Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (24/11): MSN, SZC và VIB

Tân Mai - 24/11/2021 07:41 (GMT+7)

(VNF) - Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị đối với một số cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 24/11, bao gồm MSN, SZC và VIB.

VNF
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (24/11): MSN, SZC và VIB

MASVN: Khuyến nghị tăng tỷ trọng dành cho MSN

Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2021, nhiều tỉnh thành tại Việt Nam phải áp dụng các biện pháp cách ly xã hội dưới sự bùng phát dữ dội của dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, kinh tế thế giới lại phục hồi nhờ các quốc gia lớn đã thực hiện xong tiêm chủng vắc-xin chống virus SARS-COV-2 cho đại bộ phận dân số.

Giữa bối cảnh như vậy, doanh thu các công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ. Trong đó, hàng tiêu dùng tăng 13,4%, chuỗi giá trị thịt tăng 32,8%, vật liệu công nghệ cao tăng 89,3% và bán lẻ tạp hóa tăng 5% so với 9 tháng đầu năm 2020.

Kết quả, doanh thu hợp nhất của MSN tăng 16,5% lên mức 64.801 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,6 lần lên 2.983 tỷ đồng, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận mảng bán lẻ tạp hóa vật liệu công nghệ cải thiện mạnh mẽ.

Dự kiến trong quý IV, MSN sẽ thoái toàn bộ vốn ở mảng thức ăn chăn nuôi, ước tính thu về 7.200 tỷ đồng để giảm nợ và tập trung phát triển mảng thịt. Ngoài ra, MSN cũng sẽ phát hành riêng lẻ 4,9% cổ phiếu The Crown X cho SK Group (Hàn Quốc) để thu về 340 triệu USD.

Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) nhận định, với kế hoạch hoàn thành mục tiêu tiêm vắc-xin trên cả nước trong quý I/2022, hoạt động kinh doanh và thói quen tiêu dùng nội địa được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại trạng thái bình thường trong năm 2022.

Đây là động lực tăng trưởng dành cho MSN. Tuy nhiên, MASVN dự phóng doanh thu hợp nhất của MSN sẽ giảm nhẹ gần 5% so với cùng kỳ trong năm 2022, do rút khỏi mảng thức ăn chăn nuôi.

Còn các mảng khác vẫn dự báo tăng trưởng khả quan, cụ thể hàng tiêu dùng tăng 12,4% cùng kỳ trên cơ sở chiến lược cao cấp hóa sản phẩm; chuỗi bán lẻ tăng 19,4% nhờ mở rộng thêm 1.000 điểm bán cửa hàng Vinmart Plus và vật liệu công nghệ cao tăng 7,6% nhờ giá trung bình vật liệu vonfram thế giới tiếp tục phục hồi.

Trái ngược với doanh thu, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2022 dự phóng tăng 37,2% so với cùng kỳ, dựa trên giả định như giá nguyên liệu thực phẩm dự báo giảm giúp biên lợi nhuận của hàng tiêu dùng tăng 1 điểm phần trăm; giá vonfram ở mức cao giúp biên lợi nhuận của mảng vật liệu công nghệ cao tăng 2,5 điểm phần trăm; lợi nhuận được chia từ liên doanh dự báo tăng 12,4% so với cùng kỳ lên 3.943 tỷ đồng khi Techcombank tiếp tục được tăng vốn điều lệ.

Như vậy, EPS pha loãng 2022 của MSN dự phóng đạt 5.311 đồng, vượt mức cao lịch sử doanh nghiệp từng đạt năm 2019.

MASN khuyến nghị tăng tỷ trọng dành cho cổ phiếu MSN với giá mục tiêu 179.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 14% so với giá đóng cửa ngày 23/11. Giá mục tiêu được xác định dựa trên phương pháp tổng các giá trị thành phần áp dụng với năm mảng kinh doanh của doanh nghiệp như thực phẩm đóng gói (MCH), chuỗi giá trị thịt (MML), khai thác kim loại hiếm (MHT), bán lẻ tạp hóa (VCM) và dịch vụ tài chính (TCB).

BSC: Khuyến nghị mua SZC, giá mục tiêu 62.700 đồng/cổ phiếu

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (HoSE: SZC) ghi nhận doanh thu gần 163 tỷ đồng, tăng 84% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu cho thuê đất và phí quản lý chiếm 161 tỷ đồng.

