Cổ phần hóa được thúc nhanh, thoái vốn Nhà nước vẫn còn chậm

Yến Thanh - 30/11/2017 22:45 (GMT+7)

(VNF) - Đã có những động thái đáng chú ý nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, tuy nhiên công tác thoái vốn Nhà nước tại các DNNN thì vẫn khá chậm trễ, dù đã có 'bom tấn' Vinamilk.

VNF
Công tác thoái vốn vẫn chậm so với kế hoạch dù đã có khoản 20.000 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại Vinamilk

Phát biểu tại cuộc giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng trong năm 2017, Chính phủ, các bộ, địa phương đã tích cực, quyết liệt và cẩn trọng trong cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), thoái vốn Nhà nước tại DNNN.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết của Chính phủ để tháo gỡ cho bán vốn Nhà nước theo phương thức chào bán cạnh tranh, điều chỉnh sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp cổ phần hoá còn lại của năm 2017. Kết quả của việc này là việc bán vốn Nhà nước thành công tại Vinamilk và tiếp tới cơ chế này sẽ áp dụng cho Sabeco.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt các đề án lớn, quan trọng liên quan tới cơ chế, chính sách trong lĩnh vực sắp xếp, đổi mới tổ chức, quản lý doanh nghiệp; lần đầu tiên ban hành danh mục DNNN cổ phần hoá và bán vốn Nhà nước theo từng năm cho tới năm 2020...

Trong khi đó, ở cấp địa phương, với DNNN có quy mô lớn như Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro, cấp uỷ và chính quyền TP. Hà Nội đã thực hiện chặt chẽ, bài bản các giải pháp xác định giá trị doanh nghiệp, bảo đảm không thất thoát vốn Nhà nước khi cổ phần hoá.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, trong 11 tháng năm 2017, các bộ, ngành, địa phương đã cổ phần hoá 21 DNNN, trong đó có 4 Tổng công ty: Sông Đà, IDICO, Becamex Bình Dương, Thanh Lễ Bình Dương. Tổng số tiền thu từ cổ phần hoá là 2.214,64 tỷ đồng, bao gồm cả giá trị bán cổ phần lần đầu của IDCO là 1,324 tỷ đồng và Thanh Lễ Bình Dương là 175,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, các bộ, địa phương đang xác định giá trị của 9 DNNN, trong đó 7 DN đã công bố giá trị doanh nghiệp.

Trong năm qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép 4 DNNN điều chỉnh thời gian cổ phần hoá sang năm 2018 là Tổng công ty Phát triển Nhà và Đô thị, Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Khánh Việt và Đài Truyền hình cáp Việt Nam.

Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước quy mô lớn cũng đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá theo phương án phê duyệt như Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, các Tổng công ty: Điện lực Dầu khí, Dầu Việt Nam, Lọc dầu Dung Quất (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và Tổng công ty Phát điện 3 của Tập đoàn Điện lực.

Ban Chỉ đạo cho biết, nếu tính cả các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, các đơn vị sự nghiệp thì tính đến hết tháng 11 này, cả nước đã cổ phần hoá 43 DNNN. Dự kiến cả năm nay, cả nước sẽ hoàn thành cổ phần hoá 55 DNNN, bằng số doanh nghiệp cổ phần hoá năm 2016.

Tuy nhiên, trong khi tiến độ cổ phần hóa DNNN đang được đẩy nhanh, công tác thoái vốn Nhà nước tại DNNN lại đang bị chậm so với kế hoạch. Cụ thể, lũy kế 11 tháng năm 2017, mới chỉ thoái được 5.209,4 tỷ đồng, thu về hơn 25.000 tỷ đồng, trong đó có số thu hơn 20.000 tỷ đồng sau 2 lần thoái vốn tại Vinamilk.

Như vậy, nhiệm vụ thu từ thoái vốn, cổ phần hoá phải nộp về ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội tính đến hết tháng 11/2017 là hơn 22.709 tỷ đồng, đạt 37,84% kế hoạch.

Dự kiến từ nay tới cuối năm Nhà nước sẽ có thêm nguồn thu khoảng 10.000 tỷ đồng từ IPO của các Tổng công ty: Sông Đà, Becamex Bình Dương, từ thoái vốn Nhà nước của SCIC, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của các Tổng công ty IDICO, Thanh Lễ Bình Dương, chưa kể nguồn thu từ thoái vốn Nhà nước tại Sabeco.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ban Chỉ đạo tiếp tục làm rõ quy mô, tỉ lệ phần trăm cổ phần đã bán lần đầu ra công chúng trong 11 tháng; nêu rõ các bộ, địa phương - đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp thoái vốn chậm... để xây dựng báo cáo hoàn chỉnh, chi tiết về công tác cổ phần hoá năm 2017, trình Chính phủ thảo luận.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng cần thúc ép các bộ, địa phương chậm bán vốn Nhà nước giao lại quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thực hiện để đẩy nhanh tiến độ bán vốn trong thời gian tới.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.

Cận cảnh công trường cầu nghìn tỷ nối hai bờ sông Hương

Cận cảnh công trường cầu nghìn tỷ nối hai bờ sông Hương

(VNF) - Dự án cầu bắc qua sông Hương và đường Nguyễn Hoàng mở rộng có tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng được khởi công vào tháng 12/2022.

Lâm Đồng: Rà soát dự án phân lô bán nền tại TP.Đà Lạt, Bảo Lộc

Lâm Đồng: Rà soát dự án phân lô bán nền tại TP.Đà Lạt, Bảo Lộc

(VNF) - UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại TP Bảo Lộc và Đà Lạt.