Chuyển đổi số: Tạo động lực tăng trưởng mới

Nam Phương - 30/01/2023 16:37 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2022 đã khép lại, vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đã có những điểm sáng: ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện được mục tiêu kép vừa kiểm soát được dịch COVID-19 và vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, năm 2023 vẫn còn nhiều thách thức đang đợi. VietnamFinance đã có cuộc trò chuyện đầu năm với TS. Trần Văn, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh

VNF

TS Trần Văn nói: “Theo dõi tại các phiên thảo luận về kinh tế xã hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vừa qua, chắc hẳn chúng ta nhận thấy, rất nhiều đại biểu khẳng định kết quả đạt được của kinh tế xã hội năm 2022 là hết sức đáng khích lệ. Nhìn lại một năm trước đây, khi xây dựng Kế hoạch kinh tế xã hội cho năm 2022, bối cảnh dự báo rất khác so với dự báo đầu năm 2022. Ngay từ đầu năm, dù dịch COVID-19 được kiểm soát nhờ nâng tỷ lệ tiêm phòng, nhưng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina diễn ra phức tạp ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trên thế giới, làm giá xăng tăng rất cao, kéo theo giá thực phẩm tăng rất cao.

Nhiều quốc gia và các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng đã phải tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, kéo theo tăng trưởng kinh tế chậm lại. Trong khi chính sách kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại các quốc gia như chính sách Zero COVID-19 tại Trung Quốc đã làm chuỗi cung ứng toàn cầu thế giới đứt gãy, ảnh hưởng rất nhiều đến phục hồi kinh tế thế giới.

Tất cả những điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước. Vì vậy, với mức dự báo là 8% trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới, trong khi nhiều nước khác đang trên đà suy giảm. Chỉ số tăng trưởng GDP đạt được trên 8% là mức mức cao nhất từ năm 2011 đến nay, trong đó quý III tăng đến hơn 13,67% là hết sức ấn tượng. Tuy nhiên, diễn biến của tình hình trong những tháng cuối năm ở khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo do phụ thuộc khá nhiều vào thị trường thế giới, các biện pháp lành mạnh hóa thị trường vốn đã cho thấy những rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, thu ngân sách cũng đạt kết quả ấn tượng giúp các chính sách có dư địa để thực hiện an sinh xã hội và thúc đẩy các công trình đầu tư kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số chính sách thuế, thuế suất cần sớm được nghiên cứu để nuôi dưỡng nguồn thu, khoan sức dân và thúc đẩy đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển nguồn thu.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội trên nghị trường, không ít đại biểu Quốc hội đánh giá mục tiêu tăng trưởng 6,5% là thấp. Tôi cho rằng các đại biểu đã kỳ vọng nhiều hơn vào tiềm năng tăng trưởng và 8% năm nay đạt được trên nền tăng trưởng thấp 2,6% của năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, với những nhiễu động nhất thời trên thị trường vốn và bất động sản trong những tháng cuối năm cùng với tình hình kinh tế chung của thế giới chậm được cải thiện thì đạt được mục tiêu 6,5% tăng trưởng trong năm 2023 cũng không phải là dễ.

- Chúng ta đã đi qua gần 2 năm trong kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và có rất nhiều diễn biến mới đã xảy ra. Theo ông, đâu là thách thức trong năm 2023 và 3 năm còn lại của kế hoạch giai đoạn này?

TS Trần Văn: Từ bên ngoài, xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có điểm dừng, lạm phát các nước tăng cao, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất… tạo những áp lực lớn trong công tác điều hành, ổn định kinh tế vĩ mô.

