Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (18/3): CTR, VCB và HQC

Tân Mai - 18/03/2022 02:09 (GMT+7)

(VNF) - Yuanta đánh giá CTR sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng của ngành công nghệ - viễn thông, công nghệ hóa đang được thúc đẩy mạnh hơn trong bối cảnh Covid-19, đồng thời kế hoạch triển khai 5G tại Việt Nam sẽ tạo ra nhu cầu lớn về hạ tầng viễn thông và là điều kiện tốt cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

VNF
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (18/3): CTR, VCB và HQC

Yuanta: Khuyến nghị nắm giữ đối với CTR

Năm 2021, doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (HoSE: CTR) đạt 7.454 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 471 tỷ đồng, tăng 37%. Với kết quả này, CTR ước hoàn thành113% kế hoạch doanh thu và 136% kế hoạch lợi nhuận.

Cơ cấu doanh thu của CTR chứng kiến đà tăng mạnh ở cả 3 mảng lớn. Trong đó xây lắp công trình tăng 21% cùng kỳ, dịch vụ khai thác và ứng cứu thông tin tăng 24%, bất động sản tăng 209%. Mảng hợp đồng thương mại và giải pháp tích hợp là mảng duy nhất có giảm thu giảm 13% cùng kỳ.

Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện từ 7,4% lên 8,4%, là mức cao nhất trong các năm qua.

Gần đây, CTR vừa công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2022 khá tích cực, với doanh thu đạt 1.330 tỷ đồng (tăng 24% cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 74 tỷ đồng (tăng 36%).

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta), CTR tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng của ngành công nghệ - viễn thông, công nghệ hóa đang được thúc đẩy mạnh hơn trong bối cảnh Covid-19. Bên cạnh đó, kế hoạch triển khai 5G tại Việt Nam sẽ tạo ra nhu cầu lớn về hạ tầng viễn thông và là điều kiện tốt cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

CTR cho biết, trong 2 tháng đầu năm, CTR đã hoàn thành phê duyệt, được tập đoàn mẹ thông qua dự án "Đầu tư xây dựng hạ tầng trạm BTS cho thuê năm 2022" với kế hoạch đầu tư 2.500 trạm, tổng mức đầu tư 731 tỷ đồng trước ngày 1/10/2022.

Mục tiêu đến năm 2025, CTR sẽ đạt 10.000 trạm viễn thông từ tập đoàn mẹ Viettel. Đối với mảng xây lắp và giải pháp tích hợp, CTR đã ký thành công nhiều hợp đồng lớn với các đối tác như NVL, CP Việt Nam, VTC... trong 2 tháng đầu năm.

Trong dài hạn, với lợi thế công ty mẹ là tập đoàn Viettel, dẫn đầu ngành viễn thông với 54% thị phần trong nước, CTR đặt mục tiêu chuyển dịch từ đơn vị xây lắp và vận hành khai thác viễn thông thành nhà đầu tư và cho thuê hạ tầng viễn thông số một Việt Nam vào năm 2025, kế hoạch tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2020 - 2025 là hơn 50%/năm.

Mới đây, CTR đã chuyển sàn niêm yết sang HoSE từ ngày 23/2. Theo Yuanta đánh giá, đó là yếu tố tích cực đối với giá cổ phiếu về những vấn đề như thanh khoản giao dịch và thủ tục cấp margin, cũng như việc có thể tham gia vào các quỹ ETF khi CTR có giá trị vốn hóa cao.

Trên thị trường, ở mức giá đóng cửa hiện tại, CTR đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng trở về là 23,4 lần (tương ứng EPS là 4.043 đồng). Mức stock rating của CTR ở mức 77 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá trung tính và các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên xem xét nắm giữ với tỷ trọng thấp.

Đồ thị giá của CTR đóng cửa tăng 2,7% và đồ thị giá xác lập mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch luôn duy trì trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn có thể sẽ mở rộng về các mức cao hơn với mục tiêu ngắn hạn từ hệ thống xu hướng của Yuanta là 113.320 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, đồ thị giá đã vượt hoàn toàn mức kháng cự ngắn hạn 91.600 đồng/cổ phiếu cho nên mức này là mức hỗ trợ ngắn hạn. Vì thế, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi sức mạnh giá trên mức 80 điểm.

MASVN: Khuyến nghị mua VCB với giá mục tiêu 97.600 đồng/cổ phiếu

Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, kết thúc năm 2021, dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Ho SE: VCB) đã tăng trưởng ấn tượng, đạt 960.750 tỷ (tăng 14,4% so với đầu năm) – mức tăng khá cao xét theo quy mô ngân hàng, đặt trong bối cảnh dịch bệnh/giãn cách triền miên 9 tháng đầu năm.

