Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (20/2): PVD, HPG và QNS

Hải Đường - 20/02/2023 06:59 (GMT+7)

(VNF) - Với vị thế chiếm khoảng 90% thị phần sữa đậu nành hộp giấy và 7% thị phần ngành sữa Việt Nam năm 2021, QNS là mục tiêu M&A của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng khi cơ cấu sở hữu còn phân mảnh và chưa có cổ đông chiến lược suốt nhiều năm. MASVN cho rằng đây có thể là chất xúc tác hỗ trợ giá cổ phiếu trong dài hạn.

VNF
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (20/2): PVD, HPG và QNS

PVD: SSI khuyến nghị trung lập với giá mục tiêu 22.000 đồng/cổ phiếu

Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) báo lãi trở lại sau 3 quý lỗ liên tiếp, với lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 54 tỷ đồng trong quý IV/2022. PVD kết thúc năm 2022 với doanh thu hợp nhất đạt 5,4 nghìn tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là âm 99 tỷ đồng (so với lợi nhuận sau thuế dương 19 tỷ đồng năm 2021)

Theo chia sẻ của PVD, một số hợp đồng cho năm 2023 đã được ký vào quý II-III/2022, khi giá thuê ngày ở mức thấp hơn. Đối với các hợp đồng ký mới, giá thuê ngày cao hơn các hợp đồng trước đó, dao động từ 75.000- 90.000 USD/ngày.

Năm 2024, PVD đã ký các hợp đồng cho giàn khoan PVD II và PVD V, trong khi các hợp đồng khác đang trong quá trình đấu thầu, với giá thuê ngày dự kiến trên 90 nghìn USD/ngày.

Với tình hình thị trường thắt chặt như hiện tại, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng PVD có thể dần dần giành được các hợp đồng khoan năm 2024 cho các giàn khoan với giá thuê cao, do tuổi của đội tàu trung bình là 12 năm với giàn khoan cũ nhất là 15 năm. Bất kỳ giàn khoan nào của công ty có thời gian phục vụ từ 15 năm trở xuống đều được coi là có lợi trong quá trình đấu thầu hợp đồng khoan.

SSI điều chỉnh lại các giả định đối với giàn khoan PVD. Theo đó, đối với giá thuê ngày, SSI điều chỉnh tăng giá thuê ngày trong năm 2023 và 2024 lên 74 nghìn USD/ngày (từ 67 nghìn USD/ngày) và 90 nghìn USD/ngày (từ 83 nghìn USD/ngày).

SSI giữ nguyên giả định hiệu suất hoạt động của PVD ở mức 95% vào năm 2023 và 2024 Đối với năm 2023, SSI Research kỳ vọng lãi suất LIBOR 3 tháng sẽ duy trì trên 4% và tỷ giá USD/VND sẽ tương đối ổn định trong cả năm. Như vậy, việc chi phí lãi vay tăng, trong khi lỗ tỷ giá không còn là vấn đề của PVD trong năm nay

Cụ thể, trong năm 2023 và 2024, doanh thu của PVD dự kiến tăng trưởng lần lượt 9% và 20% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ dự kiến sẽ tăng trong cả hai năm, đạt 386 tỷ đồng vào năm 2023 và 924 tỷ đồng vào năm 2024.

Theo quan điểm của SSI, PVD có thể ghi nhận chuyển biến tích cực trong giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng của phân khúc thượng nguồn dầu khí trong năm 2023 và 2024. Lợi nhuận trong năm 2023 và 2024 được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ và vượt qua mức lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong 5 năm qua.

Trong bối cảnh lợi nhuận của nền kinh tế giảm sút, việc PVD chuyển biến tích cực có thể mang đến cơ hội đầu tư dài hạn tốt nên theo dõi cho giai đoạn 2023-2024, với kỳ vọng công ty sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao trong cả hai năm.

