Co-working space trong cuộc chiến mặt bằng

Thiên Phong - 31/12/2018 11:26 (GMT+7)

Tìm vị trí đắc địa cho các văn phòng chia sẻ ở trung tâm thành phố là áp lực rất lớn với các co-working space.

VNF
Co-working space trong cuộc chiến mặt bằng.

Văn phòng chia sẻ đầu tiên tại Việt Nam của WeWork, startup lớn thứ 3 của Mỹ, sẽ đặt ở tòa nhà 4 tầng tại E-Town Central, quận 4, TP. HCM. Địa điểm này khá thuận lợi, chỉ cách quận 1 với một cây cầu. Tương tự, các địa điểm của CirCO cũng tọa lạc ở những địa chỉ đắt đỏ ở TP. HCM, nằm trong trung tâm quận 4 và quận 1.

Báo cáo của Jones Lang LaSalle (JLL) dự đoán nguồn cung dự kiến sẽ tăng lên theo cấp số nhân trong vài năm tới. Các đơn vị có tiếng đều có kế hoạch mở thêm nhiều địa điểm mới. Nhưng không chỉ có cuộc đua về số lượng, cuộc đua vị trí cũng gay cấn không kém ở các công ty chuyên cho thuê văn phòng chia sẻ.

Mới đây, liên doanh giữa Indochina Capital và Vanguard Hotels vừa khởi công xây dựng khách sạn Wínk trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. Bên trong là văn phòng chia sẻ TOONG. Đầu năm nay, TOONG cũng mới khai trương một cơ sở nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3.

Việc nhiều doanh nghiệp mới đua nhau khai trương cũng khiến người chơi lâu năm là Regus bắt đầu rục rịch. “Sắp tới, chúng tôi sẽ ra mắt trung tâm đầu tiên mang thương hiệu Spaces tại Hà Nội. Trung tâm mới sẽ không chỉ có một vài tầng sàn, mà sẽ là nguyên một tòa nhà 10 tầng ở vị trí đắc địa tại Hà Nội”, Lars Wittig, Tổng giám đốc Regus Việt Nam, Campuchia và Philippines, cho biết.

Các trung tâm của Regus đều tọa lạc tại các khu đất vàng, nhưng hiện nay Regus đang cân nhắc thêm những địa điểm khác ngoài quận 1. Điều này sẽ “giúp rút ngắn thời gian di chuyển và mang các trung tâm của Regus tới gần nhà các bạn hơn”, đại diện Regus lý giải.

Regus được xem là nhà đầu tư kỳ cựu ở thị trường Việt Nam khi gia nhập từ năm 1988. Hiện Regus có 9 trung tâm (8 trung tâm văn phòng và 1 trung tâm hội nghị) tại 3 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Có thể xem Regus là đối thủ trực tiếp cùng phân khúc với WeWork, đa phần phục vụ các tập đoàn lớn, đi kèm hệ thống kết nối đa dạng trong khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay, việc phân thứ hạng thường dựa vào vị trí và hạng sao của tòa nhà, không chỉ bởi vì chi phí mặt bằng chiếm tỷ trọng không nhỏ, mà còn vì nguồn cung văn phòng hạn chế.

Theo ông Lars Wittig, khó khăn lớn nhất của Regus là việc tìm kiếm mặt bằng mới để đầu tư, mặc dù Regus luôn săn lùng những vị trí đắc địa để mở trung tâm mới. Lý do là vì các tòa nhà hạng sang thường có nguồn cung hạn chế và được lấp đầy rất nhanh.

Báo cáo của JLL cũng đưa ra nhận định tương tự. Không gian làm việc linh hoạt trở nên phổ biến hơn nhờ nguồn cung văn phòng hạn chế ở các địa điểm nóng.