Ở trong nước, sức ép lạm phát lớn, giá nguyên nhiên, vật liệu đầu vào từ bên ngoài tăng cao sẽ tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như người dân. Việc thiếu đơn hàng xuất khẩu cuối năm cũng như sức mua của thị trường trong nước giảm sút đã phần nào làm đình trệ sản xuất, nhiều lao động phải tạm thời nghỉ việc. Giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm và là vấn đề kéo dài nhiều năm nhưng chưa có giải pháp tích cực. Giải ngân các chính sách theo Chương trình phục hồi kinh tế cũng rất chậm. Bối cảnh mới đã rất khác so với thời điểm đầu nhiệm kỳ, khi các chiến lược, kế hoạch thu hút vốn FDI mới nhằm phát huy động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế được xây dựng. Covid-19, xung đột Nga - Ukraine xảy ra và đặc biệt là chính sách kêu gọi các nhà đầu tư trở về chính quốc đang khiến cuộc cạnh tranh dòng vốn FDI toàn cầu trở nên khốc liệt hơn.

TS Trần Văn

- Vậy theo ông đâu là động lực tăng trưởng 2023 và trong 3 năm tới chúng ta cần phải làm gì để phát huy được động lực tăng trưởng phù hợp với tình hình mới?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã từng nhấn mạnh 3 yếu tố, 3 động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế nước ta những năm gần đây. Đó là tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư. Tôi cho rằng, trong năm tới, “cỗ xe tam mã” này luôn là yếu tố quan trọng đưa nền kinh tế về đích đúng kế hoạch.

Thị trường nội địa rộng lớn gần 100 triệu dân, với tầng lớp trung lưu phát triển nhanh, thu nhập của người dân được cải thiện sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp, ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, thị trường thế giới thu hẹp. Ngay từ lúc này, các doanh nghiệp cần giữ vững thị trường trong nước với các sản phẩm mới, dịch vụ mới chất lượng cao, giá cả hợp lý, đồng thời khai thác thế mạnh của các hiệp định thương mại nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Hai vấn đề này luôn song hành với nhau vì năng lực sản xuất hướng tới xuất khẩu và độ mở của nền kinh tế lớn, chỉ thị trường trong nước không giải quyết được vấn đề.

Quốc hội đã dành nguồn lực đầu tư gần 727.000 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2022, cần đẩy nhanh việc giải ngân nguồn lực này, nhất là các nguồn lực dành cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh các yếu tố tăng trưởng quan trọng đó, theo tôi vấn đề lớn đối với kinh tế Việt Nam 2023 và những năm tiếp theo là phải đưa kinh tế số vào các ngành sản xuất và đời sống. Việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia sẽ góp phần tăng cường đổi mới sáng tạo, hình thành các mô hình kinh doanh, chuyển đổi của các ngành, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ với nhiều trải nghiệm mới cho người tiêu dùng.

Tập trung chuyển đổi số là hướng đi đúng theo xu thế của thế giới và phát huy tiềm năng, thế mạnh của cả nước. Đây không chỉ là giải pháp thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà còn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài. Nền kinh tế số phát triển được phải bằng việc hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế thực. Và sau đó chúng ta tạo hệ sinh thái cho doanh nghiệp công nghệ số, cũng như sẵn sàng để huy động nguồn lực tài chính và nhân lực cho chuyển đổi số. Một yếu quan trọng là tài sản số và lợi nhuận số được pháp luật công nhận và bảo vệ. Bởi nếu tài sản số không được bảo vệ thì cũng sẽ không có kinh tế số vì các doanh nghiệp sẽ không có động lực tạo ra của cải số/lợi nhuận số nếu sau đó họ không giữ được.

Chuyển đổi số là một cuộc cải cách từ chính sách, pháp luật, hoạt mô hình kinh doanh đến mô hình quản trị nhà nước phù hợp. Động lực chính của chuyển đổi số phải là doanh nghiệp và từng người dân. Đây chính là động lực, nền tảng để hoàn thành các mục tiêu phát triển tiến tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước. Quan trọng nhất vẫn là quyết tâm chính trị của các cấp lãnh đạo và sự đồng lòng, hợp lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Chỉ có như vậy, chúng ta mới nắm bắt được cơ hội phát triển do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng số mang lại, tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn, tránh được bẫy thu nhập trung bình để tiến nhanh tới mục tiêu nước công nghiệp phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.