Về mặt định giá, SSI sử dụng mô hình DCF với cơ sở định giá năm 2023, đồng thời cập nhật các giả định và ước tính như đã thảo luận ở trên. SSI điều chỉnh giá mục tiêu thành 22.000 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá 6,8%). Trên quan điểm giá trị tài sản ròng, SSI sử dụng giá trị giàn khoan hiện tại và ước tính giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu của PVD là 21.200 đồng/cổ phiếu. SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVD.

Do giá cổ phiếu hiện tại có tiềm năng tăng giá thấp, trong khi triển vọng lợi nhuận khả quan trong năm 2023 và 2024, các nhà đầu tư có thể xem xét tích lũy cổ phiếu trong các giai đoạn thị trường điều chỉnh. Trong ngắn hạn, cổ phiếu PVD có tương quan chặt chẽ với giá dầu nên bất kỳ sự suy yếu nào của giá dầu đều có thể ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu PVD.

Yếu tố hỗ trợ tích cực trong ngắn hạn có thể đến từ kết quả lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ quý I/2023, với dự báo của SSI là PVD sẽ ghi nhận kết quả khả quan so với khoản lỗ 56 tỷ đồng trong quý I/2022.

HPG: KBSV khuyến nghị nắm giữ với giá mục tiêu 23.700 đồng/cổ phiếu

Doanh thu quý IV/2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HoSE: HPG) đạt 25.826 tỷ đồng (giảm 42% so với cùng kỳ) với khoản lỗ 1,992 tỷ đồng (giảm  127% so với cùng kỳ). Sản lượng tiêu thụ đạt 1,756 triệu tấn (giảm 31% so với cùng kỳ) trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng.

Doanh thu lũy kế đạt 141,409 tỷ đồng (giảm 6% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt 8.444 tỷ đồng (giảm 76% so với cùng kỳ) với nửa cuối năm 2022 lỗ 3784 tỷ đồng. Trong quý IV/2022, HPG ghi nhận 970 tỷ đồng doanh thu tài chính nhờ việc tỷ giá VNDUSD hồi phục trong những tháng cuối năm.

Quý IV/2022, dòng tiền hoạt động kinh doanh của HPG đạt 5.440 tỷ đồng nhờ giảm tồn kho và thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn, qua đó, thay đổi vốn lưu động của HPG đạt 7.506 tỷ đồng (tăng 107% so với quý III/2022).

Nợ vay ngắn hạn và dài hạn dc tiết giảm (giảm 12% so với quý trước) sẽ giúp giảm chi phí lãi vay trong năm 2023. Với việc tạm dừng hoạt động 4/7 lò cao tại Hải Dương và Dung Quất 1, HPG sẽ hướng tới việc tối ưu chi phí sản xuất và cải thiện biên lợi nhuận.

Thông tin được công bố từ HPG, việc triển khai dự án Dung Quất 2 vẫn đang theo đúng tiến độ ban đầu. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, với việc tạm dừng hoạt động 4/7 lò cao tại Hải Dương và Dung Quất 1, kết quả kinh doanh của HPG sẽ bị ảnh hưởng từ khấu hao của các nhà máy trên, cộng thêm vào đó là rào cản về sản lượng tiêu thụ cũng như là kiểm soát biên lãi gộp.

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) giả định rằng HPG sẽ tiếp tục đầu tư cho Dung Quất 2 theo đúng kế hoạch ban đầu, từ đó giá trị khấu hao ước tính cho năm 2023 và năm 2024 lần lượt là 8.994 tỷ đồng (tăng 32% so với cùng kỳ) và 11.173 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ).

Để phục vụ cho mục tiêu trên, theo quan điểm của KBSV, HPG sẽ tập trung tối ưu vốn lưu động trong 2023 để đảm bảo tiến độ triển khai dự án Dung Quất 2, đồng thời cũng là để thích ứng với điều kiện thị trường hiện tại khi sản lượng tiêu thụ được dự báo ở mức thấp, kiểm soát chi phí và hàng tồn kho, hạn chế giá vốn cao.