“Trong khi các đơn vị điều hành quốc tế như Regus và WeWork (WeWork mua Naked Hub vào tháng 4/2018) muốn giữ chỗ tại tòa nhà văn phòng hạng A và hạng B có chất lượng cao trên thị trường, thì các đơn vị điều hành trong nước đang dần chuyển hướng sang các tòa nhà văn phòng hạng B và diện tích bán lẻ để tìm kiếm mặt bằng cho địa điểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng”, báo cáo của JLL về thị trường co-working space nhìn nhận.

Một điểm đáng chú ý khác là các văn phòng chia sẻ trong thời gian tới sẽ có xu hướng “đi tỉnh”, mở rộng mặt bằng về các tỉnh thành vùng ven. Thương hiệu khách sạn Wínk, với sự góp mặt của TOONG, cũng sẽ sớm ra mắt ở một địa chỉ tại trung tâm Đà Nẵng. Hệ thống này dự kiến phát triển lên đến con số 20 khách sạn ở khu vực Đông Dương.

Trong khi đó, đại diện Regus Việt Nam đang tìm vị trí đắc địa ở Hải Phòng, nơi có bến cảng sầm uất và kết nối trực tiếp đến Hà Nội. Theo đại diện Regus, việc mở rộng thêm các trung tâm ở thành phố mới cũng giúp các doanh nghiệp nhỏ thuộc những tỉnh thành này có cơ hội vươn ra toàn quốc hoặc thế giới.

Văn phòng chia sẻ là mô hình sẽ còn bùng nổ ở Việt Nam vì nhiều lý do kinh doanh. Đại diện Regus Việt Nam cho rằng môi trường kinh doanh ngày nay thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp mở cửa, đóng cửa hay sáp nhập liên tục nên sẽ rất khó dự đoán nhu cầu văn phòng cụ thể của một doanh nghiệp trong vòng 1-2 năm tới như thế nào. Do đó, các giải pháp văn phòng linh hoạt sẽ chiếm ưu thế hơn so với mô hình văn phòng truyền thống.

Trong khi đó, JLL cho rằng các doanh nghiệp trong nước ngày nay thường chọn không gian linh hoạt để giảm chi phí hoạt động, tập trung vào hoạt động kinh doanh, còn các tập đoàn đa quốc gia lựa chọn vì lượng nhân sự chưa ổn định. Các doanh nghiệp sản xuất đang tăng trưởng tốt ở Việt Nam (và tương lai còn tăng thêm) hiện đang dẫn đầu nhu cầu thuê văn phòng ở Việt Nam.

Theo NCĐT
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

(VNF) - Sở GTVT Hưng Yên đề xuất dự án xây dựng các cầu vượt dân sinh và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh, với tổng mức đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

(VNF) - Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng nước này phản đối những nỗ lực sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để làm vật tế thần hoặc khơi dậy một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của cuộc sống, nhiều chuyên gia khẳng định, trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tới, việc giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa theo chỉ số CPI mà còn phải tính tới xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội.

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

(VNF) - Tập đoàn Kanoria (Ấn Độ) quan tâm đến các dự án: Cảng nước sâu Bãi Gốc tại Khu kinh tế Nam Phú Yên, Nhà máy lọc dầu, Đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Tuy Hòa và cam kết đồng hành cùng địa phương trong quá trình hội nhập, phát triển.

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings bị xử phạt hơn 280 triệu đồng do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

(VNF) - Cụm công nghiệp phía Tây Việt Hoà có diện tích 59,9ha, nằm tại phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

(VNF) - Nằm ở vị trí đắc địa hay vùng ven TP. Đà Nẵng, các khu shophouse ở đây đều đang bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

(VNF) - New Energy Holdings, đơn vị thuộc sở hữu của Tasco Auto vừa có văn bản thông báo về việc dừng toàn bộ các dự án phân phối ô tô Trung Quốc BYD.

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

(VNF) - Được phê duyệt đúng “mùa” ĐHĐCĐ thường niên, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã “hâm nóng” những cuộc thảo luận xung quanh chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Vào thời điểm mang tính “bước ngoặt” này, mỗi doanh nghiệp đã có cho mình một hướng đi riêng để giành lợi thế trong cuộc đua chuyển dịch năng lượng.