Chuyển biến mới tại dự án Nam Cổ Đam 500 tỷ của May – Diêm Sài Gòn

Trịnh Thu - 06/07/2021 12:05 (GMT+7)

(VNF) – Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định giao đất đợt 2 cho Công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn (May – Diêm Sài Gòn) để tiếp tục thực hiện dự án khu dân cư Nam Cổ Đam tại thị xã Bỉm Sơn.

VNF
Chuyến biến mới tại dự án Nam Cổ Đam 500 tỷ của May – Diêm Sài Gòn

Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao khoảng 5,3ha đất cho May – Diêm Sài Gòn để tiếp tực thực hiện dự án khu dân cư Nam Cổ Đam, gồm: 1,5ha đất ở đô thị và khoảng 3,7 đất để công ty đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo dự án đầu tư và quy hoạch chi tiết.

Sau khi hoàn thành, May – Diêm Sài Gòn sẽ bàn giao lại 3,7ha đất nêu trên cho UBND thị xã Bỉm Sơn quản lý.

Trước đó, tháng 3/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao đất đợt 1 với diện tích 17,5ha đất cho May – Diêm Sài Gòn thực hiện dự án khu dân cư Nam Cổ Đam.

Được biết, dự án khu dân cư Nam Cổ Đam được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho May – Diêm Sài Gòn làm chủ đầu tư từ tháng 8/2019. Dự án được thực hiện tại phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn với mục tiêu xây dựng khu dân cư mới cho người dân địa phương.

Quy mô dự án khoảng 26,82ha, tổng chi phí thực hiện dự án là 524,96 tỷ đồng, đã bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.  

Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án không  quá 52 tháng, kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực đến thời điểm các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định hợp đồng.

Về May - Diêm Sài Gòn, doanh nghiệp này được lập ra từ tháng 7/2004, được cổ phần hóa năm 2004 từ doanh nghiệp nhà nước là Công ty Diêm Hòa Bình (Bộ Công nghiệp), tiền thân là nhà máy Diêm Bến Thuỷ được thành lập những năm 20 đầu thế kỷ trước ở Vinh (Nghệ An).

Công ty có trụ sở tai Bến Vân Đồn, phường 1, quận 4, TP. HCM. Trước đó, doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh diêm, song dần ‘lấn sân’ sang kinh doanh bất động sản.

Người đại diện theo pháp luật là Trương Nguyễn Trang Thanh (bà Thanh trước đó từng giữ chức chủ tịch HĐQT). Tính đến hết năm 2019, vốn điều lệ của công ty đạt 720 tỷ đồng.

Các cổ đông cá nhân gồm có: Đồng Xuân Nghĩa 0,22%, Phạm Thanh Hoàng 0,26%, Nguyễn Thị Hải 0,24%, Nguyễn Kim Oanh 2,66%, Phạm Gia Hùng 0,26%, Bùi Ngọc Minh 12,35%. 120 cổ đông khác chia nhau 18,32%.

Giai đoạn 2016 – 2019, tài sản của Công ty May – Diêm Sài Gòn tăng giảm khá mạnh. Cụ thể, năm 2016, tổng tài sản đạt 7.990 tỷ đồng, năm 2017 tăng mạnh lên 10.103 tỷ đồng song đến năm 2018 lại giảm xuống còn 5.860 tỷ đồng rồi giảm tiếp còn 5.131 tỷ đồng vào năm 2019.

Nợ phải trả là nguồn tài trợ chính cho tài sản của May – Diêm Sài Gòn, lần lượt là: 7.259 tỷ đồng (2016), 9.370 tỷ đồng (2017), 4.348 tỷ đồng (2018) và 3.303 tỷ đồng (2019).

Vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều trong giai đoạn nói trên, lần lượt đạt: 731 tỷ đồng, 733 tỷ đồng, 1.512 tỷ đồng, 1,828 tỷ đồng.

Về kinh doanh, giai đoạn 2016 – 2017, công ty không ghi nhận doanh thu. Đến năm 2018, doanh thu ghi nhận tới 5.256 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2019 lại sụt giảm mạnh, chỉ còn 813 tỷ đồng.

Lãi sau thuế giai đoạn 2016 – 2019 lần lượt là: 375 triệu đồng, 900 triệu đồng, 779 tỷ đồng, 98 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

Quảng Trị: Thúc đẩy hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội

(VNF) - Tỉnh Quảng Trị đề nghị Công ty TNHH vận hành Vincom Retail đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu đô thị thương mại – dịch vụ Nam Đông Hà, trong đó tập trung xây dựng hoàn thành 142 căn nhà ở xã hội, sớm đưa dự án vào vận hành khai thác theo tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt.

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

(VNF) - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ đi tiên phong trong chuyển đổi kép xanh – số, đồng hành cùng các đối tác tài chính, ngân hàng về nguồn vốn thực thi chuyển đổi kép.

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.