Giá quặng sắt và than cốc tăng lần lượt 23% và 15% từ đầu quý IV/2022 tới nay, trong khi giá bán thép mới chỉ tăng tương ứng khoảng 8% do nhu cầu tiêu thụ nội địa sụt giảm, khiến biên lợi nhuận của HPG suy giảm.

KBSV dự phóng sản lượng tiêu thụ của HPG trong quý I/2023 sẽ đạt 1.453.750 tấn (giảm 42% so với cùng kỳ) và sẽ có sự cải thiện từ quý II/2023 với giả định các cơ chế hỗ trợ thị trường bất động sản được thông qua và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sôi động hơn.

Tuy nhiên, trong kịch bản thận trọng, KBSV cho rằng các lò cao sẽ quay trở lại hoạt động 100% công suất từ quý IV/2023, trước đó sẽ có 1 lò cao hoạt động trở lại trong quý II/2023. Kết quả kinh doanh của HPG trong quý I/2023 dự phóng lỗ 130 tỷ đồng (giảm 102% so với cùng kỳ).

KBSV dự phóng doanh thu quý I/2023 của HPG đạt 24.588 tỷ đồng (giảm 44% so với cùng kỳ) với biên lợi nhuận thấp (đạt 3% so với 23% cùng kỳ năm trước). Lợi nhuận sau thuế đạt giảm 130 tỷ đồng (giảm 102% so với cùng kỳ) nhờ hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho do giá nguyên vật liệu trong quý I/2023 hồi phục về vùng của quý II và quý III/2022.

KBSV dự phóng năm 2023 HPG đạt doanh thu 126.770 tỷ đồng (giảm 10% so với cùng kỳ) với tổng sản lượng tiêu thụ là 6.947.500 tấn (giảm 16% so với cùng kỳ). Lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 3.799 tỷ đồng (giảm 55% so với cùng kỳ).

Đối diện với giai đoạn khó khăn phía trước, kết hợp 2 phương pháp định giá P/E và EV/EBITDA với mức định giá hợp lý lần lượt là 7 lần và 4,5 lần, KBSV khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu HPG với mức giá mục tiêu là 23.700 đồng/cổ phiếu.

QNS: MASVN khuyến nghị tăng tỷ trọng với giá mục tiêu 42.700 đồng/cổ phiếu

Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cho rằng biên lợi nhuận gộp mảng sữa đậu nành của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) sẽ phục hồi và duy trì ở mức cao trong năm 2023. Sữa đậu nành chiếm tỷ trọng 52,1% trong cơ cấu doanh thu 2022 của QNS.

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng các sản phẩm dinh dưỡng thực vật, tháng 5/2022, QNS ra mắt sản phẩm sữa chua lên men thực vật VEYO thuộc phân khúc cao cấp. MASVN kỳ vọng dòng sản phẩm mới sẽ hỗ trợ doanh thu mảng sữa tăng trưởng 4-5% hằng năm.

Ngoài ra, USDA dự báo sản lượng đậu nành thế giới niên vụ 2022 - 2023 có thể đạt mức cao kỷ lục gần 390 triệu tấn (tăng 8,4% so với cùng kỳ) khi hầu hết các nước như Mỹ, Brazil và Argentina đều tăng diện tích thu hoạch. Nguồn cung tăng lên dự kiến sẽ được hấp thụ nhờ việc Trung Quốc mở cửa trở lại.

Trong tháng 12/2022, giá đậu nành trên sàn CBOT đã giảm khoảng 13% so với mức đỉnh tháng 6/2022. MASVN kỳ vọng giá đậu nành sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang và biên lợi nhuận gộp mảng sữa sẽ nới rộng thêm 1,1 điểm phần trăm lên 41,8% trong năm 2023.

Mảng đường được hưởng lợi nhờ nỗ lực mở rộng vùng nguyên liệu và Quyết định 1514/QĐBCT ngày 1/8/2022 về chống bán phá giá.

