theo mô hình MVNO là I-Telecom của Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom.

Với sự phát triển của ngành viễn thông và công nghệ, đặc biệt là các công nghệ như 5G, IOT, e-sim, mobile money… mạng di động Reddi định hướng tập trung phát triển và cung cấp các giải pháp viễn thông và dịch vụ số cho nhóm khách hàng trẻ, hiện đại, thông qua nền tảng ứng dụng di động (mobile app).

Tại lễ ra mắt, đại diện nhà mạng Reddi cam kết không phát sinh sim rác, chỉ phát triển các thuê bao thực. Toàn bộ kênh bán hàng online và offline, qua app hay qua hệ thống cửa hàng đều có quy trình chặt chẽ nhằm phát triển thuê bao thực ngay sau khi ra mắt.

Hiện Việt Nam có tổng cộng 7 nhà mạng. Trong đó có 5 nhà mạng sở hữu hạ tầng là Viettel, MobiFone, VNPT, Vietnamobile và Gtel; 2 mạng ảo sử dụng hạ tầng của VNPT để cung cấp dịch vụ cho khách hàng là Đông Dương Telecom và Reddi. (Xem thêm)

Facebook, PayPal, Google, Tencent 'rót' tiền vào Gojek

Gojek mới đây phát đi thông báo về việc Facebook và PayPal đã gia nhập cùng Google, Tencent và nhiều công ty khác để trở thành những nhà đầu tư mới nhất của tập đoàn này. Khoản đầu tư mới này sẽ dùng để thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số ở khu vực Đông Nam Á của Gojek, với trọng tâm là hỗ trợ các dịch vụ thanh toán và dịch vụ tài chính trong khu vực.

Đại diện Gojek cho biết với việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số được dự đoán sẽ tăng tốc theo cấp số nhân, sự hỗ trợ về nguồn lực của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, kết hợp với công nghệ của Gojek sẽ mang lại lợi ích cho hàng triệu doanh nghiệp và người dân tại các quốc gia Đông Nam Á.

"Dịch vụ thanh toán số của Gojek là GoPay tập trung vào việc nâng cao khả năng tiếp cận với nền kinh tế kỹ thuật số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs). Đa số các doanh nghiệp này vốn vẫn chủ yếu duy trì hoạt động dựa trên tiền mặt và không có khả năng tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng. Khoản đầu tư mới nhất này sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp này khi họ tìm cách chuyển sang hoạt động số, từ những quầy hàng trên đường phố cho đến các doanh nghiệp lớn đang tìm cách tăng cường cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số", Gojek thông tin.

Nói về sự hợp tác này, ông Andre Soelistyo, đồng CEO của Gojek cho biết đây là sự công nhận tuyệt vời của các công ty công nghệ tiên tiến nhất thế giới dành cho Gojek. Khi hợp tác cùng các công ty công nghệ toàn cầu này, Gojek sẽ có cơ hội đạt được những mục tiêu đặc biệt và khác biệt, nhằm giúp các doanh nghiệp triển khai số hóa nhiều hơn và đảm bảo cho hàng triệu triệu người tiêu dùng được tận hưởng những lợi ích mà nền kinh tế kỹ thuật số có thể mang lại.

"Với sự hợp tác của những công ty công nghệ tốt nhất thế giới, chúng tôi tự tin rằng Gojek có thể tiếp tục cung cấp các sản phẩm và dịch vụ độc đáo đẳng cấp toàn cầu cho nhiều đối tác và khách hàng khác nhau trong hệ sinh thái của Gojek", ông Kevin Aluwi, đồng CEO của Gojek chia sẻ thêm.

Được biết, đây là lần đầu tiên Facebook đầu tư vào một doanh nghiệp có trụ sở tại Indonesia, với hy vọng tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho Facebook và dịch vụ phổ biến Whatsapp của công ty này. Cũng nằm trong một phần của thỏa thuận thương mại, các tính năng thanh toán của PayPal sẽ được tích hợp vào các dịch vụ của Gojek, và 2 công ty cũng sẽ hợp tác để cho phép khách hàng của GoPay - ví điện tử của Gojek - có quyền truy cập vào mạng lưới hơn 25 triệu đối tác nhà hàng của PayPal trên toàn thế giới. (Xem thêm)

CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng: 'Bphone B86 dùng được ở cả Nam cực và Bắc cực'

Theo ông Quảng, không phải điện thoại nào cũng có thể dùng được ở Nam cực hay Bắc cực nhưng với Bphone B86 thì điều này là dĩ nhiên rồi bởi độ bền là một trong những yếu tố hàng đầu mà ông Quảng đặt ra cho đội ngũ kỹ sư.

"Linh kiện loại một, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, Bphone có thể sử dụng ở những điều kiện khắc nghiệt nhất", CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng nhấn mạnh.

Trước đó, CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cũng đã có những chia sẻ mới nhất liên quan đến thông tin gây tranh cãi về việc điện thoại Bphone chưa đạt chứng nhận của Google.

Theo đó, ông Quảng khẳng định Bkav có chủ trương làm chủ công nghệ lõi và tự mình thiết kế và sản xuất các sản phẩm Bphone tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy nền công nghiệp smartphone tại Việt Nam một cách bền vững.

Cũng theo chia sẻ của "cha đẻ" Bphone, thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay các nhà sản xuất smartphone cao cấp và giờ đây Bkav đã là một trong số đó.

"Đặc biệt với màn trình diễn Bphone B86 vừa qua, chúng ta đã khẳng định mục tiêu nắm các công nghệ lõi, chúng ta đã có thể cạnh tranh sòng phẳng về công nghệ với các tên tuổi lớn nhất thế giới", CEO Nguyễn Tử Quảng khẳng định.

Đặt câu hỏi về việc nếu bắt buộc phải có Play protect (chứng nhận của Google đối với ứng dụng và các thiết bị di động - PV) thì phải làm thế nào, ông Quảng cho rằng việc nắm các công nghệ lõi mới khó và khi đã có nó thì những việc khác sẽ trở nên dễ dàng hơn.

"Hãy nhớ rằng chúng ta đang xây dựng hẳn một nền công nghiệp smartphone Việt Nam đấy nhé. Hỡi những ai đang chỉ trích Bphone, các bạn có muốn điều này? Bphone có lỗi trong việc này?", ông Quảng đặt câu hỏi, đồng thời khẳng định đây chỉ là một khó khăn trong vô vàn khó khăn. (Xem thêm)

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.