Khối khách hàng cá nhân (cho vay mua nhà) và khối doanh nghiệp SMEs vẫn là động lực tăng trưởng dự nợ tín dụng chính. Theo VCB, cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng tăng 18% cùng kỳ (chiếm 46,6% dư nợ), trong đó sản phẩm cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất 56%.

Dư nợ doanh nghiệp lớn và dư nợ doanh nghiệp SME đều ghi nhận tăng trưởng tích cực, tăng lần lượt 11% và 17%. Trong quý IV/2021, tiền gửi khách hàng đã tăng mạnh (tăng 5,4% so với quý trước và tăng 10% so với đầu năm).

Có vẻ như tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (khiến việc kinh doanh trở nên rủi ro hơn) đã giúp một lượng tiền lớn từ các doanh nghiệp đã rút về kênh gửi tiết kiệm vào 6 tháng cuối năm 2021, MASVN nhận định.

Theo VCB, tỷ lệ CASA cũng ghi nhận tăng trưởng, đạt mức 32,3%. Bên cạnh đó, NIM cả năm 2021 của VCB vẫn tiếp tục cải thiện so với 2020, đạt 3,23% so với 3%. Điều này thể hiện tác động vào NIM của việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng của VCB là khá ít so với một số ngân hàng khác.

Trong năm 2021, VCB đã vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2021 xấp xỉ 9,5% – đạt 27.376 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. VCB đã tiến hành trích lập lớn (11.761 tỷ đồng, tăng 17,9% cùng kỳ, vượt hơn 14,4% so với mức mức dự phóng của MASVN là 10.281 tỷ đồng).

Kết quả kinh doanh quý IV/2021 hồi phục khá nhờ vào thu nhập từ họat động dịch vụ, bên cạnh việc kiểm soát tốt chi phí hoạt động nên lợi nhuận trước thuế tăng 13,9% cùng kỳ, đạt 8.064 tỷ đồng. Theo VCB, cả năm 2021, doanh thu hoa hồng bảo hiểm (bancassurance) đạt khoảng 700 tỷ đồng (tăng 60% cùng kỳ).

Tỷ lệ nợ xấu nội cuối 2021 duy trì ở mức thấp với 0,64% (tăng nhẹ so với mức 0,62% cuối 2020 và giảm mạnh so với mức 1,16% cuối quý III/2021). Tỉ lệ LLR tăng đột biến lên mức 424%, mức cao nhất toàn hệ thống.

Theo VCB, ngân hàng đã trích lập toàn bộ các khoản nợ tái cơ cấu trong năm. Xu hướng tiến hành trích lập dự phòng mạnh vẫn sẽ diễn ra trong cả hai năm 2022 và 2023.

MASVN hiện khuyến nghị mua với cổ phiếu VCB với giá mục tiêu là 97.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời 17,6%, được xác định dựa trên phương pháp so sánh.

BSC: Khuyến nghị chốt lãi HQC tại ngưỡng 10.190 đồng/cổ phiếu

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh trầy trật, thời gian qua giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã liên tục tăng cao.

Theo đó, từ mức giá rất thấp, sau gần 10 tháng loanh quanh dưới mốc 5.000 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu HQC chuyển biến mạnh từ đầu tháng 11/2021, lần lượt vượt đỉnh cũ và vượt mệnh giá, thiết lập đỉnh kỷ lục hồi phiên 10/1/2022 (10.500 đồng/cổ phiếu). Tính riêng năm 2021, giá đã tăng gần gấp 5 lần.

Tuy nhiên, bức tranh kinh doanh của đơn vị lại khá ảm đạm. Trong năm 2021, HQC thu về vỏn vẹn hơn 4 tỷ đồng lãi ròng, giảm 57% so với năm trước. Đây cũng là mức thấp nhất trong hơn một thập niên trở lại đây của HQC kể từ năm 2009.

Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhìn nhận, vừa qua, HQC đã có một phiên tăng điểm tốt khi hình thành mẫu hình nến Marubozu hoàn hảo cùng khối lượng tăng đột biến.

Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20 và MA50, MA20 vẫn đang ở dưới MA50 có xu hướng cắt lên.

Vì thế, BSC cho rằng nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 8.190 đồng/cổ phiếu, chốt lãi cổ phiếu HQC tại ngưỡng 10.190 đồng/cổ phiếu và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 7.500 đồng/cổ phiếu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.