Trong niên vụ 2022-2023, diện tích mía toàn vùng dự kiến tăng lên 25.060ha (tăng 18,4% so với cùng kỳ). MASVN thận trọng dự phóng sản lượng mía toàn vùng trong niên vụ 2022-2023 đạt 1,4 triệu tấn (tăng 18,5% so với cùng kỳ), thấp hơn kế hoạch đề ra của QNS là 1,7 triệu tấn do loại trừ các yếu tố về thời tiết cũng như tình trạng cạnh tranh thu mua mía giữa các nhà máy đường.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan và 5 nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar) với tổng mức thuế là 47,64% đến tháng 6/2026, được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến ngành đường nội địa trong dài hạn.

Với vị thế chiếm khoảng 90% thị phần sữa đậu nành hộp giấy và 7% thị phần ngành sữa Việt Nam năm 2021, QNS là mục tiêu M&A của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng khi cơ cấu sở hữu còn phân mảnh và chưa có cổ đông chiến lược suốt nhiều năm. MASVN cho rằng đây có thể là chất xúc tác hỗ trợ giá cổ phiếu trong dài hạn.

Hiện QNS đang hoàn tất quá trình đầu tư và bước vào giai đoạn tăng trưởng bền vững với chuỗi khép kín mía - đường - điện. Dòng tiền tự do ổn định ở mức 1.000 - 1500 tỷ đồng hằng năm giúp công ty duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức cao trên 80% lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung, QNS có cơ cấu vốn khá an toàn khi tỷ lệ vay nợ ở mức thấp, chỉ chiếm 18,5% tổng tài sản tại cuối quý IV/2022. Công ty không có nợ vay dài hạn.

MASVN kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2023 của QNS sẽ đạt lần lượt 9.240 tỷ đồng (tăng 11,9% so với cùng kỳ) và 1.344 tỷ đồng (tăng 4,6% so với cùng kỳ) nhờ các yếu tố chính: tiêu thụ mảng sữa đậu nành duy trì ổn định và giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm; giá đường nội địa được hỗ trợ bởi Quyết định 1514 và sản lượng đường RS tăng nhờ nỗ lực mở rộng vùng nguyên liệu (tăng 18,4% so với cùng kỳ).

MASVN khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu QNS với giá mục tiêu 12 tháng dự kiến là 42.700 đồng/cổ phiếu, tương đương với P/E mục tiêu 2023 là 9,7 lần (xấp xỉ mức trung bình 2 năm).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) được tổ chức tại TP. HCM sáng 10/5.

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Ông Võ Văn Bé, Phó Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng cần có thêm nhiều ấn phẩm như Đặc san Toàn cảnh Tài chính số để qua đó tăng cường thêm nhận thức về chuyển đổi số của toàn dân.

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

(VNF) - Giá vàng miếng SJC tăng mạnh và liên tục trong buổi sáng nay. Hiện mỗi lượng đắt thêm gần 3 triệu đồng so với chốt phiên hôm qua, lên mức kỷ lục 92 triệu đồng/lượng.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

(VNF) - Bị can Đỗ Vân Trường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

(VNF) - Cục Thuế TP. Đà Nẵng vừa công bố danh sách các doanh nghiệp bị cưỡng chế tài khoản vì chậm nộp thuế theo kỳ thông báo nợ tháng 3/2024.

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

(VNF) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

(VNF) - Lợi nhuận các doanh nghiệp ngành hàng không tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực sau khi phục hồi trong năm 2023. Dường như ngành hàng không đã đi qua giai đoạn khó khăn và có nhiều động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

(VNF) - Hungary và Trung Quốc ngày 9/5 đã ký một số thỏa thuận mới nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến đi nhằm củng cố dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

(VNF) - Theo bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC, chỉ riêng lắp đặt đủ hạ tầng sạc xe điện và công suất phát điện tái tạo đủ cho lượng xe điện mới sẽ cần khoảng 12,3 tỷ USD trong giai đoạn 2024-2040.

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

(VNF) - Đà tăng của cổ phiếu HVN diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không được dự báo vẫn còn nhiều động lực để “cất cánh” và mức tăng "chóng mặt" của giá vé máy bay.