Chuyên gia WB: ‘Nợ công Việt Nam tiếp tục giảm, đây là điều cả thế giới ghen tị’

Kỳ Thư - 09/08/2022 07:35 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi bất chấp những cú sốc và tình trạng bất định từ thị trường thế giới, song việc đảm bảo nguồn nhân lực vẫn là thách thức lớn.

VNF
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam.

Báo cáo của WB đã đề cập tới những diễn biến mới nhất của nền kinh tế Việt Nam, đưa ra những dự báo về triển vọng ngắn hạn và trung hạn của nền kinh tế cũng như những nhận định về rủi ro nội tại và bên ngoài liên quan đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.

Báo cáo nhận định, quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong sáu tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. Vì vậy, theo WB, tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8%.

Bình luận về những con số này, bà Carolyn Turk, Giám đốc WB tại Việt Nam, nhận định kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm, bất chấp tác động từ các cú sốc cung liên quan đến xung đột Ukraine và các biện pháp kiểm soát dịch Coivd-19 tại Trung Quốc.

Trong đó, các lĩnh vực năng động nhất trong 6 tháng đầu năm bao gồm may mặc (tăng 23,3%), giày da (tăng 13,1%), sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học (tăng 11,2%), và chế tạo máy (tăng 9,1%). Những lĩnh vực này cũng là động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.

Về tình trạng nợ công, chuyên gia WB nhấn mạnh ngân sách nhà nước ước tính bội thu 9,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu do thực chi thấp hơn dự toán, tổng thu đạt 66,1% dự toán trong khi chi chỉ chạm mức 40%.

Nhờ bội thu ngân sách, quy mô vay nợ của Chính phủ tương đối hạn chế. Tỷ lệ nợ công năm 2022 dự báo dưới 40%, thấp hơn rõ ràng so với trần nợ công 60% GDP trong Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030.

Do đó, bà Dorsati Madami, chuyên gia kinh tế của WB, đánh giá: “Nợ công sẽ tiếp tục giảm, đây có lẽ là điều cả thế giới đều ghen tị (với Việt Nam)”.

Theo WB, lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 1,8% trong tháng 12/2021 lên 3,4% trong tháng 6, nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu 4% của ngân hàng nhà nước.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ cú sốc cung. Giá xăng dầu tăng (61,2% trong tháng 6) làm tăng giá vận tải (21,4%), là yếu tố chính đóng góp vào lạm phát.

Cơ quan này dự báo lạm phát sẽ tăng đến 4% vào năm 2023, trước khi chững lại còn 3,3% trong năm 2024, khi các cú sốc về cung từ thị trường thế giới hạ nhiệt.

Cho đến nay, tình trạng lạm phát chủ yếu do các yếu tố cung bên ngoài. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ cầu, nhu cầu trong nước gia tăng đặc biệt khi tiêu dùng phục hồi cũng có thể làm tăng áp lực lên giá cả, từ đó cản trở quá trình phục hồi kinh tế.

Ngoài lạm phát, thâm hụt tài khoản vãng lai cũng là vấn đề được các chuyên gia lưu ý trong báo cáo. Tài khoản vãng lai ghi nhận thâm hụt ở mức 1,5 tỷ USD trong quý I, tương đương 1,7% GDP, chủ yếu do tăng giá năng lượng và hàng hóa trung gian.

Trong khi đó, bà Madami nhận định xuất khẩu sẽ chững lại trong thời gian ngắn do nhu cầu từ Trung Quốc và châu Âu suy giảm.

Một nguyên nhân khác là tình trạng thiếu lao động trên diện rộng kéo dài đến tháng 3, đặc biệt ở các ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Bên cạnh đó, những khó khăn trên toàn cầu - bao gồm các sự kiện đang ảnh hưởng đến đối tác thương mại lớn của Việt Nam (Mỹ, Trung Quốc và châu ÂU) - càng tăng thêm thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, WB cho rằng các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần cân bằng giữa nhu cầu hỗ trợ để củng cố quá trình phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát.

Cụ thể, bà Madami đề xuất chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn phù hợp hơn với nền kinh tế Việt Nam, vì lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát và nền kinh tế vẫn nằm dưới mức tiềm năng.

Tuy nhiên, nếu rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện thực, vượt chỉ tiêu 4% của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ để kìm áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt cung tiền.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.