Khấu trừ chi phí và thuế, SZC ghi nhận lãi ròng gần 67 tỷ đồng, tăng 79% so với quý III/2020. Cộng với các kết quả 2 quý đầu năm, SZC báo lãi lũy kế gần 256 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ. Với kết quả này, SZC đã vượt 45% kế hoạch đề ra cả năm chỉ sau 9 tháng.

Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng SZC là doanh nghiệp có khá nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong thời gian tới. Theo đó, hiện SZC sở hữu quỹ đất khu công nghiệp lên đến 1.500ha (trong khi trung bình khu vực là 319ha) với vị trí thuận lợi gần cảng và đường quốc lộ.

Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, khi được hưởng lợi từ nhu cầu sử dụng đất khu công nghiệp tiếp tục cải thiện nhờ vào dòng vốn FDI trở lại sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát.

Bên cạnh đó, biên lợi nhuận kỳ vọng tiếp tục phục hồi nhờ dư địa tăng giá lớn và giá vốn duy trì ở mức thấp do đã hoàn thành đền bù 1.783/2.287ha, với giá 147.400 đồng/m2. Khu đô thị Hữu Phước (quy mô 25ha) dự kiến sẽ đóng góp tích cực lợi nhuận cho năm 2022, ước tính vào khoảng 120 tỷ đồng với CAGR lợi nhuận trong giai đoạn 2022 - 2026 dự báo là 20%.

Tuy nhiên, rủi ro đối với SZC là việc mở bán của khu đô thị này có thể bị chậm so với kế hoạch đề ra. Đồng thời tiến độ giải phóng mặt bằng và bán hàng có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh (gia tăng chi phí xây dựng và chi phí đền bù).

Hiện BSC khuyến nghị mua đối với cổ phiếu SZC, giá mục tiêu đến năm 2022 là 62.700 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng trưởng 26% so với thị giá hiện tại.

Yuanta: Khuyến nghị nắm giữ đối với VIB

Gộp chung 3 quý đầu năm, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 10.389 tỷ đồng và 5.339 tỷ đồng, cùng tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến 30/9/2021, tổng tài sản VIB ghi nhận hơn 285.000 tỷ đồng, tăng 16,5% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt gần 190.000 tỷ đồng, tăng 10,8%. Mảng bán lẻ tiếp tục đóng góp trên 85% danh mục cho vay của ngân hàng.

Sau 9 tháng, huy động tiền gửi từ khách hàng của ngân hàng đạt hơn 170.500 tỷ đồng, tăng 13,5%, trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng gần 20%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,12%.

Năm 2021, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng ở mức 31% so với hồi đầu năm. Như vậy, ngân hàng đã hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) dự báo, ở giai đoạn cuối năm, VIB sẽ tiếp tục có tăng trưởng lợi nhuận tốt, tuy nhiên mức tăng trưởng sẽ không cao như trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc giảm lãi suất sẽ tác động tiêu cực tới biên lãi ròng (NIM). Do đó, năm 2021, Yuanta dự phóng lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.600 tỷ đồng, tăng trưởng 29% thực hiện năm ngoái.

Ở mức giá hiện tại, VIB đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 2,5 lần - đây là mức định giá cao hơn mức định giá trung bình ngành, tuy nhiên tỷ lệ ROE và ROA của ngân hàng luôn cao hơn so với mức trung bình ngành, cho nên Yuanta cho rằng VIB xứng đáng có mức định giá cao hơn.

Đồng thời, mức stock rating của VIB hiện ở mức 74 điểm, cho nên Yuanta duy trì đánh giá trung tính mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của VIB đóng cửa tăng 7% với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức trung bình 20 phiên.

Đồ thị giá cũng có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến mạnh theo chiều hướng tích cực và đồ thị giá vượt hoàn toàn mức kháng cự ngắn hạn 40.000, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn có thể mở rộng về các mức cao hơn. Chính vì vậy, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể nắm giữ và xem xét mua vào nếu có nhịp điều chỉnh mạnh đối với cổ phiếu VIB.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu 6 lần, hé lộ 'danh sách' chủ nợ của DIC Hội An

Nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu 6 lần, hé lộ 'danh sách' chủ nợ của DIC Hội An

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Hội An (DIC Hội An) có doanh thu đạt 2,2 tỷ đồng, đây là con số khá bất ngờ khi cùng kỳ năm trước doanh nghiệp này đạt 166 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp chỉ đạt 117 triệu đồng.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.